Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 47 - 49)

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách BTXH tại tỉnh Thái Bình.

Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng để phản ánh tổng quát đối tượng nghiện cứu.

Trong đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thống kê nhằm thu thập, tổng hợp và trình bày các số liệu về công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2018. Số liệu thu thập chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu, để có hình ảnh tổng quát về công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình, số liệu cần phải được tổng hợp, tính toán, từ đó đưa lên các bảng biểu để tiến hành so sánh sự biến động tăng hoặc giảm làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình.

Phương pháp thống kê mô tả được tác giả áp dụng theo trình tự:

- Thu thập dữ liệu, tóm tắt, trình bày các đặc trưng khác nhau của nội dung nghiên cứu về kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình.

- Xử lý tổng hợp số liệu, trình bày, tính toán các số liệu, khái quát được thực trạng công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2018.

- Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình, là cơ sở đưa ra các kết luận, kiến nghị để hoàn thiện.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chưa thể phát hiện điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu.

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu (cụ thể so sánh các chỉ tiêu, số liệu của năm sau so với năm trước, kỳ sau so với kỳ trước…), từ đó giúp ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó

có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách BTXH tại tỉnh Thái Bình, từ đó đưa ra cách giải quyết, các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)