Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 61)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cao

Cao Phong ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp

Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cao Phong trong thời gian qua đã tác động lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp với những mặt thuận lợi và còn cả những khó khăn.

3.1.4.1. Thuận lợi

Thứ nhất, đất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng quỹ đất tự

nhiên của huyện, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nền nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh và thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Điểu này rất phù hợp cho HTX nông nghiệp kiểu mới phát triển và hoạt động hiệu quả.

Thứ hai, đời sống của người lao động trên địa bàn ngày càng được cải

thiện, trình độ dân trí của người dân trên địa bàn ngày càng cao, việc tiếp nhận và thực hiện các chủ trương, chính sách về đất đai trong sản xuất ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng ở địa phương ngày càng được đầu tư, đổi mới. Đội

ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để việc chuyển đổi và điều hành HTX kiểu mới hoạt động tốt.

Thứ tư, về văn hóa, xã hội có sự giao thoa chuyển biến tiến bộ, đã phát

triển những nét văn hoá đặc sắc và loại bỏ dần những hủ tục, lạc hậu; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các cấp chính quyền địa phương thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức giáo dục pháp luật trong nhân dân.

3.1.4.2. Khó khăn

Huyện Cao Phong có nguồn quỹ đất tương đối lớn, vị trí địa lý khá thuận lợi giao thông để giao thương hàng hoá nói chung và sản phẩm nông, lâm nghiệp

nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, là một huyện thuộc vùng Tây Bắc bộ, có địa hình chủ yếu dạng

đồi núi, địa hình chia cắt, ruộng đất sản xuất nông nghiệp manh mún, không tập trung, tập quán canh tác, sản xuất nông, lâm nghiệp lâu đời, khó áp dụng khoa học kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp toàn diện trong thâm canh tăng năng suất và chất lượng để tiến tới phát triển sản xuất hàng nông, lâm sản chất lượng cao ra thị trường các tỉnh thành phố lân cận và hướng tới xuất khẩu.

Thứ hai, bên cạnh nghề nông thuần tuý nhiều năm nay trên địa bàn huyện

còn có các làng nghề truyền thống như: Thêu, dệt thổ cẩm, trưng cất rượu từ ngũ cốc và sản phẩm nông, lâm sản theo hình thức cổ truyền đặc sắc... đó là các tiềm năng để phát triển CN-TTCN và dịch vụ thương mại, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ thương mại. Để giải quyết được vấn đề đó cần có chiến lược quy hoạch phát triển hạ tầng, quy hoạch cụm công nghiệp, dịch vụ và các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung của các xã.

Thứ ba, là một huyện có mật độ dân cư trung bình, đất sản xuất nông, lâm

nghiệp bình quân đầu người cao, nhưng đất sản xuất nông, lâm nghiệp có khả năng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao thì không lớn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Cao Phong có 12 xã và 01 thị trấn với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Để điều tra những thông tin chung đề tài tiến hành thu thập tại tất cả các HTX; những thông tin cụ thể đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu tại 3 nhóm HTX, phân chia theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX.

- Đối với các số liệu về cán bộ HTX, kết quả kinh doanh tác giả thu thập ở tất cả các HTX trên địa bàn huyện và đươc chia thành 3 nhóm HTX:

+ Nhóm 1 các HTX có sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là chủ yếu, chiếm trên 70% các hoạt động của HTX và hoạt động có hiệu quả kinh doanh cao

+ Nhóm 2 các HTX có xản xuất và cung ứng các loại hình dịch vụ nhưng cung ứng dịch vụ nhiều hơn sản xuất kinh doanh, hoạt động có hiệu quả kinh doanh trung bình.

+ Nhóm 3 các HTX chỉ cung ứng các dịch vụ nông nghiệp kiểu cũ có hiệu quả không thay đổi so với trước khi chuyển đổi “Hiện tượng bình mới, rượu cũ”

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tư hướng dẫn liên quan HTX, các báo cáo của UBND huyện, cơ quan đoàn thể. Cụ thể thông tin được thu thập như sau:

Bảng 3.5. Nguồn và phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

STT Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu Nguồn thu thập

Phương pháp thu thập 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về các HTX Các HTX nông

nghiệp kiểu mới - Sách, báo, luận văn, Internet có liên quan - Công trình NC khoa học - Các văn bản, chính sách của nhà nước. Tra cứu, chọn lọc thông tin 2 Thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội (Tình hình đất đai, lao động. Phát triển kinh tế - xã hội, SXKD) - Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp - Lao động và cơ cấu lao động - Tình hình Kinh tế - Phòng Thống kê - Phòng Kinh tế - Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình Thống kê, tổng hợp từ các báo cáo của huyện, tỉnh 3 Thông tin về HTX

trên toàn huyện Cao Phong và tỉnh Hòa Bình

- Số lượng HTX - Hiệu quả hoạt động HTX

Liên minh HTX tỉnh Thông kê, tổng hợp từ các báo cáo hàng năm.

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để có được những số liệu sơ cấp, chúng tôi đã tiến hành những công việc sau:

Xác định đối tượng khảo sát, điều tra: Để tập trung điều tra, khảo sát 2

nhóm đối tượng chính bao gồm: Các cán bộ quản lý HTX, các thành viên HTX; các cán bộ cấp xã và cán bộ huyện Cao Phong.

tượng cán bộ quản lý HTX để thấy đươc tình hình quản lý, cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý HTX hiện đạng hoạt đông thế nào, có hiệu quả không.

Nhóm đối tượng các thành viên HTX để đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX, đánh giá về các HTX kiểu mới, hiểu biết của các thành viên về HTX kiểu mới.

-Đối với các số liệu điều tra liên quan đến thành viên HTX và người dân, căn cứ vào tình hình kinh tế, vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu của đề tài và thời gian nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra 90 hộ trên địa bàn của 3 nhóm HTX

Tất cả các HTX của huyện Cao Phong hiện nay đã chuyển đổi theo luật 2012 nhưng việc mang lại hiệu quả hoạt động cao thì chưa nhiều nên tác giả chọn 3 nhóm HTX đại diện cho mức độ phát triển về hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.6. Số lượng mẫu điều tra

Nhóm HTX Hộ

xã viên

Cán bộ quản lý HTX

Nhóm 1 các HTX hoạt động có hiệu quả kinh doanh cao 30 10 Nhóm 2 các HTX hoạt động có hiệu quả kinh doanh bình thường 30 10 Nhóm 3 các HTX có hiệu quả không thay đổi so với trước khi

chuyển đổi 30

10

Tổng số 90 30

Bên cạnh đó chọn phỏng vấn và thu thập thông tin từ các cán bộ HTX, các cán bộ huyện như: cán bộ phòng Nông nghiệp, phòng Kinh tế

Thiết kế bảng câu hỏi: Nghiên cứu phân loại đối tượng thành 2 nhóm, bao

gồm: Hộ nông dân và nhóm cán bộ để khảo sát. Do đó, bảng câu hỏi sẽ được thiết kế thành 2 mẫu.

- Phỏng vấn các thành viên HTX: Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin về cơ bản của các thành viên

- Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, những người có chuyên môn quản lý HTX

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel. Thông tin được chọn lọc, tổng hợp và phân tích.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Trong nghiên cứu này phân tổ thống kê được sử dụng kết hợp cả 2 loại tiêu thức số lượng và tiêu thức thuộc tính để phân tổ các HTX nông nghiệp theo mức thu nhập, mức ổn định của thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng tham gia, theo loại hình HTX để làm cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX nông nghiệp ở Cao Phong.

3.2.4.2 Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu phản ánh dưới dạng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích thực trạng hoạt động, biến động và xu hướng biến động và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong.

3.2.4.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh kết quả đạt được của các loại hình HTX. So sánh những kết quả đạt được của chính sách so với kế hoạch, mục tiêu đề ra trên địa bàn huyện Cao Phong. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để so sánh 3 nhóm HTX để thấy được sự khác biệt giữa mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới với HTX nông nghiệp đang chuyển đổi và HTX chưa chuyển đổng về phương thức hoạt động.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu phản ảnh thực trạng phát triển HTX

- Tỷ lệ thành viên = Số lượng các thành viên tham gia vào HTX/tổng số dân - Số lượng vốn của các thành viên HTX/Tổng nguồn vốn

+ Tỷ lệ vốn vay = Vốn đi vay/Tổng nguồn vốn

+ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX

+ Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh + Chi phí hoạt động SXKD

+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh + Lợi nhuận kinh doanh/đồng vốn đầu tư

* Chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX

- Cơ chế chính sách: Đánh giá của các thành viên HTX về ảnh hưởng tốt hay không tốt

- Nhận thức của các thành viên HTX và cán bộ HTX: Đánh giá của các thành viên HTX về mức độ ảnh hưởng theo các mức độ: Tốt, bình thường, không tốt.

- Công tác tuyên truyền: Đánh giá của các thành viên HTX về ảnh hưởng tốt hay không tốt

- Kinh phí hoạt động: Đánh giá của các thành viên HTX về mức độ ảnh hưởng theo các mức độ: Tốt, bình thường, không tốt.

- Cơ sở vật chất Đánh giá của các thành viên HTX về ảnh hưởng tốt hay không tốt.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CAO PHONG

Hiện nay số hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Cao Phong là 32 hợp tác xã với phần đa các hợp tác xã hoạt động đa ngành

Theo phân loại tại thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNN của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 17/4/2017 các HTX huyện Cao Phong được phân loại như sau:

- Hợp tác xã trồng trọt: 18 HTX - Hợp tác xã chăn nuôi: 05 HTX - Hợp tác xã Lâm nghiệp: 04 HTX - Hợi tác xã Diêm nghiệp: 0 HTX

- Hợp tác xã nước sạch nông thôn: 0 HTX - Hợp tác xã Nông nghiệp tổng hợp: 5 HTX

4.1.1. Thực trạng về quy mô của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Cao Phong

Để đánh giá quy mô của HTX trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, đề tài tiến hành thống kê số lượng thành viên HTX theo các nhóm đã được lựa chọn và được thể hiện qua bảng số liệu Bảng 4.1, cụ thể như sau sau:

Bảng 4.1. Số lượng thành viên bình quân một hợp tác xã giai đoạn 2016-2018 tại huyện Cao Phong, Hòa Bình

ĐVT: Người/HTX Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 2017/2016 2018/2017 BQ Nhóm 1 185 215 250 116,2 116,3 116,2 Nhóm 2 280 321 340 114,6 105,9 110,2 Nhóm 3 456 460 465 100,9 101,1 101,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các HTX (2018)

Bảng 4.1 cho thấy nhìn chung số lượng thành viên các HTX hiện nay của cả 3 nhóm đều tăng, tuy nhiên số lượng thành viên các HTX nhóm 1 tăng mạnh

16,2%/năm là do ban đầu khi mới thành lập các thành viên góp nhiều vốn với mục đích sản xuất kinh doanh, nên nhiều người còn chưa nhìn thấy được lợi ích, tuy nhiên khi các HTX hoạt động có hiệu quả nhiều người muốn tham gia vì vậy số lượng thành viên ngày càng tăng nhanh. Xét về số lượng các thành viên tại các HTX nhóm 1 ít hơn so với các thành viên ở nhóm 2 và 3, nguyên nhân là dó các HTX thuộc nhóm 1 khi tham gia vào HTX đều phải góp lượng vốn nhất định với một giá trị lớn nhằm đưa luôn vào thực hiện sản xuất kinh doanh luôn, trong các thành viên góp vốn chủ yếu là các cá nhân có vốn nhằm được hưởng lợi ích từ HTX đó là được chia lợi nhuận.

Đối với nhóm 2 số lượng thành viên nhiều hơn nhóm 1, tuy nhiên số lượng người tăng lên qua các năm là chậm hơn đó là tăng BQ 10,2%/năm, nguyên nhân là do lượng các thành viên góp vốn để được hưởng lợi ích từ HTX chỉ chiếm một phần còn lại là các thành viên đại diện cho hộ gia đình để được hưởng dịch vụ trong nông nghiệp như các dịch vụ tưới tiêu, phun thuốc trừ sâu.

Đối với nhóm 3 mặc dù các thành viên đông, tuy nhiên các thành viên này chủ yếu là đại diện từ các hộ gia đình Bình quân 1 HTXNN điều tra có 465 thành viên, trong đó: Có 320 đại diện hộ gia đình (chiếm 69.8% số thành viên); 145 cá nhân (chiếm 31,1% số thành viên). Tuy nhiên, đối với các HTX mới thành lập thì số thành viên có ít, HTX ít nhất chỉ có đủ số thành viên theo quy định của Luật

(7 thành viên); HTX có nhiều thành viên cũng chỉ vài chục người, rất ít có HTX

mới thành lập có hàng trăm thành viên.

Đối với nhóm 3 số lượng thành viên là đông nhất nguyên nhân là các HTX nông nghiệp trên mới chuyển đổi tên theo luật tuy nhiên phương thức hoạt động vẫn cũ nên các thành viên chủ yếu là các “xã viên” (gọi theo luật cũ) là đại diện cho các hộ gia đình đã là thành viên của HTX nay chỉ chuyển đổi tên nên số lượng các thành viên những HTX trên là cao hơn các HTX còn lại.

4.1.2. Thực trạng về phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các loại hình dịch vụ khác tại các hợp tác xã huyện Cao Phong dịch vụ khác tại các hợp tác xã huyện Cao Phong

Thực trạng việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng các dịch vụ được thể hiện và có sự khác biệt rất rõ ở các loại hình HTX, Đối với những HTX thuộc nhóm 1 phát triển theo kiểu mới chủ yếu tập trung vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm hàng hóa, mặt hàng mang tính đặc trưng của các HTX đó là trồng, bảo quản và tiêu thụ cam, quýt Cao Phong. Cụ thể kết quả được thể hiện

qua bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Tỷ lệ các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Cao Phong năm 2018

ĐVT: % Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 61)