Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội của các địa phương khác trong cả nước trợ xã hội của các địa phương khác trong cả nước
2.2.1.1. Kinh nghiệm về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội của tỉnh Nam Định
Theo báo kết quả thực hiện chi trả trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2014-2018, việc chi trả trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định được thực hiện qua Bưu điện tại các địa phương vì vậy công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội của tỉnh Nam Định thực hiện tương đối tốt, đảm bảo về kinh phí và nhân lực tổ chức chi trả và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể:
Căn cứ báo cáo tăng, giảm và quyết định trợ cấp mới trong kỳ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện lập danh sách chi trả, làm thủ tục chuyển kinh phí chi trả qua Bưu điện cấp huyện.
Bưu điện lập kế hoạch, chuyển tiền đến Bưu điện xã hoặc trực tiếp theo cho nhân vien Bưu điện phụ trách chi trả.
Tổ chức chi trả cho đối tượng hoặc người đại diện tại các địa điểm giao dịch của cơ quan bưu điện hoặc UBND xã.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chốt danh sách, số liệu thực chi và quyết toán kinh phí với Bưu điện và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
2.2.1.2. Kinh nghiệm về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội của tỉnh Hà Nam
Theo báo kết quả thực hiện chi trả trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014-2018, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam đã thực hiện rất tốt công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cụ thể: Trong việc triển khai thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, cho thấy tách bạch trong việc xét duyệt trợ cấp và tổ chức chi trả; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng phục vụ xã hội; tạo thuận lợi trong kiểm tra, giám sát; minh bạch, kịp thời trong chi trả, đảm bảo an toàn nguồn tiền chi trả; giảm áp lực và nâng cao hiệu quả quản lý, xét duyệt đối tượng của cán bộ chuyên môn cấp xã. Thúc đẩy tính chuyên nghiệp, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, cũng như thái độ phục vụ của cán bộ công chức. Những năm qua, tỉnh Hà Nam đã chuyển đổi phương thức chi trả chính sách trợ
giúp xã hội sang hệ thống bưu điện giúp tận dụng được nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, mạng lưới, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển; tạo được mối quan hệ gần gũi với các cấp chính quyền địa phương.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội cho tỉnh Thái Bình sách bảo trợ xã hội cho tỉnh Thái Bình
Từ kinh nghiệm về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội của tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội cho tỉnh Thái Bình như sau:
Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về BTXH theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của Ngành và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
Xây dựng tiêu chuẩn người cán bộ phù hợp với từng lĩnh vực với các tiêu chí cụ thể như đạo đức, trình độ chuyên môn, độ tuổi… Đảm bảo tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên sau theo từng chức năng của ngành để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dưỡng cán bộ.
Tăng cường công tác chi tiền tại nhà đối với các đối tượng già, tàn tật nêu đơn nhằm giảm áp lực tại điểm chi cũng như tăng cường mức độ hài lòng của người dân đối với chế độ, chính sách BTXH của nhà nước.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động chi BTXH không để xảy ra tình trạng thiếu sót hoặc chi không đúng đối tượng.
Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát của huyện trong việc thực hiện chính sách BTXH trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ, công chức trong đoàn cần phải bố trí đúng thành phần theo quy định ngoài ra còn cần phải lựa chọn người có phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn sâu đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong cho cán bộ công chức làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.