Nội dung kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 25 - 36)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ

2.1.3. Nội dung kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

2.1.3.1. Kiểm soát đối tượng hưởng trợ cấp xã hội

Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là mọi người dân trong xã hội không phân biệt vị thế và thành phần xã hội khi gặp phải khó khăn, thiếu thốn, lâm nạn, cơ nhỡ,… hoặc vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cuộc sống thường ngày hoặc lâu dài của họ bị đe dọa. Dưới góc độ kinh tế thì đó là những thành viên có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu của xã hội hoặc gặp khó khăn, rủi ro cần có sự nâng đỡ về vật chất. Dưới góc độ xã hội thì họ thuộc nhóm người “yếu thế” trong xã hội, với những nguyên nhân khác nhau mà bị rơi vào vị thế bất lợi, thiệt thòi, có ít cơ may trong cuộc sống như người bình thường và không đủ khả năng tự lo liệu, đảm bảo cho cuộc sống của gia đình và bản thân. Ngoài ra dưới góc độ nhân đạo, đó có thể là những đối tượng nghiện hút, mại dâm, lang thang, xin ăn,…(Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2010)

Tiêu chí xác định đối tượng trợ cấp xã hội:

Hiện tại ở nước ta có nhiều văn bản quy định về các đối tượng trợ giúp xã hội, đối tượng trợ cấp xã hội. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện chính sách có sự nhầm lẫn về tiêu chí xác định đối tượng, đã dẫn đến thực tế ở nhiều tỉnh là đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội không được trợ cấp mà đối tượng không thuộc diện trợ cấp lại được trợ cấp. Để khắc phục hạn chế này cần phải làm rõ khái niệm đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên và đối tượng trợ cấp xã hội đột xuất, tiêu chí xác định và phân biệt giữa hai nhóm đối tượng này.

- Đối tượng trợ cấp xã hội đột xuất:

Đối tượng xã hội hay đối tượng trợ cấp xã hội đột xuất là một bộ phận hay nhóm dân cư do các nguyên nhân chủ quan, khách quan gặp tác động phải chịu những hoàn cảnh khó khăn trong sinh hoạt, lao động và cuộc sống mà cần đến có sự trợ giúp của cộng đồng, Nhà nước thì mới có thể đảm bảo cuộc sống như những người bình thường khác.

Theo quy định hiện hành đối tượng trợ cấp xã hội đột xuất bao gồm có: ngườicao tuổi, người khuyết tật, người lang thang, xin ăn; trẻ em đặc biệt khó khăn (trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang ), người bị nhiễm HIV/AIDS.

Đối tượng bảo trợ xã hội cộng đồng hay đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên là đối tượng xã hội do các nguyên nhân chủ quan, khách quan gặp những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có hoặc không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người nương tựa, hay người có điều kiện đảm bảo chăm sóc ở mức sống tối thiểu, cần đến sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội.

Theo quy định hiện hành, thì đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội bao gồm nhiều nhóm đối tượng, nhiều độ tuổi như:

Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo; người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo; người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Người khuyết tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo. Hộ gia đình có từ 02 người khuyết tật trở lên.

Người bị nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

Trong quá trình thực hiện chính sách cần phải phân biệt rõ đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng trợ giúp xã hội, việc phân biệt hai nhóm đối tượng giúp tránh bỏ sót và nhầm lẫn đối tượng. Giữa đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng trợ cấp xã hội đột xuất có những điểm giống, khác nhau theo các tiêu chí sau:

Bảng 2.1. Phân biệt đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên và đối tượng bảo trợ xã hội đột xuất

STT Tiêu chí phân

biệt Đối tượng bảo trợ xã hội

Đối tượng trợ cấp xã hội đột xuất

01 Dựa vào hoàn cảnh cụ thể

Cùng là đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như: người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, …

Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: khuyết tật nặng (mất sức lao động, mất khả năng phục vụ sinh hoạt), người cao tuổi cô đơn (không có người chăm sóc, nuôi dưỡng), trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, người bị nhiễm HIV, người làm mẹ đơn thân,…

Hoàn cảnh nhẹ như khuyết tật nhẹ; người cao tuổi có người chăm sóc, còn sức khoẻ; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, …

02 Khả năng lao động

Cùng gặp khó khăn trong lao động và sinh hoạt Không có khả năng lao

động, không tự phục vụ được mình trong sinh hoạt

Còn khả năng lao động hoặc tự phục vụ được

03 Thu nhập Không có thu nhập Có nguồn thu nhập, hoặc có lương

04 Người chăm sóc

Đều cần có ngườichăm sóc, nuôi dưỡng Không có người chăm sóc,

nuôi dưỡng, hoặc có nhưng không có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng

Có người chăm sóc, nuôi dưỡng

Mặc dù có sự khác biệt về mức độ giữa nhóm đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng trợ giúp xã hội, nhưng sự khác biệt này chỉ là tương đối, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của từng địa phương cũng như những quy định về các chính sách trợ giúp của nhà nước ở từng thời kỳ.

2.1.3.2. Kiểm soát mức trợ cấp xã hội chi trả

Phương pháp so sánh tương quan: Đây là phương pháp xây dựng mức trợ cấp xã hội bằng cách so sánh các chế độ, chính sách hiện tại để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng; cũng cần so sánh cả với mức thu nhập, chi tiêu bình quân của cộng đồng và khả năng ngân sách của Nhà nước cho việc thực hiện chính sách. Đây là một trong những phương pháp đơn giản và phù hợp trong các điều kiện các chế độ chính sách khác được xây dựng trên cơ sở của mức chi tiêu cần thiết.

Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các về nhu cầu chi tiêu của các đối tượng xã hội và của cộng đồng dân cư để xác định mức thu nhập cần thiết cho các nhu cầu cần thiết của đối tượng.

Phương pháp bán cấu trúc: Sử dụng các kết quả tính toán của các điều tra liên quan để xác định mức chi tiêu tối thiểu cần thiết để xác định mức trợ cấp xã hội cộng đồng.

Phương pháp chuyên gia: Sử dụng các chuyên gia có kinh nghiệm đưa ra các mức sau đó tổng hợp lại lấy mức trung bình làm mức trợ cấp.

Phương pháp tổng hợp: Sử dụng tất cả các phương pháp trên để xác định mức trợ cấp, sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra để xác định mức trợ cấp, sau đó so sánh các mức đó với các chế độ chính sách khác và so sánh khả năng ngân sách để lựa chọn mức phù hợp cho từng nhóm đối tượng, từng vùng và từng thời kỳ cụ thể.

- Theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của chính phủ Về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội quy định về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thì quy định có 09 nhóm đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội hằng tháng do xã, thị trấn quản lý có hiệu lực từ năm 2007 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013 thì mức chi tương ứng với mức chuẩn BTXH 180.000 đồng nhân với hệ số tương ứng cụ thể như sau:

+ Nhóm 1, Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc thuộc diện nghèo:

Từ 18 tháng tuổi trở lên; người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên hệ số 01.

Dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS hệ số 1.5.

Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng, bị nhiễm HIV/AIDS hệ số 02.

+ Nhóm 2, Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình hộ nghèo.

Dưới 85 tuổi hệ số 01.

Dưới 85 tuổi bị tàn tật nặng hệ số 1,5. Từ 85 tuổi trở lên hệ số 1.5.

Từ 85 tuổi trở lên bị tàn tật nặng hệ số 02.

+ Nhóm 3, Người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hệ số 01.

+ Nhóm 4, Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ.

Không khả năng lao động hệ số 01. Không có khả năng tự phục vụ 02

+ Nhóm 5, Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm hệ số 1.5.

+ Nhóm 6, Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo hệ số 1.5.

+ Nhóm 7, Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi (mức trợ cấp tính theo số trẻ nhận nuôi dưỡng).

Nhận nuôi dưỡng trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên hệ số 02.

Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS hệ số 2.5.

Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS hệ số 03.

+ Nhóm 8, Hộ gia đình có từ 02 người trở lên là người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ; người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.

Có 2 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ; người mắc bệnh tâm thần hệ số 02.

Có 3 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ; người mắc bệnh tâm thần hệ số 03.

Có từ 4 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ; người mắc bệnh tâm thần trở lên hế số 04.

+ Nhóm 9, Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

Đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên; nuôi con từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đang đi học văn hóa hoặc học nghề hệ số 01.

Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS hế số 1.5.

Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS hệ số 02.

Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức trợ cấp khác nhau theo quy định tại điểm a khoản 1 điều này thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Đối với người đơn thân quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP và đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP thì vẫn được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.

Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại điểm b khoản 1 điều này (nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6); trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng theo quy định; trẻ em là con của người đơn thân và đối tượng nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh được hưởng các chính sách như:

Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế.

Các đối tượng đang học văn hóa, học nghề được miễn, giảm học phí; được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.

Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng mức 3.000.000 đồng/người. Đối với trường hợp đối tượng thuộc diện được hưởng các mức mai táng khác nhau thì chỉ được hỗ trợ một mức mai táng phí cao nhất.

Ngoài ra còn có các khoản trợ cấp đột xuất do ôm đau, thiên tai, địch họa, mất mùa, chết…theo quy định

- Theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 thì quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng hưởng BTXH thường xuyên bao gồm chỉ 06 nhóm đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội hằng tháng do xã, thị trấn quản lý có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì mức chi tương ứng với mức chuẩn BTXH 270.000 đồng nhân với hệ số tương ứng cụ thể như sau:

+ Nhóm 1, Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng: Đây là nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được quan tâm và trợ giúp. Việc xác định trẻ em nhóm này căn cứ trên cơ sở độ tuổi, tình trạng mồ côi và khả năng tương nựa vào người thân thích. Những đối tượng thuộc nhóm này gồm:

Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

Mồ côi cả cha và mẹ; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

Mức chi:

Hệ số 2,5 đối với đối tượng nhóm 1 dưới 04 tuổi. Hệ số 1,5 đối với đối tượng nhóm 1 từ 04 tuổi trở lên.

+ Nhóm 2, Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

Mức chi.

Hệ số 1,5 đối với đối tượng nhóm 2

+ Nhóm 3, Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)