Đánh giá chung về kiểm soát kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 76)

4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 4.3.1. Ưu điểm

- Đã xây dựng được hệ thống văn bản tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội. Đặc biệt là các Nghị quyết của tỉnh ủy về chính sách thực hiện BTXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách BTXH của huyện nhằm thực hiện tốt Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội....

- Công tác thông tin tuyên truyền cũng được chú trọng hơn, công tác tập huấn thực hiện chế độ bảo trợ xã hội ngày càng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, qua đó cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện chế độ bảo trợ xã hội ngày càng nắm vững nghiệp vụ, chính sách bảo trợ xã hội.

- Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BTXH ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Các cán bộ mới được tuyển dụng vào đều là những người có trình độ đại học hệ chính quy, có phẩm chất đạo đức, chính trí vững vàng, có tinh thần học hỏi, nhiệt tình trong công việc.

- Công tác lập dự toán thu, chi đảm bảo, không có sự điều chỉnh số liệu. Nguồn kinh phí thực hiện BTXH ngày càng tăng, huy động ngày càng nhiều ở các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ.

- Đối tượng thuộc diện BTXH ngày càng mở rộng, số lượng đối tượng tăng qua các năm; việc nắm bắt quản lý đối tượng thụ hưởng ngày càng chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng bỏ sót đối tượng.

- Chất lượng BTXH được cải thiện và nâng cao; quản lý và sử dụng các nguồn đóng góp từ các tổ chức cá nhân ngày càng minh bạch, hiệu quả, thực hiện kịp thời và đúng đối tượng.

- Việc thực hiện chi trả các chế độ BTXH cho người thụ hưởng kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

Thành lập các đoàn phúc tra đến kiểm tra trực tiếp các đơn vị có dấu hiệu vi phạm, để kịp thời phát hiện những sai sót, xử lý kịp thời. Đồng thời hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện chính sách BTXH.

4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

4.3.2.1. Hạn chế

- Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ BTXH chưa rõ ràng dẫn đến việc xét duyệt đối tượng đôi khi gặp rất nhiều khó khăn. Công tác thông tin tuyên truyền chấp hành chính sách pháp luật về BTXH chưa thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, dẫn đến mức độ tiếp cận với chính sách của bà con nhân dân chưa cao nên gây khó khăn trong việc quản lý đối tượng hoặc không được hưởng chế độ BTXH.

- Công tác triển khai thực hiện rà soát, lập hồ sơ giải quyết trợ cấp, thông tin báo cáo ở một số xã, thị trấn còn chậm làm ảnh hưởng đến kế hoạch đề ra. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 28, Thông tư liên tịch số 37 hướng dẫn xác định dạng tật, mức độ khuyết tật của đối tượng khuyết tật ở cấp xã, thị trấn gặp không ít khó khăn về chuyên môn trong việc đánh giá dạng tật và mức độ khuyết tật (đặc biệt đối với đối tượng khuyết tật nhẹ, khuyết tật thần kinh, tâm thần).

- Khả năng khai thác nguồn tài trợ cho hoạt động BTXH từ năm 2014 đến năm 2018 có tăng nhưng không ổn định, không tạo được điểm nhấn trong hành động chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn kinh phí tài trợ.

- Năng lực tổ chức thực hiện công tác BTXH còn hạn chế, chất lượng chưa cao. Công tác giải quyết chế độ cho đối tượng còn chậm, việc cắt giảm còn chưa đúng quy trình, việc xét duyệt chế độ BTXH còn thiên về mặt tình cảm không xác thực và bỏ sót đối tượng

- Việc bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ BTXH chưa rõ ràng còn kiêm nhiệm nhiều.

- Vì số lượng đối tượng BTXH luôn biến động mà việc lập dự toán thu, chi cho năm sau sớm nên rất khó đưa ra dự báo, đánh giá chính xác. Cơ sở đưa ra dự toán cho năm sau dựa trên đánh giá kết quả chi của năm hiện hành và các quy định mới về thực hiện chế độ cho đối tượng bảo trợ xã hội nếu không có dự toán chính xác thì sẽ thiếu hụt nguồn cấp phát cho năm tiếp theo thì phải lập Tờ trình

yêu cầu bổ sung kinh phí dẫn đến chậm trễ trong việc cấp phát gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của một bộ phận người dân được thụ hưởng chế độ BTXH.

- Vấn đề chi trả và quản lý các chế độ trợ cấp BTXH trước khi chuyển cho Bưu điện chi trả còn nhiều bất cập, tại một số xã còn tình trạng lập khống hồ sơ, giấy tờ nhằm trục lợi quỹ BTXH vẫn còn tồn tại.

- Đối tượng BTXH các xã, thị trấn nhiều nên việc kiểm tra giám sát, thẩm định, xác lập hồ sơ, quản lý, phân loại đối tượng trình hội đồng xét duyệt, niêm yết công khai danh sách, chi trả cho đối tượng còn gặp khó khăn.

- Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện theo đợt, theo kế hoạch chỉ chú tâm vào kiểm tra giám sát giảm nghèo, chưa kiểm tra việc thực hiện các chế độ đối với các đối tượng thuộc diện BTXH còn lại.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BTXH còn mỏng, đôi khi còn buông lỏng, chồng chéo, chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ. Mặc khác hình thức, nội dung, phương pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra còn bị động chưa phù hợp, việc kiểm tra thanh tra chỉ diễn ra khi đã xuất hiện dấu hiệu vi phạm hoặc theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên.

4.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế

- Văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, chưa chặt chẽ và chưa xác với tình hình thực tế tại từng địa phương. Các thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ BTXH ban hành còn chậm và thiếu so với tiến trình thực hiện. Cụ thể Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 nhưng đến 24/10/2014 thì mới có Thông tư hướng dẫn chi tiết qua trình thực hiện.

- Tiêu chí xác định đối tượng vẫn còn quá chặt chẽ, cứng nhắc gây nhiều khó khăn trong việc xét chọn chính xác đối tượng.

- Về công tác tuyên truyền chính sách BTXH chủ yếu trong ngành và qua chính quyền địa phương. Việc thực hiện tuyên truyền qua các phương tiện Ti vi, rario đòi hỏi nguồn kinh phí tuyên truyền cao nên số lượt tuyên truyền không đều hay có thể nói là rất ít.

- Nhận thức của chính quyền địa phương về công tác BTXH chưa đầy đủ vẫn chưa thật sự coi trọng công tác bảo trợ xã hội, chỉ thực hiện theo khuôn mẫu chưa có sự sáng tạo, đổi mới trong công tác BTXH.

- Việc phân công, sắp xếp cán bộ, công chức thực hiện công tác BTXH tại địa phương còn chưa hợp lý, còn mang tính chủ quan chưa đề cao năng lực tác nghiệp của nhân viên.

- Chưa làm tốt vai trò là Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội cấp xã; chưa thường xuyên kiện toàn kịp thời và chỉ đạo Hội đồng làm việc có hiệu quả.

- Một số cán bộ thực hiện chính sách BTXH làm việc còn thiếu trách nhiệm, chưa làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo, chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Nhà nước để tham mưu cho Hội đồng xét duyệt của xã, huyện tổ chức xét duyệt đúng đối tượng thụ hưởng; trong quá trình xét duyệt, còn có sự vận dụng để đề nghị cho đối tượng thụ hưởng chưa đúng với quy định của Nhà nước; chưa làm tốt công tác quản lý đối tượng đang thụ hưởng chính sách; một số công chức mới được tuyển dụng, điều động còn thiếu kinh nghiệm, hiểu biết, chưa tích cực nghiên cứu các chế độ chính sách để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác BTXH còn mỏng và thiếu sự tập huấn thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác ứng xử, giao tiếp và thực hiện chế độ đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Các thành viên trong Hội đồng xét duyệt (Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu Chiến binh, Hội Người cao tuổi, Trạm Y tế) một số xã chưa chủ động nghiên cứu kỹ các văn bản, quy định của Nhà nước về lĩnh vực BTXH để tham gia thực hiện tốt việc xét duyệt, quản lý đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.

- Nguồn kinh phí tài trợ chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ương. Nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng còn hạn chế và không thường xuyên. Sự tham gia của các nhà tài trợ vẫn mang tính phong trào, thời điểm chủ yếu là để quảng bá thương hiệu, đánh bóng tên tuổi chưa trở thành hoạt động thường xuyên.

- Công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức đối phó chưa mang tính thực tế cao dẫn đến vẫn còn phát sinh tiêu cực trong công tác quản lý, điều hành BTXH.

- Thiếu sự thanh tra, kiểm tra trong Quy trình cắt giảm chế độ Bảo trợ xã hội tại địa phương. Chỉ tổng hợp, báo cáo số liệu từ cán bộ, công chức cơ sở đưa

lên cho nên dẫn đến tình trạng người được hưởng chế độ bảo trợ đã chết đi nhưng không báo giảm vẫn để tiếp tục nhận tiền bảo trợ xã hội hằng tháng kéo dài.

4.4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN SOÁT KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

4.4.1. Quan điểm, định hướng trong thời gian tới

4.4.1.1. Định hướng phát triển chính sách BTXH giai đoạn 2019 -2025

a. Mục tiêu chung

Đến năm 2025 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu: Bảo đảm để người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu thập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo…); bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.

b. Mục tiêu cụ thể

Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng, nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với năng ngân sách nhà nước. Đến năm 2018, có trên 2,6 triệu người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên chiếm 2,7% dân số (trong đó, số người cao tuổi hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên là 1,3 triệu người, chiếm gần 50% số người cao tuổi). Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 3 triệu người, được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên chiếm 3% dân số (trong đó trên 30% là người cao tuổi).

Bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai, bão lụt, bị chết người, mất tài sản được hỗ trợ kịp thời để vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, việc làm, bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Tăng cường thông tin truyền thông đến người dân nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn. Đến năm 2025 bảo đảm 100% số xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo phủ sóng phát thanh, truyền hình mặt đất và 100% các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và xã an toàn khu, xã bãi ngang ven biển và hải đảo có đài truyền thanh xã.

Đến năm 2025, có khoảng 77 triệu người tham gia bảo hiểm y tế chiếm 80% dân số, trong đó tổng số người được được Nhà nước hỗ trợ là 48,6 triệu người chiếm 63% tổng số người tham gia (31,3 triệu người được hỗ trợ toàn bộ và 17,3 triệu người được hỗ trợ một phần).

4.4.1.2. Định hướng phát triển chính sách BTXH tại tỉnh Thái Bình

Tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020. Trong thời gian tới tỉnh Thái Bình cần triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau:

- Công tác BTXH phải dựa trên quyền được an sinh của người dân và phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.

- Phát triển hệ thống chính sách, cơ chế BTXH phải phù hợp với quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng bộ với chính sách BHXH, BHYT và là một phần quan trọng tạo thành hệ thống ASXH toàn diện.

- Mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội thông qua các cơ chế khuyến khích, thu hút tham gia của các đối tượng vào cung cấp dịch vụ BTXH.

- Xây dựng và thực hiện hệ thống BTXH hướng đến bao phủ, hình thức đa dạng, nhiều tầng lớp, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân.

- Việc tính toán mức trợ cấp phải dựa vào chi phí tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống của một người/ một tháng.

- Công tác BTXH cần có đội ngũ cán bộ làm công tác mang tính chuyên nghiệp, ổn định có tâm huyết với nghề thì chính sách mới được triển khai có hiệu quả.

- Xây dựng đội ngũ công tác xã hội tại cộng đồng.

4.4.2. Một số giải pháp

4.4.2.1. Hoàn thiện công tác ban hành, thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BTXH

a. Ban hành văn bản về BTXH

Việc ban hành các văn bản về BTXH tại tỉnh còn ít chưa bám sát được nhu cầu thực tế, chưa kịp thời dẫn đến khó khăn trong việc người dân tiếp cận được với chính sách. Qua đó cần bám sát văn bản cấp trên kịp thời ban hành các văn

bản một cách đầy đủ, kịp thời nhằm triển khai thực hiện hoạt động bảo trợ xã hội phù hợp với thực tiễn của huyện cụ thể:

- Tập trung xây dựng các chương trình, kế hoạch mang tính dài hạn, hằng năm cụ thể hóa nội dung kế hoạch vào chương trình phát triển KT- XH của địa phương để thực hiện tốt công tác BTXH trong hệ thống ASXH của tỉnh.

- Tiến hành rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách hiện có trên cơ sở kế thừa và phát triển theo hướng ngày càng mở rộng, nghiên cứu các chính sách hỗ trợ người nghèo theo hướng đa chiều; nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp tình hình thực tế. Ban hành các chính sách khuyến khích về đất đai, thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm vận động xã hội hoá các tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp các đối tượng BTXH. Nghiên cứu hoàn thiện chính sách BTXH nhằm tạo môi trường pháp lý hành chính, xã hội cho các đối tượng BTXH tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hoà nhập. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi giám sát đánh giá tình hình thực hiện chính sách BTXH.

b. Tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BTXH

Giải quyết vấn đề BTXH trong điều kiện đất nước còn khó khăm, nếu chỉ dựa vào ngân sách Trung ương sẽ không thể nào đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh cần phát huy sức mạnh tổng hợp dựa trên sự đồng thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)