Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 42 - 45)

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Dân số Thái Bình năm 2018 ước khoảng: 1 triệu 793 ngàn người. Trong đó dân số nông thôn chiếm 83,6%, dân số thành thị chiếm 16,4%; mật độ dân số 1.139 người/km2; bình quân nhân khẩu là 3,75 người/hộ; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hiện nay là 1,02%.

Nguồn lao động trong độ tuổi khoảng hơn 1 triệu người. Trong đó lao động qua đào tạo chiếm 55%. Thái Bình có 02 trường Đại học lớn (Đại học Y Dược Thái Bình và Đại học Thái Bình) cùng hơn 30 cơ sở đào tạo nghề, với quy mô đào tạo nghề đạt khoảng 35.000 người/năm.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Về mặt bằng sản xuất, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 11 KCN và 50 CCN (tổng diện tích 5.082 ha). Ngoài ra, Thái Bình đã được Chính phủ đồng ý thành lập Khu kinh tế Thái Bình, có diện tích hơn 30.583 ha nằm ở ven biển, trải dài trên 30 xã và 1 thị trấn thuộc hai huyện Tiền Hải, huyện Thái Thụy của tỉnh Thái Bình (Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ).

Khu kinh tế Thái Bình là khu kinh tế tổng hợp với các chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn các nguồn lực bên ngoài để khai thác các tiềm năng phát triển của khu vực. Các cơ chế chính sách áp dụng tại Khu kinh tế ven biển Thái Bình có mức độ khuyến khích, ưu đãi cao nhất theo Khung khổ pháp luật hiện hành áp dụng đối với các KKT ven biển đảm bảo tính hấp dẫn, thu hút được nhiều nhất các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020 được triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức (tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, phục hồi chậm và chưa bền vững; thị trường tiêu thụ hàng hóa suy giảm; thời tiết khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp...). Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước và của tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư; đôn đốc việc triển khai và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí...

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP (giá so sánh 2010) giai đoạn 2016-2018 ước đạt khoảng 10,21%/năm (Kế hoạch 2016-2020 tăng 8,6%/năm). Tăng trưởng tổng giá trị sản xuất ước đạt khoảng 11,2%/năm (Kế hoạch 2016- 2020 tăng trên 10%/năm). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (giá hiện hành) giai đoạn 2016-2018 đạt 152.993 tỷ đồng (Kế hoạch giai đoạn 2016-2020 là 166.500 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế: Tỉnh đang từng bước thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hương tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

+ GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2018 ước đạt 37,1 triệu đồng/người/năm, quy đổi USD ước đạt 1.647 USD/người/năm (Kế hoạch đến năm 2020 đạt 2.000-2.500 USD/người/năm). Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 ước đạt 1.545 triệu USD (Kế hoạch đến năm 2020 đạt 2.000 triệu USD).

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 2016-2018 của tỉnh Thái Bình

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Dân số trung bình nghìn người 1.791 1.792 1.793 2 Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (giá so sánh 2010) Tỷ đồng 40.975 45.120 49.870 3 Tốc độ tăng GRDP Tỷ đồng 9,10 11,00 10,53 4 Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (giá Thực tế) Tỷ đồng 53.518 58.871 68.822

KV Nông lâm nghiệp thủy sản % 30,76 27,61 25,82 KV Công nghiệp - xây dựng % 31,15 33,60 38,24

KV Dịch vụ % 38,08 38,79 35,94

5 GRDP bình quân đầu người Triệu

đồng 30 33 38

6 Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội Tỷ đồng 40.768 44.031 47.774 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình

3.1.2.3. Tình hình phát triển y tế, văn hóa

Y tế:

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Ngành Y tế tổ chức giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống dịch bệnh, duy trì thực hiện nghiêm túc các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm quy mô lớn; tăng cường hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS, duy trì tiếp nhận và điều trị Methadone, ARV; thực hiện hiệu quả chương trình tiêm chủng thường xuyên cho trẻ em và phụ nữ có thai, đảm bảo tỷ lệ trên 99% và không có phản ứng nặng sau tiêm; thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản – phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Công tác cấp cứu, khám, chữa bệnh được đảm bảo thường xuyên, chất lượng điều trị được nâng cao. Khám chữa bệnh BHYT được mở rộng; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,5%. Cở sở vật chất ngành y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 97,5%. Việc thực hiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế được đẩy mạnh; đến nay, có 18/21 bệnh viện công lập thực hiện cơ chế tự chủ chi thường xuyên.

Văn hóa:

Các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đa dạng, phong phú chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và của tỉnh. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm chú trọng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác gia đình và quản lý nhà nước về gia đình, phong trào thể dục, thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao được đẩy mạnh. Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa, thể thao được tích cực thực hiện, đảm bảo đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)