Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 45)

3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích

3.2.1.1. Cách tiếp cận

Luận văn tiếp cận nghiên cứu theo hệ thống, cụ thể:

Theo chiều ngang công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo các nội dung: Kiểm soát đối tượng hưởng trợ cấp xã hội; Kiểm soát mức trợ cấp xã hội chi trả; Kiểm soát việc thực hiện chi trả trợ cấp xã hội; Kiểm soát nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội; Công tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết đơn thư khiếu nại đối với việc thực hiện chi trả chính sách bảo trợ xã hội.

Theo chiều dọc công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội bao gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Lao động – Thương binh & xã hội; Sở Tài chính; Bưu điện tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện; Phòng Lao động – Thương binh & xã hội; Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện.

3.2.1.2. Khung phân tích của đề tài Kiểm soát đối tượng Kiểm soát định mức Kiểm soát thực hiện

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên những luận cứ để chứng minh những luận điểm khoa học. Độ tin cậy, giá trị khoa học của toàn bộ công trình nghiên cứu phụ thuộc vào thông tin mà người nghiên cứu thu thập được. Trong luận văn của mình, tác giả đã thu thập dữ liệu thông qua các nguồn sau:

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập dựa vào các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, niêm giám thống kê, các báo cáo tổng kết của địa phương và trên các trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan, tổ chức. Các số liệu cơ bản liên quan đến luận văn được thu thập tại Sở Lao động – Thương binh & xã hội tỉnh Thái Bình, Sở Tài chính tỉnh Thái Bình. Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm dữ liệu theo từng phần của đề tài, bao gồm: Những tài liệu về lý luận, những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung, những tài liệu thu thập về thực trạng công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách BTXH tại tỉnh Thái Bình.

Quy định về chi trả kinh phí thực hiện chính sách

bảo trợ xã hội

Kinh nghiệm của các địa phương

Kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ

xã hội ở tỉnh Thái Bình

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Đây là nguồn dữ liệu thu thập được qua việc quan sát và lấy ý kiến từ các cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, tác giả đã trực tiếp quan sát quy trình làm việc, quy trình kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách BTXH, công tác luân chuyển, xử lý chứng từ, lên báo cáo.

Đồng thời, để thu thập thông tin một cách chính xác, đầy đủ, tác giả còn lấy ý kiến từ các cá nhân liên quan thông qua phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi. Tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối tượng thụ hưởng chế độ BTXH. Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. (1) Rà soát lập danh sách các đối tượng BTXH đang sống tại các xã: xã An Châu và Bạch Đằng thuộc huyện Đông Hưng, xã Minh Hưng và Nam Bình thuộc huyện Kiến Xương, xã Đồng Thanh và Hiệp Hòa thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; (2) Đánh số thứ tự đối tượng trong danh sách lấy ngẫu nhiên một trong hai người đầu tiên tiếp đó cứ cách 3 người tiếp theo trong danh sách lại chọn một người cho đến khi đủ cỡ mẫu 150 người. (Mẫu phiếu điều tra xã hội học – Phụ lục 01).

3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập, tác giả tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các phòng ban liên quan.

Đối với thông tin sơ cấp: Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập và làm sạch, tác giả tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách BTXH tại tỉnh Thái Bình.

Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng để phản ánh tổng quát đối tượng nghiện cứu.

Trong đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thống kê nhằm thu thập, tổng hợp và trình bày các số liệu về công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2018. Số liệu thu thập chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu, để có hình ảnh tổng quát về công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình, số liệu cần phải được tổng hợp, tính toán, từ đó đưa lên các bảng biểu để tiến hành so sánh sự biến động tăng hoặc giảm làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình.

Phương pháp thống kê mô tả được tác giả áp dụng theo trình tự:

- Thu thập dữ liệu, tóm tắt, trình bày các đặc trưng khác nhau của nội dung nghiên cứu về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình.

- Xử lý tổng hợp số liệu, trình bày, tính toán các số liệu, khái quát được thực trạng công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2018.

- Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình, là cơ sở đưa ra các kết luận, kiến nghị để hoàn thiện.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chưa thể phát hiện điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu.

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu (cụ thể so sánh các chỉ tiêu, số liệu của năm sau so với năm trước, kỳ sau so với kỳ trước…), từ đó giúp ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó

có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách BTXH tại tỉnh Thái Bình, từ đó đưa ra cách giải quyết, các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Tỷ lệ hồ sơ chi trả đúng hạn và quá hạn. - Tỷ lệ hồ sơ bị từ chối chi trả.

- Số lượng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội và kinh phí chi thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.

- Tình hình quản lý đối tượng và thực hiện chính sách trợ cấp xã hội.

- Mức chi trả bình quân của các đối tượng theo chính sách trợ cấp xã hội hàng năm.

- Cơ cấu kinh phí thực hiện chính sách trợ cấp xã hội.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác thực hiện kinh phí chi trả cấp xã hội: + Đánh giá về sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền.

+ Đánh giá của đối tượng thụ hưởng về trình độ, năng lực cán bộ thực thi chính sách.

+ Đánh giá về việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật. + Đánh giá về hệ thống văn bản thực hiện chính sách trợ cấp xã hội.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI TỈNH THÁI BÌNH TỈNH THÁI BÌNH

4.1.1. Chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình

Trong những năm qua, công tác BTXH đã được UBND tỉnh Thái Bình quan tâm chỉ đạo thực hiện đã đưa vào Nghị quyết hành động của tỉnh; các cơ quan chuyên môn cũng đã chủ động tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện từ tỉnh đến các xã, thị trấn và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo ASXH trên địa bàn tỉnh. Trong 05 năm từ 2014 - 2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều chính sách, chủ trương, kế hoạch hành động cụ thể như sau:

Trong Nghị quyết HĐND tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã nhấn mạnh việc củng cố, phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại cho các cơ sở y tế ở các tuyến. Chú trọng thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em và các trường hợp chính sách xã hội khác.

Tăng cường giáo dục truyền thông, tư vấn về sức khỏe sinh sản, lây nhiễm HIV/AIDS,… Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhân dân mua bảo hiểm y tế, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế đối với người có công và bảo trợ xã hội. Chú trọng đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao chất lượng các hoạt động về thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách về trợ giúp đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến công, khuyến Nông - Lâm - Ngư nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Tập trung hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách BTXH tại các huyện, xã thị trấn, tránh tình trạng làm sai chế độ, nhũng nhiễu, gây phiền hà trong nhân dân. Rà soát lại các đối tượng đang hưởng chính sách BTXH, kiểm tra xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm việc thực hiện chính sách BTXH.

Trên cơ sở Nghị quyết đã đề ra, Sở Lao động - Thương binh và xã hội đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách BTXH cụ thể:

Công văn số 132/UBND-LĐTBXH ngày 03 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình trên cơ sở quy định thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá quá trình thực hiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.

Công văn số 918/SLĐTBXH-BTXH ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình về việc triển khai xác định dạng tật, mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.

Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc triển khai rà soát, xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật và thực hiện chính sách đối với người khuyết tật theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Công văn số 1563/SLĐTBXH-BTXH ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình về việc đôn đốc triển khai xác định dạng tật, mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.

Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc tập huấn triển khai Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc tuyên truyền thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Công văn số 146/SLĐTBXH-BTXH ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình về việc khám và điều trị bệnh miễn phí cho đối tượng BTXH.

Công văn số185/UBND-LĐTBXH ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc báo cáo thực hiện chế độ trợ giúp xã hội tại cộng đồng trong năm 2015.

Kế hoạch số 02/KH-LĐTBXH ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình về việc tổ chức thẩm định hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc tập huấn chỉnh sửa một số nội dung theo Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4, điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Công văn số 185/SLĐTBXH-BTXH ngày 10 tháng 08 năm 2016 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình về việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

Trên cơ sở các văn bản đã ban hành thì trong 05 năm từ 2014 đến 2018 ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản kịp thời và cơ bản đầy đủ các hướng dẫn thực hiện chính sách BTXH trên địa bàn tỉnh đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về BTXH trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như các văn bản thanh tra, kiểm tra không thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể trong công tác thông tin, tuyên truyền hằng năm, chưa có kế hoạch vận động tăng nguồn thu BTXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)