Tăng cường công tác tổ chức thực hiện và hoàn thiện cơ chế chính sách cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 90 - 98)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Một số giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện

4.3.5. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện và hoàn thiện cơ chế chính sách cho

cho phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới

4.3.5.1. Tăng cường tổ chức thực hiện, rà soát, bổ sung các chính sách về đất đai

Hợp tác xã có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, sân bãi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ thành viên HTX sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản phải được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất. Trong trường hợp quỹ đất của các địa phương không còn mà HTX tự tìm được đất phù hợp với quy hoạch, với sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì các cấp thẩm quyền xem xét chuyển mục đích sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của nhà nước.

Đối với các HTX đang sử dụng diện tích đất vào mục đích xây dựng trụ sở, nhà kho, sân bãi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ thành viên HTX sản xuất

nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất

Ngoài diện tích đất được giao không thu tiền sử dụng đất, HTX nông nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất và được hưởng chính sách ưu đãi về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Nhà nước.

Có cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp thuê lại đất, sử dụng đất của các tổ chức cá nhân để phát triển sản xuất kinh doanh.

4.3.5.2. Tăng cường các chính sách về hỗ trợ tín dụng

Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ tín dụng nhân dân nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho các HTX hoạt động đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX được vay vốn trong các ngân hàng thương mại để đầu tư phát triển dịch vụ, sản xuất, kinh doanh. Đối với các HTX nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vay vốn các tổ chức tín dụng theo chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn của Nhà nước theo quy định. Cụ thể:

- Hợp tác xã có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển theo quy định của nhà nước.

- Hợp tác xã có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu theo diện ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của nhà nước.

- Các HTX có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã viên, thì các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn và áp dụng hình thức bảo hiểm tiền vay phù hợp với các quy định của nhà nước.

4.3.5.3. Hỗ trợ phát triển các cơ chế chính sách về thương mại và ứng dụng khoa học công nghệ

Có chính sách hỗ trợ kinh phí phù hợp theo quy định của chương trình xúc tiến thương mại đối với các nội dung:

- Thông tin thương mại, tuyên truyền; tư vấn. - Tham gia hội chợ triển lãm hàng.

Tạo điều kiện cho các HTX ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về giống, công nghệ sinh học, bảo quản, chế biến nông sản. Hướng dẫn các cơ quan nghiên cứu khoa học liên kết với các HTX để chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ, công nghệ mới thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến công của tỉnh.

Hỗ trợ vay vốn trung hạn và dài hạn đối với HTX có dự án ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ...

Tăng cường công tác tập huấn cho các HTX và thành viên HTX trong việc tiếp thu công nghệ mới thuộc các chương trình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn và miền núi.

Tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... cho phát triển nông nghiệp nông thôn, từ đó tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi trong sản xuất nông nghiệp.

4.3.5.4. Đổi mới chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã

a) Chính sách xoá nợ đối với hợp tác xã

Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều Nghị định về chính sách đối với hợp tác xã: hỗ trợ tài chính phục vụ công tác chuyển đổi hợp tác xã, các chế độ miễn giảm, khoanh nợ, xoá nợ đối với hợp tác xã. Nhưng trong thực tế còn nhiều vướng mắc, nhiều hợp tác xã chưa được xem xét xoá các khoản nợ của hợp tác xã nợ các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước và thực tế hợp tác xã không có khả năng trả nợ. Thiết nghĩ, Chính phủ cần chỉ đạo các ngành Trung ương có liên quan phối hợp với UBND cấp huyện xem xét kĩ từng trường hợp để xoá nợ từ năm1996 về trước cho các hợp tác xã nông nghiệp và có phương án giảm vốn hoặc cấp bù cho các chủ nợ của hợp tác xã. Các khoản nợ hợp tác xã đề nghị xoá phải được thuyết minh rõ và có ý kiến đề nghị của Đại hội xã viên và UBND huyện thẩm định. Sau khi được Nhà nước xoá nợ, hợp tác xã cần xem xét xoá nợ cho xã viên đối với những khoản nợ mà Nhà nước đã xoá cho hợp tác xã.

Những khoản nợ khác mà xã viên nợ hợp tác xã sau khi phân loại nguồn gốc nợ, đối tượng nợ, hợp tác xã nên tổ chức lấy ý kiến của khu dân cư theo đúng Qui chế dân chủ ở cơ sở, trình ra Đại hội xã viên xem xét xoá nợ đối với các trường hợp người nợ đã chết và không có người thừa kế, những trường hợp người nợ thuộc diện quá nghèo không có khả năng trả nợ.

b) Chính sách đầu tư tài chính đối với kinh tế hợp tác xã

Vốn đầu tư cho hợp tác xã là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Hầu hết các hợp tác xã không vay được vốn của ngân hàng hoặc vai được nhưng nguồn vốn vay rất hạn chế; vốn các chương trình, dự án thì đi thẳng đến nông hộ. Ngân sách các cấp đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng và ngày càng giảm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý; đầu tư cho hợp tác xã rất hạn chế.

Trước đây, ở khu vực nông thôn đang có hai loại lãi suất cho vay là cho vay ưu đãi và cho vay thương mại theo quy định của lãi suất của Nhà nước. Cho vay theo lãi suất thương mại thông qua các Ngân hàng thương mại do Nhà nước quy định mức lãi trần. Đây là nguồn cho vay chính ở địa bàn nông thôn. Do chí phí cho vay khác nhau và sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng nên lãi suất cho vay thực tế ở địa bàn đô thị thường thấp hơn trần tối đa quy định. Trong khi mức lãi suất này lại không đủ bù đắp chi phí và mức lợi nhuận hợp lý khi cho vay trên địa bàn nông thôn. Vì vậy các tổ chức tín dụng chưa tích cực huy động vốn để cho vay ở địa bàn nông thôn làm cho nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp chưa đáp ứng đủ, nhất là vốn cho vay trung hạn, dài hạn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhiều hộ nông dân phải đi vay bằng nhiều cách, kể cả bán “sản phẩm non” hay vay nặng lãi để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Do đó, đồng thời với việc tiếp tục cho vay ưu đãi, Đảng và Nhà nước đã cho phép các tổ chức tín dụng hoạt động với nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn với mức lãi suất thoả thuận và tạo thuận lợi về thủ tục cho vay đối với người sản xuất và các tổ chức ở nông thôn. Song trong thực tế còn nhiều bất cập, thủ tục vay vốn rườm rà, thiết nghĩ, Chính phủ nên có cơ chế bảo đảm tiền cho vay đối với các hợp tác xã nông nghiệp thông thoáng hơn.

UBND các cấp cần ưu tiên trong chính sách hổ trợ đầu vào và đảm bảo đầu ra trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích và có cơ chế bảo đảm tiền vay đối với các hợp tác xã và các doanh nghiệp liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Cải cách thủ tục và có chính sách thích hợp khuyến khích các hợp tác xã vay vốn qua ngân hàng thương mại. Ngoài hình thức vay vốn tín chấp cho các hộ xã viên của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại khác cần phải xây dựng các chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tạp thể, nhất là các hợp tác xã trong việc mở rộng quy mô dịch vụ kinh doanh, đổi mới công nghệ, tìm kiếm, mở rộng thị trường.., và nhất là các hoạt động đầu tư vào các dịch vụ công cộng phục vụ

xã viên hợp tác xã và dân cư trong vùng.

Khuyến khích các xã viên hợp tác xã tiếp tục góp vốn đề mở rộng sản xuất kinh doanh. Các hợp tác xã nộp ngân sách cho Cục thuế huyện, do vậy UBND huyện nên trích tỷ lệ phần trăm từ ngân sách Nhà nước tương ứng với 10% mức đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế tập thể để hổ trợ phát triển kinh tế tập thể.

Tích cực vận động và tìm các nguồn tài trợ từ các chương trình, dự án của quốc gia, của các tổ chức phi Chính phủ để hổ trợ phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.

c) Chính sách thuế

Việc miễn, giảm thuế sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và có điều kiện để hộ xã viên, nông dân tích luỹ mở rộng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề dịch vụ. Trong thời gian quan, Đảng và Nhà nước đã thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các xã nghèo, miễn giảm theo quy định của Pháp luật đối với các trường hợp bị thiên tai và đã giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp trong trường hợp giá nông sản xuống thấp hơn giá thành như lúa, cà phê. Mấy năm gần đây, Nhà nước đã thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền đến năm 2010 cho hộ nông dân, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định đối với các hợp tác xã thành lập mới. Mặc dù Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 15/CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, song thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hợp tác xã chiếm 28% là quá cao (trước năm 2004 là 32%), không khuyến khích và không tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển. Hơn nữa, hoạt động dịch vụ của hợp tác xã không phải hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận, mà chủ yếu nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế hộ xã viên, hợp tác xã chỉ thu phí để trang trải các khoản chi dịch vụ và một phần để lập quỹ chuyên dùng. Chính vì thế, Chính phủ nên miễn thuế cho các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã.

d) Chính sách ruộng đất

Khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông dân “dồn điền, đổi thửa” trên nguyên tắc tự nguyện, tự thoả thuận, các bên cùng có lợi; kết quả tổ chức quy hoạch lại đồng ruộng, tập trung ruộng đất để sản xuất hàng hóa, mở mang ngành nghề theo chủ trương của chính Phủ. Nhà nước thực hiện giao đất không thu tiền và đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hợp tác xã.

đất để tạo lập mặt bằng sản xuất kinh doanh. Thời gian thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất được áp dụng theo khung dài nhất theo khung quy định của Chính Phủ với điều kiện ràng buộc thấp nhất.Huyện cần xem xét miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với các hợp tác xã phi nông nghiệp sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề mà huyện khuyến khích đầu tư.

Ưu tiên cho các hợp tác xã có hộ xã viên thuê đất trong các cụm điểm công nghiệp do huyện, huyện quản lý để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy họach và chuyển nhượng sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

e) Chính sách khuyến nông, khuyến công, khoa học và công nghệ

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất đối với địa bàn có diện tích đất sản xuất hàng hóa khá lớn như Quảng Trạch, Lệ Thủy rất quan trọng; là chìa khóa để mở mang, phát triển sản xuất hàng hóa. Hàng năm, UBND huyện, xã trên địa bàn cần bố trí kinh phí thích đáng trong chương trình khuyến nông nói riêng và trong nguồn vốn sự nghiệp kinh tế dành cho nông công nghiệp. Hội đồng khoa học và công nghệ huyện, Phòng Kinh tế cần thông báo rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân trong huyện đăng ký đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp theo định hướng của Hội đồng khoa học và công nghệ huyện để Hội đồng khoa học và công nghệ xem xét, tuyển chọn cho thực hiện. Trong điều kiện nguồn kinh phí có hạn, UBND huyện, thị xã, thành phố nên vận động huy động nguồn lực tổng hợp từ các xã, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân cùng tham gia.

Hiện nay, trong cơ cấu chi ngân sách cấp huyện tại huyện Cao Phong, nguồn chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ không được bố trí, mà do Sở Khoa học và Công nghệ huyện trực tiếp quản lý; chỉ trong vài năm gần đây, hàng năm Sở khoa học và công nghệ huyện mới “rót” cho mỗi huyện từ 50- 60 triệu đồng/năm để chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ, điều này rất khó khăn cho cấp huyện trong việc thực hiện công tác này. Vấn đề này, UBND huyện nên chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ có sự phân bổ cho cấp huyện hợp lý hơn và chỉ đạo Sở Tài chính kiểm tra việc thực hiện của Sở Khoa học và Công nghệ. Hoặc chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế họach và Đầu tư hàng năm khi cùng với huyện thảo luận về dự toán chi ngân sách cấp huyện phải bố trí nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ cho cấp huyện theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị

lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII); cho sự nghiệp khoa học và công nghệ 2% trong tổng chi thường xuyên của ngân sách; đảm bảo cho cấp huyện được chủ động và phát huy được sự sáng tạo ở cơ sở.

Khuyến khích phát triển câu lạc bộ khuyến nông của các hợp tác xã đồng thời với việc củng cố lại các câu lạc bộ khuyến nông đã có để làm nòng cốt trong việc cung cấp thông tin, tư vấn cho xã viên trong việc lựa chọn áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, lựa chọn áp dụng các mô hình sản xuất thử nghiệm đạt hiệu quả trên địa bàn vào quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ xã viên. Tăng cường hoạt động của các Trạm khuyến nông trong việc hướng dẫn, phổ biến sử dụng phương pháp canh tác tiên tiến đến các hộ xã viên thông qua hợp tác xã.

UBND huyện, Sở Nội vụ cần xem xét bố trí biên chế cán bộ khoa học và công nghệ ở cấp huyện trong Phòng kinh tế huyện ít nhất từ 1- 2 biên chế. Hiện nay, trên địa bàn huyện Cao Phong hầu như không có huyện nào có cán bộ chuyên trách về khoa học và công nghệ. Đồng thời, UBND huyện nên chỉ đạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ quan nghiên cứu khoa học của huyện liên kết với các hợp tác xã trong việc ứng dụng chuyển giao công nghệ, triển khai các công trình nghiên cứu tiên tiến hay nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các hợp tác xã.

f) Chính sách thị trường

Tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin từ các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 90 - 98)