Thực tiễn về phát triển các hợp tác xã nông nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 46 - 54)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hợp tác xã nông nghiệp

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.2. Thực tiễn về phát triển các hợp tác xã nông nghiệp của Việt Nam

2.2.2.1. Tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận là tỉnh nằm trong vùng kinh tế miền Đông Nam bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Diện tích tự nhiên 785.462 ha. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2011-2016 là 11,17%. Ngành nông nghiệp tăng 7,16%.

Sau khi Luật HTX năm 2012 được ban hành, công tác phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn tỉnh về Luật HTX được tăng cường nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, người dân về vai trò và vị trí cũng như cơ cấu tổ chức, hoạt động của kinh tế hợp tác. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 95 hợp tác xã nông nghiệp và 02 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 88 hợp tác xã đang hoạt động và 07 hợp tác xã đang ngưng hoạt động. Có 77/88 hợp tác xã nông nghiệp đang tổ chức hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, đạt tỷ lệ 87,5% so với số HTX đang hoạt động và 81% (77/95) so với tổng số hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (Nguyễn Đình Chính và cs., 2013).

nông nghiệp của tỉnh có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, do đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, thu nhập của các thành viên và khẳng định được vai trò kinh tế hợp tác cho các hộ gia đình thành viên, mang lại lợi ích cho xã viên và cộng đồng. Nhờ sự năng động trong xây dựng phương án sản xuất kinh doanh với nhiều loại hình dịch vụ nông nghiệp, một số hợp tác xã được xem là điển hình tiên tiến trong mạng lưới 100 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu trên toàn quốc cần được nhân rộng. Điển hình như: Hợp tác xã muối Thanh Phong - xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam với 151 hộ thành viên diêm dân tham gia sản xuất muối, diện tích 23 ha sản xuất muối trải bạt và muối thủ công, doanh thu hàng năm HTX đạt hơn 2.000 triệu đồng, hiện nay mặc dù giá muối trên thị trường đang thấp nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chất lượng muối của hợp tác xã vẫn không ảnh hưởng nhiều, hợp tác xã đã góp phần ổn định sản xuất, ổn định đời sống bà con diêm dân. HTX Kinh doanh - Dịch vụ nông nghiệp Long Điền I (Tuy Phong), chuyển đổi theo Luật năm 2012 vào tháng 03/2016, có 477 thành viên/476 hộ, tổng diện tích canh tác 354,68 ha, phần lớn chủ yếu sản xuất về cây lúa là chính và các loại cây trồng như thanh long, nho…. Qua hơn một năm chuyển đổi, HTX Kinh doanh - Dịch vụ nông nghiệp Long Điền I đã vạch ra đường hướng phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp với năng lực thực tế cũng như nhu cầu của thị trường, qua đó hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX đã đạt hiệu quả cao, nâng cao thu nhập của thành viên và người lao động.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả trong việc thực hiện việc chuyển đổi HTX, tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn 18 hợp tác xã chưa thực hiện chuyển đổi. Trong đó, 11 hợp tác xã đang hoạt động nhưng chưa thực hiện chuyển đổi (12,5%) và 07 hợp tác xã ngưng hoạt động kéo dài liên tục trên 12 tháng, đang chờ giải thể. Nguyên nhân chủ yếu do: Hầu hết các hợp tác xã chưa tổ chức lại hoặc chuyển đổi đều có quy mô hoạt động nhỏ, cơ sở vật chất hạn chế, lạc hậu; thiếu vốn sản xuất, kinh doanh; không có phương án sản xuất hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp. Luật Hợp tác xã năm 2012 có nhiều nội dung mới quy định chi tiết về hợp tác xã kiểu mới, với phương thức hoạt động yêu cầu trình độ quản lý điều hành cao hơn, tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý của hợp tác xã phần lớn đều cao tuổi, khả năng nắm bắt và tiếp cận thông tin thị trường chưa kịp thời nên còn biểu hiện băn khoăn, e ngại, lúng túng, thiếu chủ động trong

điều chỉnh, bổ sung phương án đăng ký lại hoạt động theo quy định mới. Mặt khác, các HTX vẫn còn nặng tâm lý trông chờ nhà nước triển khai các chính sách mới ưu đãi nên chậm tiến hành thủ tục đăng ký, chuyển đổi hoạt động theo quy định. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản có liên quan đến kinh tế tập thể ở một số địa phương triển khai chậm; người dân chưa thực sự hiểu được vai trò của việc phát triển kinh tế tập thể theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

Để Luật HTX năm 2012 phát huy hiệu quả trong thực tiễn, thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chủ trương, chính sách, văn bản có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ quản lý kinh tế hợp tác các cấp. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tăng cường sự chỉ đạo, trách nhiệm phối hợp của các sở, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh về hỗ trợ khoa học và công nghệ, tài chính tín dụng, đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng, thông tin thị trường,… Đồng thời, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo các hình thức liên kết như chuỗi giá trị sản xuất an toàn, liên kết cánh đồng lớn, liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ mà nòng cốt là hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; chú trọng đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã và tổ hợp tác với nhau; giữa hợp tác xã và các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tập thể gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (Nguyễn Đình Chính và cs., 2013).

Quá trình hình thành, củng cố,đổi mới và phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Bình Thuận, đã từng bước đáp ứng yêu cầu của ngưòi lao động, kinh tế hộ, khai thác được một số nguồn nhân lực mới trong các ngành, các lĩnh vực, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hoạt động của các HTX đã tạo lập và phát huy các mối quan hệ lành mạnh trong cộng đồng, góp phần chăm lo đến các mặt đời sống xã hội của dân cư trên địa bàn. Đáng chú ý là đã xoá được các quan hệ từng cản trở tốc độ phát triển trong HTX kiểu cũ, hạn chế nạn cho vay nặng lãi, ép giá ép cấp của tư thương. Nhiều HTX là cầu nối trong việc triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến các hộ sản xuất. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, tạo điều kiện tiếp tục củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. Tạo lập được môi trường thuận lợi cho kinh tế tập

thể phát triển. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về kinh tế hợp tác và HTX có chuyển biến tích cực, rõ nét hơn, xoá bỏ dần mặc cảm hoài nghi do HTX cũ để lại.

Tuy nhiên, các HTX nông nghiệp tỉnh Bình Thuận còn nhiều khó khăn, yếu kém như: quy mô hoạt động của HTX nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, thường chỉ phục vụ trong nội bộ một thôn hay một xã, thậm chí trong một nhóm xã viên; chưa đa dạng sản phẩm và ngành nghề. Hiệu quả kinh doanh dịch vụ thấp, số HTX hoạt động có lãi từ 8% / năm trở lên chỉ chiếm 39,6% tổng số HTX nông nghiệp. HTX chỉ thực hiện kinh doanh dịch vụ đầu vào, chưa quan tâm dịch vụ đầu ra. HTX thiếu vốn để hoạt động. Phần lớn các HTX không vay được vốn tín dụng do không có tài sản thế chấp hoặc không có phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi; do mức độ tín nhiệm không cao nên không thể vay tín chấp. Một số HTX không dám vay vốn vì sau khi vay mua vật tư ứng trước cho xã viên nhưng khó thu hồi. Quản lý Nhà nước đối với HTX còn hạn chế. Nhiều chính sách khuyến khích phát triển HTX chưa được triển khai thực hiện.

Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém là:

Nhận thức về vị trí của HTX và kinh tế hợp tác trong một số cán bộ lãnh đạo ở các ngành các cấp chưa thật đầy đủ. Việc quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Luật HTX và các nghị định của Chính phủ thiếu chiều sâu, một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả của kinh tế HTX kiểu mới. Nhà nước thiếu quan tâm giúp HTX công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ. Trong một thời gian dài, công tác hợp tác hoá bị buôn lỏng, HTX rơi vào tình trạng sa sút, để lại nhiều tồn đọng, cán bộ thuyên chuyển, giảm nhiệt tình.

Tỉnh cũng đã định hướng phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian đến là:

- Phát triển đa dạng các HTX nông nghiệp, đưa HTX nông nghiệp trở thành cầu nối hiệu quả giữa hộ nông dân và các đối tượng khác.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của HTX nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông nghiệp và nông thôn thời gian tới.

- HTX phát triển trên cơ sở kinh tế hộ, kinh tế trang trại và kinh tế thị trường. Đến năm 2020, tỉnh phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

- Tốc độ tăng trưởng HTX nông nghiệp bình quân 20%, chiếm 5% GDP của tỉnh.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống xã viên,tăng tích luỹ và góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội ở địa phương.

Ba giải pháp chính để đạt mục tiêu trên là:

- Tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường hoạt động hiệu quả cho HTX nông nghiệp.

- Thiết lập hệ thống chính sách khuyến khích và hỗ trợ HTX nông nghiệp. - Tăng cường chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đối với phát triển HTX nông nghiệp.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

Cùng với các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn và sự quan tâm sát sao của chính quyền địa phương đến hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh, kinh tế nông nghiệp của tỉnh những năm qua đã có nhiều chuyển biến tốt đẹp và gặt hái được nhiều thành công. Có được những kết quả khả quan đó phải kể đến vai trò to lớn trong việc định hướng và khuyến khích kinh doanh sản xuất của các HTX nông nghiệp (Nguyễn Đình Chính, 2013).

Với tập quán canh tác làm nông và trồng các sản phẩm nông nghiệp thì thành lậpHTX có lẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất cho các hộ dân. Hình thức này không hạn chế số lượng thành viên tham gia, các thành viên tuân thủ các quy định, điều lệ họat động của HTX, thực hiện các nhiệm vụ được giao và đóng góp vào sự vững mạnh của HTX.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đây vẫn là giữ vai trò to lớn trong xã hội. Các HTX hoạt động tốt sẽ góp phần vào việc ổn định trật tư, an ninh chính trị, xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt cộng đồng. Tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cùng một tập thể cũng được duy trì và phát huy.

Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế như mọi tổ chức kinh tế khác, tham gia vào các họat động kinh tế và đem lại các lợi ích cho từng cá nhân, tập thể, xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế tại địa phương.

Theo số liệu thống kê, tính đến đầu năm 2018, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 1.278 HTX, trong đó HTX nông nghiệp là 375 HTX, số lượng HTX nông nghiệp họat động có hiệu quả vẫn ở mức khá khiêm tốn.

Các HTX nông nghiệp đã phát huy được vai trò của mình trong tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ KHKT, nâng cao hiệu quả sản xuất và đặc biệt là đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân. Điển hình như: HTX Nông nghiệp Kỳ Giang (Kỳ Anh), HTX Kinh doanh dịch vụ hải sản Hùng Mạnh, xã Thạch Kim (Lộc Hà), HTX Dịch vụ tổng hợp Cẩm Thành (Cẩm

Xuyên), HTX Đại Tân xã Trường Sơn (Đức Thọ); HTX Chăn nuôi tổng hợp Tiền

Phong (Nghi Xuân); HTX Thuận Hòa (Thạch Văn – Thạch Hà); HTX chăn nuôi và kinh doanh thương mại tổng hợp Hương Giang (Vũ Quang),....

Thu nhập của các thành viên và người lao động trong HTX tăng khá nhanh, nhất là các HTX hoạt động ở lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng - chế biến nông - lâm - thủy sản, dao động từ 3,6 - 6 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập của các HTX chăn nuôi từ 500 triệu – 3 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, các HTX họat động trong lĩnh vực cung ứng thủy lợi, vật tư phân bón cũng thu được nhiều kết quả khả quan, với lợi nhuận đạt từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng/năm.

Hà Tĩnh luôn quan tâm sát sao đến họat động phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà. Tỉnh đã ban hành Nghị quyết 90/2014/NQ-HDND về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn cùng một số văn bản hướng dẫn thực hiện việc hỗ trợ, khuyến khích họat động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Một số dự án phát triển nông nghiệp thu được thành công như: Dự án phát triển kinh tế bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh thông qua các Tổ hợp tác, HTX; Dự án rau, củ, quả an toàn công nghệ cao (dự án RAT); chăn nuôi lợn thịt liên kết với Công ty CP Chăn nuôi Mitraco Hà Tĩnh.

Trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hiện nay, vị trí và vai trò của kinh tế HTX nông nghiệp lại càng được đặt ra một cách quan trọng hơn bao giờ hết. Cấp thiết đổi mới phương thức họat động để thích nghi với môi trường tình hình mới, môi trường mới là một trong những nội dung quan trọng cần được các HTX tại Hà Tĩnh triển khai thực hiện.

hoạt động đã giúp cho nông dân giải quyết được một phần nhu cầu đầu vào cho sản xuất như vốn, công nghệ, giống, phân bón… nên bước đầu tạo được niềm tin trong xã viên. Một số HTX có tích luỹ, tăng vốn tự có, mở rộng lĩnh vực kinh doanh và phân phối lợi nhuận cho xã viên. Đặc biệt, một số HTX liên kết được với các doanh nghiệp nhà nước thu hút xã viên là các pháp nhân và các thể nhân có vốn và kinh nghiệm kinh doanh.

Tuy vậy, đội ngũ cán bộ HTX còn rất yếu so với yêu cầu, đa số các HTX chỉ thực hiện được vài khâu dịch vụ đầu vào, chưa lo được đầu ra cho xã viên; quy mô vốn nhỏ, cơ sở vật chất kinh doanh thiếu thốn.

Hướng đến, tỉnh tập trung sức hình thành các HTX ở những vùng chuyên canh sản xuất nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến nông sản. Đồng thời củng cố hoạt động của các HTX hiện có theo hướng đổi mới nội dung hoạt động, mở rộng kinh doanh nhiều lĩnh vực dịch vụ ở nông thôn. Thu hút xã viên có tiềm lực kinh tế, có năng lực kinh doanh; đảm bảo thật tốt tính tự chủ của xã viên. Tăng cường công tác quản lý đối với HTX.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Cao Phong

Nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển HXT nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 46 - 54)