Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi trả kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 72 - 76)

phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

4.2.6.1. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo trợ xã hội

Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Hệ thống pháp luật và chính sách phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật, chính sách tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội. Đến nay, đã có trên 10 Bộ luật, luật; 7 Pháp lệnh và hơn 30 Nghị định, Quyết định của Chính phủ; hơn 40 Thông tư, thông tư liên tịch và nhiều văn bản có nội dung liên quan quy định khuôn khổ pháp luật, chính sách trợ giúp xã hội. Trong đó có những văn bản quan trọng như Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.... Diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên. Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn, được tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội khác. Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác gia đình và bình đẳng giới. Đời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị - xã hội.

Hệ thống chính sách pháp luật về bảo trợ xã hội đầy đủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, thời gian qua, hệ thống chính sách bảo trợ xã hội cũng bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập cần được khắc phục và hoàn thiện. Tạo việc làm và giảm nghèo chưa bền vững, tỉ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao. Mức chi trả trợc cấp xã hộ còn thấp. Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, nhất là đối với người nghèo. Tỉ lệ

người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiếm y tế còn thấp. Đời sống của một bộ phận đối tượng bảo trợ vẫn còn rất khó khăn, chưa bảo đảm được mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về nhà ở và sử dụng nước sạch.

Những hạn chế trên, một phần là do chính sách bảo trợ xã hội còn chậm đổi mới so với chính sách kinh tế. Còn thiếu các giải pháp hữu hiệu để thu hẹp khoảng cách về mức sống và an sinh xã hội giữa các vùng, miền. Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chưa nghiêm, hiệu quả thấp; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Công tác thanh tra, kiểm tra ở nhiều nơi chưa được coi trọng. Nguồn lực thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; chưa động viên, thu hút được nhiều sự tham gia của xã hội và khuyến khích người thụ hưởng chính sách tự vươn lên.

4.2.6.2. Sự phát triển kinh tế

Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều biến động về kinh tế trong nước và quốc tế, nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn coi trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội, đặt nhiệm vụ phát triển dân sinh trong mối tương quan hài hòa và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế, giữa đầu tư phát triển kinh tế với đầu tư bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội.

Nếu như năm 2012 tổng chi cho bảo trợ xã hội bằng 5,88% GDP thì đến năm 2018 con số này tăng lên khoảng trên 6,9% GDP. Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước không giảm đi bất cứ một chính sách, khoản chi nào dành cho bảo trợ xã hội mà còn tăng lên; thực hiện hiệu quả các chính sách bảo trợ xã hội từ nhiều nguồn lực trong đó các nguồn lực chính là nguồn lực nhà nước, nguồn lực từ bên ngoài (như nguồn ODA, các chương trình viện trợ không hoàn lại của nước ngoài), nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, tổ chức và nguồn lực từ trong nhân dân.

Trong những năm gần đây khi nền kinh tế của tỉnh Thái Bình tăng trưởng khá nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng cao đã giúp nhà nước có thêm nguồn động lực chăm lo phát triển về xã hội mà trọng tâm là phát triển hệ thống ASXH trong đó có BTXH. Tăng trưởng kinh tế cũng tạo nguồn lực để từng bước mở rộng đối tượng, mở rộng chính sách BTXH. Chính vì vậy, công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong những năm qua gặp rất nhiều thuận lợi, luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình cũng gặp không ít khó

khăn khi mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao trong khi mức trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội hàng năm tăng không đáng kể vì vậy chưa đảm bảo mức sống tối thiểu cho các đối tượng được bảo trợ. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế nhanh của tỉnh Thái Bình đã nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội như là thất nghiệp, thiếu việc làm, phân hóa lại xã hội… làm cho đối tượng bảo trợ xã hội gia tăng nhiều, gây khó khăn cho công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

4.2.6.3. Vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương

Thực tế thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Thái Bình thường xuyên quan tâm lãnh đạo chỉ đạo, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội tích cực phối hợp, các tầng lớp nhân dân nhiệt tình tham gia công tác bảo trợ xã hội vì vậy các chế độ chính sách bảo trợ xã hội tại tỉnh Thái Bình được thực hiện tốt, các hoạt động trợ giúp xã hội được duy trì và phát triển, đời sống của các đối tượng bảo trợ xã hội ngày một nâng lên.

4.2.6.4. Trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Hàng năm, Sở Lao động – TBXH tỉnh Thái Bình đã tổ chức bồi dưỡng cung cấp kiến thức, kỹ năng làm việc với những đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội cho khoảng 200 người. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho trên 1.850 học viên là cán bộ xã, phường, thị trấn đang làm CTXH từ nguồn ngân sách địa phương. Tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng làm CTXH cho 36 cán bộ làm CTXH của phòng Lao động- TBXH các huyện, thị xã, thành phố và cán bộ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, mục tiêu thực hiện kế hoạch phát triển nghề CTXH trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong giai đoạn 2016-2020, để chuyên nghiệp hóa nghề CTXH, đáp ứng mục tiêu đề ra, tỉnh Thái Bình đã tập trung phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH theo hướng gắn kết giữa bảo trợ xã hội do Nhà nước thành lập với các cơ sở bảo trợ xã hội do các tổ chức, cá nhân thành lập; giữa Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH với cơ sở bảo trợ xã hội. Nhân rộng thêm các mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH tại các huyện, thị xã, thành phố, trường đại học, trường cao đẳng nghề để cung cấp dịch vụ CTXH cho cá nhân, nhóm,

gia đình và cộng đồng có vấn đề xã hội. Đồng thời, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH theo hướng tăng số lượng cán bộ làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước từ tỉnh đến huyện, xã, các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ CTXH, trường đại học có đào tạo CTXH và cán bộ nhân viên CTXH hoạt động độc lập. Phấn đấu, mỗi xã có ít nhất 02 người, cấp huyện có 02 người, cấp tỉnh 10 người, mỗi Trung tâm BTXH, cơ sở BTXH có 10 người. Chính điều này đã tạo thuận lợi cho công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình thời gian qua.

4.2.6.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng bảo trợ xã hội

Trong những năm qua, ngành Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình đã phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí từ trung ương đến địa phương đăng tải hàng ngàn tin, bài, phóng sự, tài liệu tuyên truyền về chính sách bảo trợ xã hội, gương người khuyết tậ tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và phát triển kinh tế gia đình; xã, phường làm tốt công tác bảo trợ xã hội… Mở các chuyên mục, chuyên trang hỏi đáp chính sách, trả lời đơn thư bạn đọc trên Báo Thái Bình, Đài phát thanh truyền hình tỉnh. Đặc biệt là thông qua là hệ thống đài truyền thanh cấp xã, các văn bản quy định chính sách mới đã được phát thường kỳ đến toàn thể nhân dân. Việc tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo trợ xã hội cũng được các cấp, các ngành ưu tiên thực hiện. Thông qua các hội thảo chuyên đề, các hội nghị triển khai, tập huấn, đã chuyển tải và hướng dẫn thực hiện toàn bộ hệ thống văn bản quy định chính sách đến cán bộ thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh đặc biệt là ở cấp cơ sở.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội khi cần thiết, tỉnh Thái Bình đã ban hành quyết định thành lập Trung tâm Công tác xã hội với nhiệm vụ chính là cung cấp các dịch vụ khẩn cấp cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp; Cung cấp các dịch vụ điều trị y tế ban đầu; Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội, phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc phù hợp… Trung tâm đi vào hoạt động đã góp phần kết nối dịch vụ CTXH đến gần với người dân. Các nhân viên CTXH đã đến với cộng đồng để cung cấp các dịch vụ, lồng ghép công tác tuyên truyền, tư vấn, kết nối, can thiệp và hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng

tại cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng yếu thế. Đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của công tác kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)