Thực trạng kiểm soát việc thực hiện chi trả trợ cấp xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 66 - 69)

Công tác chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng và đột xuất trên địa bàn tỉnh thực hiện khá tốt vào ngày 05 hằng tháng sẽ có thông báo cho các đối tượng BTXH đến nhận tiền trợ cấp tại bưu điện xã. Riêng đối với trợ cấp đột xuất thì Phòng Lao động và thương binh xã hội các huyện sẽ trực tiếp chi trả.

Bảng 4.9. Kết quả đánh giá việc thực hiện chi trả chế độ BTXH hàng tháng và đột xuất

Phương án trả lời Số lượt chọn Tỷ lệ (%)

Rất kịp thời 91 60,67

Kịp thời 56 37,33

Chậm trễ 2 1,33

Rất chậm trễ 1 0,67

Tổng 150 100,00

Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát (2018)

Qua bảng 4.6 cho thấy có 91 số lượt chọn rất kịp thời chiểm tỷ lệ 60,7% và 56 lượt chọn là kịp thời; số lượt chọn chậm trể và rất chậm trễ là rất nhỏ chỉ lần lượt là 2 lượt chọn và 1 lượt chọn chiếm tỷ lệ 1,3%, 0,7%. Qua kết quả ta thấy hoạt động chi trả chế độ BTXH trên địa bàn tỉnh Thái Bình là rất tốt, rất kịp thời. Một số ít đối tượng BTXH được chi trả chế độ BTXH chậm trễ là do đối tượng đến nhận tiền trợ cấp tại bưu điện xã muộn hoặc do bị thất lạc thông báo nên đến nhận chế độ BTXH chậm.

Bảng 4.10. Kết quả đánh giá việc thực hiện thủ tục hồ sơ nhận tiền chi trả chế độ BTXH

Phương án trả lời Số lượt chọn Tỷ lệ (%)

Rất đơn giản 3 2,00

Đơn giản 127 84,67

Khó khăn 18 12,00

Rất khó khăn 2 1,33

Tổng 150 100,00

Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát (2018)

Thủ tục hồ sơ nhận chi trả trên địa bàn tỉnh khá đơn giản, thông qua giấy ủy quyền người thân của đối tượng có thể đến tại bưu điện xã để nhận tiền trợ cấp.

Qua bảng 4.7 cho thấy đa số đối tượng thụ hưởng BTXH đều chọn là đơn giản số lượt chọn 127 phiếu đạt tỷ lệ lớn là 84,67%. Qua đó tác giả nhận thấy rằng hiện nay việc xác lập hồ sơ nhận tiền hỗ trợ chế độ BTXH hàng tháng ở tỉnh Thái Bình là khá đơn giản và dễ dàng thực hiện. Nhưng trong đó vẫn có 18 lượt

chọn khó khăn chiếm tỷ lệ 12% và có 1,33% cho rằng việc thực hiện thủ tục hồ sơ nhận tiền chi trả chế độ BTXH là rất khó khăn. Các đối tượng gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hồ sơ nhận tiền chi trả chế độ BTXH đều là người già, hoặc câm điếc, mù lòa, mù chữ, người khuyết tật rất khó khăn trong việc đi lại mà việc ủy quyền thì đòi hỏi giấy tờ phức tạp vì vậy các đối tượng này cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện hồ sơ, giấy tờ để nhận chế độ BTXH. Qua kết quả điều tra tác giả kiến nghị cần có một đội ngũ chuyên cấp phát tiền tại nhà cho các đối tượng người già, không biết chữ, câm điếc, mù lòa, người khuyết tật để tăng cường hiệu quả của chính sách, tạo sự đồng cảm, an tâm cho đối tượng thụ hưởng chế độ BTXH.

Số lượng đối tượng BTXH trên địa bàn tỉnh Thái Bình rất đông nhưng hiện nay trên địa bàn mỗi xã chỉ có 01 cán bộ thực hiện công tác chi trả hằng tháng, mà trong các đối tượng chi trả có nhiều người là người khuyết tật, câm điếc, già yếu nên trong quá trình chi trả cũng gặp rất nhiều khó khăn cho do đó thái độ phục vụ của cán bộ chi trả rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tính nhân văn của chính sách BTXH.

Bảng 4.11. Kết quả đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ thực hiện công tác chi trả BTXH

Phương án trả lời Số lượt chọn Tỷ lệ (%)

Rất niềm nở, chu đáo 78 52,00

Niềm nở 54 36,00

Khó khăn 16 10,67

Rất khó khăn 2 1,33

Tổng 150 100,0

Nguồn: Tác giả điều tra khảo sát (2018)

Thông qua bảng 4.8 có thể thấy được đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chế độ BTXH trên địa bàn tỉnh Thái Bình đa phần có thái độ phục vụ rất tốt thông qua 78 lượt chọn là rất niểm nở, chu đáo chiếm tỷ lệ 52% và 52 lượt chọn là niềm nở chiếm tỷ lệ 34,7%. Nhưng vẫn còn một số cán bộ, công chức tỏ vẻ khó khăn, chưa thực sự tạo ra sự hài lòng trong quá trình thực hiện chế độ chính sách BTXH thông qua số lượt chọn là 16 lượt chiếm tỷ lệ 10,67%; còn 02 lượt chọn là rất khó khăn chiếm tỷ lệ 1,33%. Số lượng đối tượng hưởng chế độ BTXH

độ học vấn thấp và chậm, nhân viên phụ trách lĩnh vực BTXH phải giải thích nhiều lần nên sinh ra cáu gắt hơn nữa do thủ tục hưởng chế độ BTXH khá phức tạp vì vậy vẫn có nhiều đối tượng BTXH không biết và cho rằng đó là do nhân viên phụ trách lĩnh vực BTXH gây khó khăn. Từ kết quả tác giả nhấn mạnh cần nâng cao đạo đức, tác phong công vụ, đặc biệt thực hiện tốt hơn nữa trong công tác thực thi chế độ BTXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi trả kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)