Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 65)

* Chỉ tiêu phản ảnh thực trạng phát triển HTX

- Tỷ lệ thành viên = Số lượng các thành viên tham gia vào HTX/tổng số dân - Số lượng vốn của các thành viên HTX/Tổng nguồn vốn

+ Tỷ lệ vốn vay = Vốn đi vay/Tổng nguồn vốn

+ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX

+ Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh + Chi phí hoạt động SXKD

+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh + Lợi nhuận kinh doanh/đồng vốn đầu tư

* Chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX

- Cơ chế chính sách: Đánh giá của các thành viên HTX về ảnh hưởng tốt hay không tốt

- Nhận thức của các thành viên HTX và cán bộ HTX: Đánh giá của các thành viên HTX về mức độ ảnh hưởng theo các mức độ: Tốt, bình thường, không tốt.

- Công tác tuyên truyền: Đánh giá của các thành viên HTX về ảnh hưởng tốt hay không tốt

- Kinh phí hoạt động: Đánh giá của các thành viên HTX về mức độ ảnh hưởng theo các mức độ: Tốt, bình thường, không tốt.

- Cơ sở vật chất Đánh giá của các thành viên HTX về ảnh hưởng tốt hay không tốt.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CAO PHONG

Hiện nay số hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Cao Phong là 32 hợp tác xã với phần đa các hợp tác xã hoạt động đa ngành

Theo phân loại tại thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNN của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 17/4/2017 các HTX huyện Cao Phong được phân loại như sau:

- Hợp tác xã trồng trọt: 18 HTX - Hợp tác xã chăn nuôi: 05 HTX - Hợp tác xã Lâm nghiệp: 04 HTX - Hợi tác xã Diêm nghiệp: 0 HTX

- Hợp tác xã nước sạch nông thôn: 0 HTX - Hợp tác xã Nông nghiệp tổng hợp: 5 HTX

4.1.1. Thực trạng về quy mô của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Cao Phong

Để đánh giá quy mô của HTX trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, đề tài tiến hành thống kê số lượng thành viên HTX theo các nhóm đã được lựa chọn và được thể hiện qua bảng số liệu Bảng 4.1, cụ thể như sau sau:

Bảng 4.1. Số lượng thành viên bình quân một hợp tác xã giai đoạn 2016-2018 tại huyện Cao Phong, Hòa Bình

ĐVT: Người/HTX Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 2017/2016 2018/2017 BQ Nhóm 1 185 215 250 116,2 116,3 116,2 Nhóm 2 280 321 340 114,6 105,9 110,2 Nhóm 3 456 460 465 100,9 101,1 101,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các HTX (2018)

Bảng 4.1 cho thấy nhìn chung số lượng thành viên các HTX hiện nay của cả 3 nhóm đều tăng, tuy nhiên số lượng thành viên các HTX nhóm 1 tăng mạnh

16,2%/năm là do ban đầu khi mới thành lập các thành viên góp nhiều vốn với mục đích sản xuất kinh doanh, nên nhiều người còn chưa nhìn thấy được lợi ích, tuy nhiên khi các HTX hoạt động có hiệu quả nhiều người muốn tham gia vì vậy số lượng thành viên ngày càng tăng nhanh. Xét về số lượng các thành viên tại các HTX nhóm 1 ít hơn so với các thành viên ở nhóm 2 và 3, nguyên nhân là dó các HTX thuộc nhóm 1 khi tham gia vào HTX đều phải góp lượng vốn nhất định với một giá trị lớn nhằm đưa luôn vào thực hiện sản xuất kinh doanh luôn, trong các thành viên góp vốn chủ yếu là các cá nhân có vốn nhằm được hưởng lợi ích từ HTX đó là được chia lợi nhuận.

Đối với nhóm 2 số lượng thành viên nhiều hơn nhóm 1, tuy nhiên số lượng người tăng lên qua các năm là chậm hơn đó là tăng BQ 10,2%/năm, nguyên nhân là do lượng các thành viên góp vốn để được hưởng lợi ích từ HTX chỉ chiếm một phần còn lại là các thành viên đại diện cho hộ gia đình để được hưởng dịch vụ trong nông nghiệp như các dịch vụ tưới tiêu, phun thuốc trừ sâu.

Đối với nhóm 3 mặc dù các thành viên đông, tuy nhiên các thành viên này chủ yếu là đại diện từ các hộ gia đình Bình quân 1 HTXNN điều tra có 465 thành viên, trong đó: Có 320 đại diện hộ gia đình (chiếm 69.8% số thành viên); 145 cá nhân (chiếm 31,1% số thành viên). Tuy nhiên, đối với các HTX mới thành lập thì số thành viên có ít, HTX ít nhất chỉ có đủ số thành viên theo quy định của Luật

(7 thành viên); HTX có nhiều thành viên cũng chỉ vài chục người, rất ít có HTX

mới thành lập có hàng trăm thành viên.

Đối với nhóm 3 số lượng thành viên là đông nhất nguyên nhân là các HTX nông nghiệp trên mới chuyển đổi tên theo luật tuy nhiên phương thức hoạt động vẫn cũ nên các thành viên chủ yếu là các “xã viên” (gọi theo luật cũ) là đại diện cho các hộ gia đình đã là thành viên của HTX nay chỉ chuyển đổi tên nên số lượng các thành viên những HTX trên là cao hơn các HTX còn lại.

4.1.2. Thực trạng về phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các loại hình dịch vụ khác tại các hợp tác xã huyện Cao Phong dịch vụ khác tại các hợp tác xã huyện Cao Phong

Thực trạng việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng các dịch vụ được thể hiện và có sự khác biệt rất rõ ở các loại hình HTX, Đối với những HTX thuộc nhóm 1 phát triển theo kiểu mới chủ yếu tập trung vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm hàng hóa, mặt hàng mang tính đặc trưng của các HTX đó là trồng, bảo quản và tiêu thụ cam, quýt Cao Phong. Cụ thể kết quả được thể hiện

qua bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Tỷ lệ các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Cao Phong năm 2018

ĐVT: % Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Dịch vụ cung ứng vật tư 25,0 85,6 100,0 Dịch vụ thủy nông 12,0 56,5 100,0 Dịch vụ làm đất 0,0 20,0 89,5 Dịch vụ nông nghiệp khác 0,0 0,0 26,5 Dịch vụ bảo quản sản phẩm 56,5 32,0 0,0 Sản xuất sản phẩm 100,0 0,0 0,0 Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 100,0 0,0 0,0

Nguồn: Tổng hợp báo cáo qua các năm của HTX (2018)

Bảng 4.2 cho thấy các nhóm HTX khác nhau thực hiện các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác nhau

Các HTX thuộc nhóm 1 chủ yếu tập trung vào 2 lĩnh vực đó là sản xuất sản phẩm và kinh doanh sản phẩm có tới 100% các HTX thuộc nhóm 1 là sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Đối với Nhóm HTX này gồm có Liên hiệp HTX Cam Cao Phong, HTX Hà Phong, HTX tiêu thụ nông sản Cao Phong. Đối với Liên hiệp HTX Cam Cao Phong đây là liên hiệp HTX đi đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh liên quan đến nông nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, tương tự các HTX còn lại cũng có sản xuất kinh doanh sản phẩm là chủ yếu. Tỷ lệ các dịch vụ cung ứng vật tư, dịch vụ thủy nông rất thấp chỉ có 25%, dịch vụ làm đất không thực hiện

Nhóm 2 thuộc các HTX thực hiện các dịch vụ chế biến và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp và có cả các dịch vụ sản xuất nông nghiệp, các HTX thuộc nhóm này có hoạt động nhiều các loại hình dịch vụ như dịch vụ cung ứng vật tư chiếm đến 85,6% số HTX tham gia, dịch vụ thủy nông có 56.5% HTX

thụ sản phẩm nên hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao

Nhóm 3 là thuộc nhóm báo gồm các HTX dịch vụ nông nghiệp thuần túy đã chuyển đổi theo luật 2012 tuy nhiên các dịch vụ ở đây chủ yếu là dịch vụ cung ứng vật tư, làm đất, dịch vụ thủy nông ngoài ra không hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến, bảo quản sản phẩm hiện tượng “Bình mới, rượu cũ” nên hiệu quả kinh doanh thấp, những HTX này cần được cải thiện và phát triển để việc hoạt động thực sự có hiệu quả.

4.1.3. Thực trạng tình hình tài chính và đất đai của hợp tác xã

4.1.3.1. Tình hình tài chính của hợp tác xã

Đối với các HTX mới thành lập thì nguồn vốn kinh doanh chủ yếu do thành viên đóng góp theo điều lệ HTX. Quy mô vốn kinh doanh của HTX phụ thuộc vào 2 yếu tố: i) Tiềm lực đóng góp của thành viên HTX; ii) Số lượng thành viên HTX tham gia HTX.

Cụ thể tình hình tài chính của doah nghiệp được thể hiện qua bảng số liệu 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của các hợp tác xã trên địa bàn huyện Cao Phong năm 2018

ĐVT: Triệu VNĐ

TT Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

SL % SL % SL %

II Vốn Điều lệ 107.264 13.408 1.676 III Giá trị tài sản 268.960 33.620 3.544 IV Nguồn vốn hoạt động 268.960 33.620 3.544

1 Nguồn vốn chủ sở hữu 210.112 78 26.264 78,1 2.658 75 2 Vay của thành viên 36.180 14 2.412 7,2 268 7,6 3 Vay ngân hàng và các

tổ chức khác 26.496 9,9 2.208 6,6 276 7,8 4 Nguồn khác 21.888 8,1 2.736 8,1 342 9,7 Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các HTX (2018)

Bảng 4.3 cho thấy tình hình tài chính của các nhóm HTX khác hẳn nhau, khi chuyển đổi HTX theo luật 2012 các HTX chuyển ngay theo hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa đã kêu gọi vốn góp của các thành viên, những ngì có tiếm lực lớn với mục đích sản xuất kinh doanh phải thực sự mang lại hiệu quả kinh tế

cao. Chúng ta có thể thấy vốn của các HTX nhóm 1 lên tới 107.264 triệu đồng trong khi đó nhóm 3 chỉ có 1.676 triệu đồng

Đối với các HTX thuộc nhóm 3 chuyển đổi, hoạt động theo Luật HTX 2012 thì nguồn vốn của HTX chủ yếu là vốn của HTX cũ chuyển sang. Phần vốn góp của thành viên HTX không nhiều. Do vậy, tình trạng khá phổ biến ở các HTX chuyển đổi hiện nay là tổng vốn hoạt động tuy không nhỏ nhưng chủ yếu lại là tài sản cố định, công cụ sản xuất nhưng đã cũ kỹ, năng lực phục vụ SXKD rất yếu kém. Ở không ít HTX, một số loại tài sản chỉ còn trên sổ sách. Ở các HTX hoạt động SXKD có lãi thì nguồn vốn kinh doanh chuyển đổi được lớn dần theo thời gian thông qua việc trích lập các quỹ và bổ sung vốn điều lệ.

Thực tế cũng cho thấy có rất ít HTX mới thành lập có tổng nguồn vốn lên vài tỷ đồng.

Vốn lưu động của các HTX không nhiều song việc tiếp cận vay vốn ngân hàng và các tổ chức khác rất khó khăn, chỉ chiếm 7,81% tổng nguồn vốn hoạt động của HTX. Có 3 nguyên nhân HTX khó tiếp cận các nguồn vốn vay: i) Mặc dù tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 của Luật HTX 2012 qui định HTX được Nhà nước hỗ trợ chính sách tín dụng nhưng theo lý giải của các Ngân hàng thì các HTXDVNN chưa đủ thẩm quyền pháp lý để vay vốn; ii) Không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng do tài sản là của công hoặc nếu có thì có rất ít nên số lượng vốn vay được không đáng kể; iii) Không có tổ chức, cá nhân nào bảo lãnh để HTX vay vốn tín chấp.

Thiếu vốn là nguyên nhân cản trở lớn nhất đến việc mở rộng quy mô hoạt động SXKD, dịch vụ của các HTX. Chính vì vậy, hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ nông sản ở nhiều HTX rất khó thực hiện vì các hoạt động này đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn.

Từ bảng trên ta thấy những HTX có nhiều vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cao, toàn bộ những HTX kiểu mới đều có vốn điều lệ cao, sản xuất kinh doanh theo cơ ché thị trường, mang lại lợi ích rất lớn cho các thành viên tham gia.

4.1.3.2. Tình hình đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh

Đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các HTX cũng khác nhau một cách rõ rệt giữa các nhóm HTX. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.4. Tình hình đất đai của các nhóm hợp tác xã trên địa bàn huyện Cao Phong Hòa Bình

Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 SL (m2) % SL (m2) % SL (m2) % Đất thuê để sản xuất sản phẩm nông nghiệp 2.100.000 83,55 300.000 85,19 24.916 64,71 Đất do các thành viên góp để sản xuất 400.000 15,91 50.000 14,20 1.437 3,73 Đất làm trụ sở, cửa hàng 2.000 0,08 1.000 0,28 1.501 3,90 Đất làm nhà xưởng sản xuất, chế biến 5.000 0,20 300 0,09 0 0,00 Đất làm kho bảo quản 3.000 0,12 500 0,14 0 0,00 Đất khác 3.500 0,14 350 0,10 10.651 27,66 Tổng diện tích đất 2.513.500 100,00 352.150 100,00 38.505 100,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các HTX (2018)

Bảng 4.4 cho thấy đối với các HTX thuộc nhóm sản xuất kinh doanh phát triển tình hình đất đai nhiều để phục vụ cho việc sản xuất nhưng sản phẩm nông nghiệp, ví dụ liên hiệp HTX Cao Phong với 500 ha đất trồng cam, các HTX còn lại cũng thuê đất nhiều với mục đich tương tự

Tổng hợp số liệu điều tra và khảo sát các HTXNN cho thấy đa số các HTX thuộc nhóm 3 còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện đất đai phục vụ công tác quản lý và SXKD. Diện tích đất sử dụng bình quân 1 HTX điều tra là 38.505 m2, trong đó:

+ Phân theo nguồn gốc đất: Đất do Chính quyền địa phương cấp 4.838 m2; đất có giấy CNQSDĐ 9.320 m2; đất do thành viên góp 1.487 m2; đất thuê mượn 2.785m2

+ Phân theo mục đích sử dụng đất: Đất XD trụ sở làm việc 214 m2

(1,56%); Đất làm cửa hàng 1.287 m2 (3,44%); Đất SX cây, con giống 24.916 m2

(66,55%); Đất khác 10.651 m2 (28,45%). Tại các HTX điều tra, không HTX nào có nhà xưởng, kho tàng.

Kết quả khảo sát về điều kiện đất đai phục vụ SXKD ở các HTX điều tra cũng cho thấy có tới trên 60% số HTX gặp khó khăn về đất xây dựng trụ sở làm việc. Một số HTX được UBND xã bố trí phòng làm việc tạm thời tại khu vực trụ sở UBND xã. Nhiều HTX phải dùng nhà riêng của Giám đốc của HTX hoặc

mượn tạm nhà ở của thành viên HTX HTX để làm trụ sở giao dịch.

Tại một số xã, Chính quyền cấp đất cho HTX nhưng không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc không cho phép xây dựng nhà cửa kiên cố, thậm chí có HTX đã mua đất nhưng cũng không được cấp bìa đỏ.

Các HTX nông nghiệp thuộc nhóm 1 đi thuê đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh cua mình để sử dụng đất đi thuê tạo ra các sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả cao cho HTX còn các HTX thuộc nhóm còn lại thì không đi thuê đất mà phụ thuộc vào diện tích đất nhà nước cấp nên hiệu quả kinh tế không cao

4.1.4. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong

a) Đối với nhóm những hợp tác xã kiểu mới (Nhóm 1)

Huyện Cao Phong là huyện đi đẩu trong cả nước về vấn đề phát triển các HTX và các liên minh HTX, có lợi thế lớn của Cao Phong là vùng cho nhiều trái cây mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt là thương hiệu cam Cao Phong. Một số HTX tận dụng được lợi thế này và đã xây dựng được HTX sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể được thể hiện qua những bảng số liệu sau:

Bảng 4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sản phẩm trên địa bàn huyện Cao Phong

ĐVT: Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQ 1 Doanh thu 88.672,20 114.524,00 166.799,00 129,2 145,6 137,2 1.1 Cung ứng vật tư 747,7 851,9 1.209,10 113,9 141,9 127,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 65)