Kinh nghiệm các nước trên thế giới về phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 38 - 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hợp tác xã nông nghiệp

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1. Kinh nghiệm các nước trên thế giới về phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Vì vậy cần phải mời các chuyên gia, các tấm gương điển hình về xây dựng HTX ở các địa phương khác đã thực hiện thành công để nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi cách nhìn nhận về hoạt độngcủa HXT.

2.1.6.4. Thị trường đầu vào, đầu ra cho nông nghiệp

Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật, cho nên cần phải theo dõi, chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên để đáp ứng đúng kỹ thuật, kịp thời các yêu cầu sinh học của cây trồng, vật nuôi. Điều đó quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Chỉ có hình thái kinh tế gia đình với cơ chế “tự thuê mướn sức lao động của chính mình”, “tự bóc lột mình” và lấy công làm lãi, nhờ gắn trực tiếp lợi ích của mỗi người và cả cộng đồng gia đình vào kết quả cuối cùng của sản xuất nông nghiệp, đã tạo ra khả năng lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác trong việc vượt qua tình huống rủi ro do thiên nhiên hay do thị trường gây ra.

Mặt khác, kinh tế nông hộ không thể tự thân trở thành một đơn vị kinh tế hàng hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp lớn, trước hết trong dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” của kinh tế nông hộ. Do vậy, tất yếu các nông hộ phải liên kết lại với nhau trong các tổ chức kinh tế hợp tác của mình, tạo ra sức mạnh mới cạnh tranh trong thị trường, tự bảo đảm hoạt động dịch vụ “đầu vào”,” đầu ra” cho kinh tế hộ đạt kết quả cao hơn. Vì thế HTX nông nghiệp trở thành chỗ dựa vũng chắc để kinh tế hộ trở thành đơn vị sản xuất hàng hóa tự chủ có khả năng cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1. Kinh nghiệm các nước trên thế giới về phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới kiểu mới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

* Tổ chức hệ thống HTX

a)Về cơ cấu tổ chức:

- Cấp quốc gia phân theo ngành kinh tế thì gồm: Liên đoàn thịnh vượng HTXNN quốc gia; Liên đoàn tín dụng HTXNN quốc gia; Ngân hàng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Liên hiệp HTXNN quốc gia Nhật Bản; Liên

đoàn Bảo hiểm HTXNN quốc gia, Tổng công ty du lịch Nokyo; ngoài ra còn có Liên đoàn xuất bản và thông tin HTXNN quốc gia, hiệp hội IE-NO-HIKARI về các hoạt động xuất bản, giáo dục và văn hoá... (Vũ Duy Hưng, 2013).

- Cấp địa phương: Liên hiệp HTXNN và Liên đoàn HTX địa phương

(hoặc văn phòng của các Liên đoàn Quốc gia) là cơ quan quản lý của địa phương

thực hiện chức năng quản lý HTX nông nghiệp tại Nhât Bản.

- Cấp thành phố, làng, xã, thị trấn thì có HTXNN đa chức năng sơ cấp, ngoài ra trong HTXNN còn có Hội phụ nữ (nâng cao đời sống) và Hội thanh niên (khuyến khích thanh niên tham gia vào HTXNN).

Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức hệ thống hợp tác xã tại Nhật Bản

Nguồn: Vũ Duy Hưng (2013)

Trong hệ thống ba cấp này, thông thường một giám đốc HTX cơ sở (JA) sẽ được bầu làm giám đốc một liên đoàn/liên hiệp cấp tỉnh và có thể kiêm nhiệm cả ở cấp quốc gia.

Một trong những đặc điểm nổi bật trong quản lý kinh doanh của JA là một hệ thống tích hợp trong đó các hoạt động được thực hiện một cách thống nhất và song song với nhau, ví dụ như sự liên kết giữa các hoạt động kinh doanh (như

tiếp thị và tiêu thụ) cùng với các hoạt động tín dụng và bảo hiểm. Hệ thống tích

hợp này mang lại lợi thế cho các thành viên của HTX khi có thể được hưởng lợi từ nhiều dịch vụ thông qua HTX.

Mỗi mảng hoạt động của JA được kết hợp chặt chẽ và bổ sung cho các hoạt động khác, do đó nếu có thua lỗ phát sinh từ hoạt động tiếp thị và kinh

Cấp làng, xã, thị trấn,

thành phố Cấp tỉnh Cấp quốc gia

Thành viên HTX:

- Thành viên thường xuyên - Thành viên liên kết

HTX cơ sở

(JA): Liên đoàn kinh doanh

Liên đoàn kinh doanh

doanh thì sẽ được bù đắp từ các hoạt động thu lợi nhuận kinh doanh như tín dụng và bảo hiểm. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của toàn cầu hóa, phương pháp này sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài, vì vậy việc nghiên cứu thay đổi cách quản lý các hoạt động kinh doanh đã được thực hiện bởi JA trong một thời gian dài và hiện nay đang hướng tới việc độc lập tài chính cho từng hoạt động của HTX (Vũ Duy Hưng, 2013).

b) Thành viên tham gia hợp tác xã

Phần lớn nông dân Nhật Bản đều tham gia vào HTXNN. Thành viên tham gia HTX có 2 loại:

- Thành viên thường xuyên: Nông dân, hộ nông dân, hội nông nghiệp, doanh nghiệp...tham gia vào SXNN. Việc quy định điều kiện trở thành thành viên HTX phụ thuộc vào Điều lệ của từng HTX, tuy nhiên HTX thường yêu cầu người xin gia nhập phải tham gia SXNN ít nhất 90 ngày/1 năm. Các tổ chức tham gia SXNN cũng có thể trở thành thành viên HTX. Các thành viên trong một gia đình có thể trở thành thành viên HTX nếu những thành viên này cũng là nông dân tham gia SXNN. Tính đến năm 2008, có khoảng 9.490.000 thành viên HTXNN tức là khoảng 12.330 thành viên/1 HTX (Vũ Duy Hưng, 2013).

- Thành viên liên kết: người dân cư trú trên địa bàn hoạt động của HTXNN. Những thành viên này sử dụng dịch vụ của HTX tuy nhiên không có quyền biểu quyết trong Đại hội thành viên hoặc bầu hội đồng giám đốc HTX. Dịch vụ cung cấp cho các thành viên này bị giới hạn ở mức độ 20% so với tổng dịch vụ HTX cung cấp.

Ngoài ra, thành viên trong HTX có thể lập nên các nhóm thành viên: Thành viên trong HTX tập hợp trong các nhóm khác nhau theo nhu cầu chung của mỗi nhóm nhằm tạo sự liên kết mật thiết hơn trong HTX như các nhóm sản xuất theo địa bàn, nhóm sản xuất theo sản phẩm chung, Hội thanh niên, Hội phụ nữ và các nhóm sử dụng dịch vụ khác của HTX.

Trước đây, ở Nhật Bản, việc tham gia HTX là bắt buộc đối với nông dân, nhưng hiện nay có những nông dân không tham gia HTX, đa số những người không tham gia HTX là những người có kỹ thuật cao. HTX chỉ là đại diện cho lớp nông dân trung bình và HTX ở Nhật Bản đã trở thành hoạt động độc lập như một DN tư vấn, chuyển giao, kết nối, tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ cho riêng các JA gần như không có mà thường thông qua các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân nói chung. Bản thân các JA cũng không mặn mà với việc nhận hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ do những ràng buộc đi kèm. Bản thân các JA hiện tại đã tương đối vững mạnh và có khả năng huy động các nguồn lực một cách độc lập. Do đó, hỗ trợ lớn nhất từ Chính phủ đối với HTX là tạo một hành lang pháp lý thông thoáng, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại (điển hình là các chợ đầu mối lớn do Nhà nước xây

dựng và quản lý) (Vũ Duy Hưng, 2013).

Các hoạt động của HTX cơ sở chủ yếu tập trung vào các dịch vụ sau: - Hướng dẫn: hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hướng dẫn sinh kế tốt hơn - Tín dụng: gửi tiết kiệm và cho vay

- Bảo hiểm: bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm khác

- Hoạt động thu mua và cung ứng vật tư: thu mua nông sản, sản phẩm và cung ứng vật tư cho sản xuất.

- Hoạt động tiêu thụ: Người nông dân mang sản phẩm nông nghiệp đến các HTX địa phương ký gửi bán hộ. Ngay sau khi sản phẩm được bán, HTX sẽ thanh toán tiền cho nông dân thông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt. Sau đó, người nông dân phải trả tiền hoa hồng cho các HTX. Thông thường, nông dân thường phải trả 2-5% giá trị nông sản cho dịch vụ bán hàng của HTX (HTX trừ

luôn khi thanh toán cho người sản xuất). Đổi lại, nông dân được hưởng các dịch

vụ của HTX theo hệ thống từ phân loại, đánh giá chất lượng chung đến hệ thống vận chuyển, giao hàng, mua và sử dụng chung các hệ thống thiết bị, nông cụ, máy móc lớn, đắt tiền (như hệ thống xử lý sau thu hoạch,…) và thậm chí cả các dịch vụ tài chính liên quan đến các khoản tiền gửi và vay vốn do HTX quản lí hoặc đứng ra đại diện (Vũ Duy Hưng, 2013).

- Dịch vụ chung: tổ chức quản lý các cơ sở cung cấp dịch vụ chung cho thành viên (như cơ sở xay xát gạo, phân loại và đóng gói hoa quả...)

- Chế biến nông sản.

- An sinh xã hội: khám chữa bệnh, nhà dưỡng lão, trường học...

d) Quản lý điều hành:

Các hoạt động của JA được quy định bởi Luật HTXNN và nhiều Luật chuyên ngành. Luật quy định các hoạt động về Đại hội thành viên, viên chức, lao động, nguyên tắc của JA, hướng dẫn và giám sát của Chính phủ.

Giám đốc HTX và thành viên Hội đồng quản trị của HTX địa phương được lựa chọn từ các nông dân và được trả lương. Trên thực tế, tiền lương không đủ bù đắp so với công sức và các hoạt động của họ, nhưng Giám đốc và các thành viên Hội đồng quản trị thường được bầu từ những nông dân giàu có hoặc có chức sắc ở địa phương và họ chấp nhận không đòi hỏi với mức lương cao hơn. Giám đốc HTX và thành viên Hội đồng quản trị của HTX rất bận rộn, bởi với tư cách đại diện của HTX, họ phải lên các kế hoạch và thúc đẩy các hoạt động chung cho các thành viên như kế hoạch đầu tư cho hệ thống SX, vật tư, đầu ra, thị trường… sao cho hiệu quả. Tổ chức hội thảo, kỹ thuật cho người trồng và giao dịch với HTX cấp tỉnh, thành phố.

Chính sách phát triển nông nghiệp của Nhật Bản hiện nay gồm hai mục tiêu lớn: i) Đảm bảo sự phát triển bền vững của nông nghiệp; ii) Nâng cao vị trí của người nông dân.

Hai mục tiêu này được cụ thể hóa thông qua các giải pháp: i) Tăng số lượng nông sản có chất lượng; ii) Tăng năng suất; iii) Cải thiện hạ tầng nông nghiệp; iv) Đẩy mạnh tiêu thụ kết hợp với chế biến nông sản; v) Ổn định giá nông sản, cải thiện thu nhập; vi) Ổn định giá và chất lượng vật tư nông nghiệp; vii) Đào tạo người nông dân làm quen với khái niệm kinh doanh nông nghiệp; viii) Đảm bảo an sinh xã hội cho người nông dân

e) Tài chính

- Nguồn vốn kinh doanh của HTX tại Nhật Bản được do thành viên đóng góp theo quy định của điều lệ HTX. Các HTX không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ. Các HTX cũng không mặn mà với việc nhận hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ do những ràng buộc đi kèm. Đến nay, các HTX đã tương đối vững mạnh và có khả năng huy động các nguồn lực một cách độc lập.

- Phân phối thu nhập: Do HTX ở Nhật Bản hoạt động độc lập như một DN tư vấn, chuyển giao, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nên hoạt động của HTX vừa có mục phục vụ thành viên vừa có mục tiêu lợi nhuận. Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lợi nhuận thu được của các HTX được phân phối như sau: Trích lập các quỹ, chia lợi nhuận cho thành viên theo vốn góp.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

a) Cơ cấu tổ chức

triển HTX quốc gia; Liên đoàn HTX Thái Lan, Liên đoàn HTX quốc gia, Liên đoàn HTX cấp tỉnh và HTX vi mô (Vũ Duy Hưng, 2013).

- Chủ tịch Hội đồng phát triển HTX cấp quốc gia là Bộ trưởng Hợp tác và phát triển nông nghiệp; Phó chủ tịch là Thư ký thường trực của Bộ trưởng Hợp tác và phát triển nông nghiệp. hành viên của Hội đồng phát triển HTX quốc gia là đại diện từ các Bộ Ngành Trung ương: Tổng thư ký Phòng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn; Tổng giám đốc Phòng phát triển Thương mại; Tổng giám đốc Phòng tư vấn HTX; Tổng giám đốc Phòng mở rộng và phát triển nông nghiệp nông thôn; Tổng giám đốc Phòng Ngư nghiệp; Tổng giám đốc Phòng phát triển chăn nuôi; Tổng giám đốc Phòng phát triển Công nghiệp; Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đại diện Bộ tài chính; Đại diện Cục Kho quỹ; Đại diện Ngân hàng phát triển nông nghiệp nông thôn và HTX;Thành viên Liên đoàn HTX Thái Lan; Chủ tịch Liên đoàn HTX quốc gia; Chủ tịch của Hội nông dân; 5 đại biểu có năng lực được Bộ trưởng bầu.

- Thư ký Hội đồng phát triển HTX quốc gia là Tổng Giám đốc Phòng phát triển HTX.

- Trợ lý thư ký Hội đồng phát triển HTX quốc gia là Giám đốc Liên đoàn HTX Thái Lan. H ội đ ồn g ph át tr iể n H T X

Hội đồng phát triển HTX quốc gia H ội đ ồn g ki ểm to án H T X

Liên đoàn HTX Thái Lan

Liên đoàn HTX quốc gia

Liên đoàn HTX cấp tỉnh

HTX vi mô

Hình 2.5. Cơ cấu tổ chức phong trào hợp tác xã ở Thái Lan

b) Thành phần tham gia

Hợp tác xã ở Thái Lan kết nạp rộng rãi thành viên HTX nếu họ tán thành điều lệ HTX. Tuy nhiên đối tượng chính tham gia HTX là nông dân.

c) Hoạt động sản xuất kinh doanh

Hiện nay, HTX ở Thái Lan phát triển rất mạnh. Hoạt động của HTX tại Thái Lan phân bố theo 7 lĩnh vực: Nông nghiệp, Chăn nuôi, Trồng trọt, Tiêu dùng, Dịch vụ, Tiết kiệm, Tín dụng, và Quỹ tín dụng.

Dịch vụ tín dụng HTX: HTX kinh doanh 2 loại tín dụng, gồm tín dụng nội bộ tự nguyện và tín dụng theo dự án do Nhà nước triển khai.

- Đối với tín dụng nội bộ tự nguyện: HTX tiến hành huy động tiền nhàn

rỗi trong thành viên tạo thành một ngân quỹ để cho những thành viên HTX có nhu cầu vay đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Phương thức huy động vốn nhàn rỗi được HTX áp dụng khá linh hoạt và sáng tạo, đó là: áp dụng mức lãi suất tiền gửi cao hơn so với lãi suất ngân hàng tại các thời điểm; nhân viên tín dụng đến từng gia đình thành viên HTX và cùng gia đình bàn cách tiết kiệm, chẳng mỗi ngày tiết kiệm 1 bạt (đơn vị tiền tệ của Thái Lan). Về cho vay, HTX quy định rõ mục đích vay là để đầu tư vào: cải tạo ruộng, vườn; mua giống cây trồng, vật nuôi làm sức kéo, công cụ sản xuất lớn, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi. Điều kiện vay là người đi vay phải có tài sản thế chấp, cụ thể là ruộng đất sản xuất với quy định nội bộ như sau: ruộng đã có thủy lợi trị giá 20.000 bạt/1 rai (đơn vị diện tích của Thái Lan 1 rai=1.600 m2) tương đương gần 10 triệu VND, ruộng chưa có thủy lợi trị giá 15.000 bạt/1 rai, đất vườn trị giá 10.000 bạt/1 rai, đất thổ cư thì tính theo khung giá của Nhà nước (khoảng 60.000 bạt/1 rai); thời gian vay từ 1 đến 18 tháng và lãi suất là 8,5%/năm; mức vay tối đa không quá 50% giá trị tài sản đã mang thế chấp. Lãi suất thành viên HTX vay từ HTX thấp hơn so với lãi suất vay ngân hàng thương mại (Vũ Duy Hưng, 2013).

- Đối với tín dụng theo dự án: Chính phủ triển khai thông qua HTX: HTX

đã nhận triển khai các dự án của Chính phủ về: hỗ trợ phân bón, giảm nợ cho nông dân nghèo (người vay được giảm 3% lãi suất), sản xuất lúa giống Mali 105… qua đó tăng thêm cơ hội tiếp cận vốn tín dụng cho thành viên HTX.

- Dịch vụ vật tư nông nghiệp và tiêu dùng: HTX đảm nhận cung ứng cho

thành viên HTX đủ khối lượng phân bón hữu cơ, vô cơ, xăng dầu, TĂCN, thuốc trừ sâu, hạt giống, con giống, máy móc theo yêu cầu của SXNN. Để thực hiện

các dịch vụ này, HTX đã đầu tư xây dựng các nhà máy và cơ sở chế biến như: Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ phân bò thu gom từ chính các thành viên nuôi bò với sản lượng mỗi năm 1.000 tấn; Trạm phối trộn thức ăn gia súc, gia cầm với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 38 - 46)