Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi trả kinh phí thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 36 - 39)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi trả kinh phí thực

hiện chính sách bảo trợ xã hội

Theo Mai Ngọc Cường (2013), các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội bao gồm: Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo trợ xã hội; Sự phát triển kinh tế; Vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương; Trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội; Công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.

2.1.4.1. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo trợ xã hội

Hệ thống chính sách, pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách. Nếu hệ thống chính sách pháp luật về bảo trợ xã hội đầy đủ, công khai, minh bạch, rõ ràng thì việc triển khai thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên hiện nay hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện luôn thay đổi, thiếu tính thống nhất, thiếu sự đồng bộ, chặt chẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách ngay tại cơ sở.

Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về BTXH là căn cứ để kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.

Nếu hệ thống chính sách, pháp luật không chặt chẽ, đầy đủ, thì việc giải quyết sự việc, tình huống sẽ không triệt để và nhanh chóng, kịp thời.

2.1.4.2. Sự phát triển kinh tế

Sự phát triển của mỗi nền kinh tế là minh chứng cho trình độ văn minh của xã hội. Xã hội càng văn minh thì cuộc sống con người càng được đảm bảo vững chắc dẫn đến số lượng đối tượng thụ hưởng BTXH giảm đi đồng nghĩa với việc giảm đi gánh nặng của xã hội.

Nhóm nhân tố kinh tế bao gồm như yếu tố tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách điều tiết. Thu nhập bình quân của người dân tăng cao, bằng chính sách thuế phù hợp nhà nước đóng vai trò thực hiện phân phối lại thu nhập góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội và sự tăng trưởng kinh tế cũng giúp nhà nước có thêm nguồn động lực chăm lo phát triển về xã hội mà trọng tâm là phát triển hệ thống ASXH trong đó có BTXH. Tăng trưởng kinh tế cũng tạo nguồn lực để từng bước mở rộng đối tượng, mở rộng chính sách BTXH.

Ngoài ra kinh tế tăng trưởng nhanh làm cho mức sống tối thiểu của người dân từng bước được nâng lên, tác động trực tiếp đến chính sách BTXH làm tăng mức trợ cấp để đảm bảo mức sống tối thiểu cho các đối tượng được bảo trợ.

Tuy nhiên bên cạnh sự tăng trưởng cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội như là thất nghiệp, thiếu việc làm, phân hóa lại xã hội… làm cho đối tượng này gia tăng nhiều.

2.1.4.3. Vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương

Việc triển khai các chính sách, chế độ của Nhà nước và chăm lo đời sống của các đối tượng bảo trợ xã hội là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội ở các địa phương. Thực tế thời gian qua cho thấy ở những địa phương mà cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo chỉ đạo, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội tích cực phối hợp, các tầng lớp nhân dân nhiệt tình tham gia thì nơi đó các chế độ chính sách bảo trợ xã hội được thực hiện tốt, các hoạt động trợ giúp xã hội được duy trì và phát triển, đời sống của các đối tượng bảo trợ xã hội ngày một nâng lên.

2.1.4.4. Trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Công tác thực hiện chính sách BTXH tốt hay không chịu ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng đội ngũ CBCC làm công tác này. Vì nhân tố con người là nhân tố quyết định thành công của mọi chính sách. Đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất, trình độ chuyên môn yếu thì không thể đảm bảo chất lượng công việc. Trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội chưa đồng đều, một số cán bộ hạn chế cả về trình độ chuyên môn và năng lực công tác, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Các chế độ, chính sách triển khai thực hiện không kịp thời, nhất là ở cấp xã đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chính sách.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công bảo trợ xã hội còn nhiều hạn chế, một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước.

2.1.4.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng bảo trợ xã hội

Công tác tuyên truyền được xác định là khâu quan trọng trong triển khai thực hiện chính sách. Bằng nhiều hình thức, phương pháp truyền thông phong phú, đang dạng. Hệ thống văn bản quy định chính sách bảo trợ xã hội đã được phổ biến đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh để mọi người hiểu biết được chính sách, cùng thực hiện và giám sát thực hiện chính sách. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng bảo trợ xã hội thực hiện tốt, người dân nắm rõ được các chính sách bảo trợ xã hội sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)