Quan điểm, định hướng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 80 - 81)

4.4.1.1. Định hướng phát triển chính sách BTXH giai đoạn 2019 -2025

a. Mục tiêu chung

Đến năm 2025 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu: Bảo đảm để người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu thập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo…); bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.

b. Mục tiêu cụ thể

Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng, nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với năng ngân sách nhà nước. Đến năm 2018, có trên 2,6 triệu người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên chiếm 2,7% dân số (trong đó, số người cao tuổi hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên là 1,3 triệu người, chiếm gần 50% số người cao tuổi). Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 3 triệu người, được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên chiếm 3% dân số (trong đó trên 30% là người cao tuổi).

Bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai, bão lụt, bị chết người, mất tài sản được hỗ trợ kịp thời để vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, việc làm, bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Tăng cường thông tin truyền thông đến người dân nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn. Đến năm 2025 bảo đảm 100% số xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo phủ sóng phát thanh, truyền hình mặt đất và 100% các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và xã an toàn khu, xã bãi ngang ven biển và hải đảo có đài truyền thanh xã.

Đến năm 2025, có khoảng 77 triệu người tham gia bảo hiểm y tế chiếm 80% dân số, trong đó tổng số người được được Nhà nước hỗ trợ là 48,6 triệu người chiếm 63% tổng số người tham gia (31,3 triệu người được hỗ trợ toàn bộ và 17,3 triệu người được hỗ trợ một phần).

4.4.1.2. Định hướng phát triển chính sách BTXH tại tỉnh Thái Bình

Tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020. Trong thời gian tới tỉnh Thái Bình cần triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau:

- Công tác BTXH phải dựa trên quyền được an sinh của người dân và phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.

- Phát triển hệ thống chính sách, cơ chế BTXH phải phù hợp với quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng bộ với chính sách BHXH, BHYT và là một phần quan trọng tạo thành hệ thống ASXH toàn diện.

- Mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội thông qua các cơ chế khuyến khích, thu hút tham gia của các đối tượng vào cung cấp dịch vụ BTXH.

- Xây dựng và thực hiện hệ thống BTXH hướng đến bao phủ, hình thức đa dạng, nhiều tầng lớp, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân.

- Việc tính toán mức trợ cấp phải dựa vào chi phí tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống của một người/ một tháng.

- Công tác BTXH cần có đội ngũ cán bộ làm công tác mang tính chuyên nghiệp, ổn định có tâm huyết với nghề thì chính sách mới được triển khai có hiệu quả.

- Xây dựng đội ngũ công tác xã hội tại cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)