Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 54)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Vị trí địa lý: Huyện Cao Phong được chia tách từ huyện Kỳ Sơn theo nghị

định số 95/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002 (Chính phủ, 2001); là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, cách thành phố Hòa Bình gần 20km. Có diện tích tự nhiên 25.600,25 ha, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 12 xã và 01 thị trấn.

Phía Bắc giáp thành phố Hoà Bình và huyện Đà Bắc. Phía Đông giáp huyện Kim Bôi.

Phía Đông nam giáp huyện Lạc Thuỷ. Phía Tây và Tây nam giáp huyện Tân Lạc.

Cao Phong nằm trên trục đường Quốc lộ 6A với chiều dài hơn 20 km, trục đường này chạy qua các xã Thu Phong, Bắc Phong, thị trấn Cao Phong, Tây Phong, Nam Phong. Đường 12B đi Kim Bôi, chạy qua xã Thu Phong. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng cho việc đi lại và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Cao Phong hội đủ các nhân tố cần thiết cho ngành nông nghiệp phát triển một cách toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó Cao Phong có tiềm năng để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác nhau như: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và du lịch sinh thái. Huyện còn là địa bàn thuận lợi thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Địa hình: Cao Phong là huyện có địa hình tương đối phức tạp ở phía bắc,

phía tây, phía đông, đồi núi được xen kẽ, chia cắt bởi các con suối. Đồi núi ở đây chủ yếu là núi đất, núi đá cũng có song không nhiều, độ cao địa hình trên 300 m.

Địa hình chia thành 2 dạng chủ yếu:

- Địa hình đồi núi thấp (< 800m): Phân bố ở hầu khắp các xã xung quanh trung tâm huyện.

- Địa hình thung lũng : Là vùng trung tâm và phía nam huyện, địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, gồm các xã Tây Phong, Dũng Phong, Nam Phong và thị trấn Cao Phong.

Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khí hậu: Khí hậu Hoà Bình nói chung và Cao Phong nói riêng là khí hậu

nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều. Lượng mưa trong năm đạt trị số khá cao 1.535 mm, độ ẩm trung bình 83%, nhiệt độ trung bình 24,70C (tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7 trung bình từ 27-290C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 trung bình là 15,5 -16,50C), số giờ nắng trung bình là 1.851 giờ (UBND huyện Cao Phong, 2018).

Thuỷ văn: Cao Phong có mạng lưới sông, suối phân bổ tương đối đều.

Nằm trong vùng thượng lưu của hồ thủy điện Hòa Bình, trên địa bàn huyện có nhiều những nhánh suối của sông Đà với các con suối chính: Suối Bưng, suối Tráng, suối Vàng,… tạo thành hệ thống suối trải đều trên địa bàn huyện. Ngoài hệ thống sông suối trên địa bàn huyện còn có một vùng ngập của hồ sông Đà ở phía Tây Bắc huyện và một số hồ thủy lợi như hồ Nước Tra, hồ Đặng Mười, hồ Bãi Bông,... (UBND huyện Cao Phong, 2018).

3.1.1.2. Đất đai

- Đất đai Cao Phong gồm 4 nhóm đất chính, diện tích đất lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng chiếm 85,44% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất dốc tụ (thung lũng dốc tụ) chiếm 3,67%, nhóm đất mùn đỏ vàng chiếm 1,77%, nhóm đất phù sa cổ 0,76%; ngoài ra còn có đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,30%, mặt nước chưa sử dụng 4,66%, sông suối 1% và núi đá 2,4% (UBND huyện Cao Phong, 2018).

Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2018 của huyện 25.600,25 ha, nhóm đất nông, lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng khá lớn 21.574,49 ha chiếm 84,27% tổng diện tích tự nhiên và có xu hướng giảm dần. Cơ cấu diện tích đất đai trên địa bàn huyện trong 04 năm trở lại đây được thể hiện chi tiết trong Bảng 3.1 về cơ cấu đất đai huyện Cao Phong qua các năm 2017 - 2018.

Bảng 3.1. Biến động đất đai huyện Cao Phong qua các năm 2016 - 2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Diện tích (ha) Tỷ lệ %) Diện tích (ha) Tỷ lệ %) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 25.600,25 25.600,25 25.600,25 I. Đất nông nghiệp 21.619,07 84,45 21.613,83 84,43 21.574,49 84,27

1. Đất sản xuất nông nghiệp 8.600,22 33,59 8.596,88 33,58 8.580,88 33,52

- Đất trồng cây hàng năm 5.911,85 23,09 5.908,77 23,08 5.901,58 23,05

+ Đất trồng lúa 1.043,64 4,08 1.042,86 4,07 1.041,00 4,07

+ Đất trồng cây H.Năm khác 4.868,21 19,02 4.865,91 19,01 4.860,58 18,99

- Đất trồng cây lâu năm 2.688,37 10,50 2.688,11 10,50 2.679,30 10,47

2. Đất lâm nghiệp 12.967,56 50,65 12.965,66 50,65 12.942,53 50,56

- Đất rừng phòng hộ 5.721,37 22,35 5.721,37 22,35 5.721,36 22,35

- Đất rừng sản xuất 7.246,19 28,31 7.244,29 28,30 7.221,17 28,21

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 28,17 0,11 28,17 0,11 27,96 0,11

4. Đất nông nghiệp khác 23,12 0,09 23,12 0,09 23,12 0,09

II. Đất phi nông nghiệp 3.733,57 14,58 3.738,81 14,60 3.778,96 14,76

III. Đất chưa sử dụng 247,61 0,97 247,61 0,97 246,79 0,96

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Cao Phong (2018)

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Về tăng trưởng và phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, của tỉnh, huyện Cao Phong đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra. Tuy nhiên cùng với bước phát triển kinh tế - xã hội là áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2018 đạt 11%/năm.

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Cao Phong các năm 2016-2018

Đơn vị tính: %

Chỉ số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1, Nông, lâm nghiệp 48,0 46,5 45,0 + Trồng trọt 45,3 45,3 45,2 + Chăn nuôi 48,9 48,4 48,3

+ Lâm nghiệp 4,7 4,9 4,9

+ Thuỷ sản 1,1 1,5 1,7

2, Công nghiệp, xây dựng 27,0 28,0 29,0 3, Dịch vụ thương mại 25,0 25,5 26,0

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cao Phong (2018)

Kinh tế huyện Cao Phong trong năm 2018 tiếp tục tăng trưởng có 12/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra trong đó:

Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành: Nông, lâm nghiệp 10,45%/năm

(Kế hoạch: 10%). Công nghiệp, xây dựng: 11,18%/năm (kế hoạch: 10,5%).

Thương mại - dịch vụ: 11,01% (kế hoạch: 10,5 %).

Tỷ trọng các ngành kinh tế: Nông, lâm nghiệp: 45% (Kế hoạch: 45,5%). Công nghiệp, xây dựng: 29% (kế hoạch: 28,5%). Thương mại - dịch vụ: 26% (kế

hoạch: 26%)(Chi cục Thống kê huyện Cao Phong, 2018).

Thu ngân sách trên địa bàn: 27,1 tỷ đồng/năm (kế hoạch: 27,1 tỷ

đồng/năm). Sản lượng lương thực ổn định 14,5 - 15,5 ngàn tấn (kế hoạch: 14

ngàn tấn trở lên). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 45,7 triệu

3.1.2.2. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

Cao Phong là huyện có diện tích đất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn vì vậy trong cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng cao. Trong những năm qua cùng với xu thế chung của xã hội, cơ cấu kinh tế của huyện đã từng bước thay đổi theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Tuy vậy sự chuyển biến này còn diễn ra chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp vẫn còn ở mức cao.

Ngành Nông - Lâm - Thủy sản:

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp huyện Cao Phong giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ số

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) + Trồng trọt 542,5 45,3 596,1 45,3 653,7 45,2 + Chăn nuôi 585,6 48,9 636,9 48,4 698,5 48,3 + Lâm nghiệp 56,3 4,7 64,5 4,9 70,9 4,9 + Thuỷ sản 13,2 1,1 19.7 1,5 24,6 1,7 Tổng 1197,6 100 1317,3 100 1447,6 100

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cao Phong (2018)

a) Trồng trọt

Cây lúa: Diện tích 1.041,00 ha, năng suất đạt 53,77 tạ/ha, sản lượng đạt 6.024,5 tấn. Cây ngô: Diện tích 2.015,8 ha, năng xuất đạt 42,08 tạ/ha, sản lượng đạt 8.481,5 tấn. Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 14.506 tấn.

Cây ăn quả có múi tiếp tục được mở rộng diện tích bằng các giống có năng suất, chất lượng cao; tổng diện tích cây ăn quả có múi toàn huyện đạt 2.642,7 ha, trong đó diện tích cây thời kỳ kiến thiết cơ bản là 1.255,0 ha; diện tích cây thời kỳ kinh doanh là 1.387,7 ha; dự kiến sản lượng niên vụ 2018 - 2018 ước đạt trên 30.000 tấn.

Cây ngắn ngày trồng hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 7.800 ha, trong đó: Cây mía diện tích đạt 2.729,8 ha, gồm có mía lưu gốc 1.755 ha và mía trồng mới 974,8 ha; diện tích cây màu các loại 887,5 ha; cây công nghiệp khác 204 ha; rau đậu thực phẩm 524,2 ha; cây dược liệu 96 ha; cây làm thức ăn gia súc 175,8 ha.

b) Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện phát triển tương đối ổn định, hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình nhỏ, lẻ, chưa có trang trại lớn. Tổng đàn gia súc, gia cầm gần 269.393 con, trong đó: đàn trâu có trên 7.876 con, đàn bò trên 1.663 con, đàn lợn trên 22.061 con, đàn gia cầm 229.000 con, đàn vật nuôi khác 7.744 con. Công tác vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ trên đàn gia súc, gia cầm được tăng cường và duy trì thường xuyên.

c) Lâm nghiệp

Triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2018, hiện nay đã trồng được 309,3 ha rừng. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, các chủ rừng thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ và phát triển rừng, quản lý và bảo vệ rừng từ cơ sở. Đến thời điểm hiện nay không có vụ cháy rừng nào xảy ra trên địa bàn.

d) Thuỷ sản

Toàn huyện có trên 133,94 ha và 506 lồng cá các loại, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 9 tháng đầu năm đạt khoảng 830 tấn (khai thác tự nhiên khoảng: 70 tấn, cá nuôi khoảng: 760 tấn).

3.1.3. Về văn hoá - xã hội

a) Giáo dục - đào tạo

Thực hiện Chỉ thị số 40/2004/CT-TW của Ban Bí thư Trung Ương Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV về giáo dục đào tạo và đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá giáo dục, cải cách giáo dục, phổ cập giáo dục, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng giáo dục toàn diện. Đến nay huyện đã xây dựng được hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông, công tác khuyến học được chú ý. Đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, có đủ năng lực giảng dạy, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng tiến độ, phổ cập THCS được giữ vững và nâng cao. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp đạt trên 99% (trong đó trẻ

5 tuổi đạt 100%); đến năm 2018, huyện đã đạt phổ cập trung học phổ thông. Quy

mô trường lớp ở các bậc học, ngành học tiếp tục ổn định và phát triển, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt trên 98%.

b) Dân số và lao động

Dân số huyện Cao Phong tính đến năm 2018 là 43.585 người, trong đó nam giới 21.549 người chiếm 49,4% , nữ giới 22.036 người chiếm 50,6%, với tổng số hộ là 10.597 hộ.

Tổng số lao động trong độ tuổi là 27.022 người chủ yếu là lao động nông nghiệp và lao động phổ thông. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp giảm từ 87,0% năm 2014 còn 86,9% năm 2018. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại và dịch vụ tăng theo từng năm từ 13,0% năm 2014 lên 13,1% năm 2018.

Bảng 3.4. Thống kê dân số và lao động của huyện Cao Phong giai đoạn 2016 – 2018 Chỉ tiêu Năm 2016 (Người) Cơ cấu (%) Năm 2017 (Người) Cơ cấu (%) Năm 2018 (Người) Cơ cấu (%) 1. Dân số trung bình 42.868 100 43.235 100 43.585 100 2. Phân theo giới tính

+ Nam 21.188 49,4 21.369 49,5 21.549 49,4 + Nữ 21.680 50,6 21.866 50,5 22.036 50,6 3. Khu vực + Thành thị 5.207 12,1 5.251 12,2 5.296 12,1 + Nông thôn 37.661 87,9 37.984 87,8 38.289 87,9 4. Độ tuổi lao động 26.578 26.805 27.022 + Nông nghiệp 23.122 87,0 23.320 87,0 23.509 86,9 + Công nghiệp 1.780 6,6 1.795 6,7 1.810 6,6 + Dịch vụ 1.676 6,4 1.690 6,3 1.703 6,5

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cao Phong (2018)

Nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn. Trong mấy năm qua do công nghiệp và dịch vụ phát triển tạo điều kiện công ăn việc làm cho nhiều lao động nhưng trình độ của ngýời lao động nói chung còn thấp chưa đáp ứng được sự phát triển của xã hội. Do đó trong những năm tới cần có giải pháp đào tạo nâng cao trình độ lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của địa phương trong những lúc nông nhàn, đồng thời đáp ứng lao động cho thị trường bên ngoài.

Cao Phong là một huyện thuần nông thu nhập chủ yếu của người lao động là trồng trọt và chăn nuôi, với chính sách đổi mới cùng sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ của huyện trong mấy năm gần đây thu nhập của người lao động đã được tăng dần, năm 2018 thu nhập đầu người là 45,7 triệu.

3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cao Phong ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp Cao Phong ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp

Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cao Phong trong thời gian qua đã tác động lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp với những mặt thuận lợi và còn cả những khó khăn.

3.1.4.1. Thuận lợi

Thứ nhất, đất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng quỹ đất tự

nhiên của huyện, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nền nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh và thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Điểu này rất phù hợp cho HTX nông nghiệp kiểu mới phát triển và hoạt động hiệu quả.

Thứ hai, đời sống của người lao động trên địa bàn ngày càng được cải

thiện, trình độ dân trí của người dân trên địa bàn ngày càng cao, việc tiếp nhận và thực hiện các chủ trương, chính sách về đất đai trong sản xuất ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng ở địa phương ngày càng được đầu tư, đổi mới. Đội

ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để việc chuyển đổi và điều hành HTX kiểu mới hoạt động tốt.

Thứ tư, về văn hóa, xã hội có sự giao thoa chuyển biến tiến bộ, đã phát

triển những nét văn hoá đặc sắc và loại bỏ dần những hủ tục, lạc hậu; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các cấp chính quyền địa phương thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức giáo dục pháp luật trong nhân dân.

3.1.4.2. Khó khăn

Huyện Cao Phong có nguồn quỹ đất tương đối lớn, vị trí địa lý khá thuận lợi giao thông để giao thương hàng hoá nói chung và sản phẩm nông, lâm nghiệp

nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, là một huyện thuộc vùng Tây Bắc bộ, có địa hình chủ yếu dạng

đồi núi, địa hình chia cắt, ruộng đất sản xuất nông nghiệp manh mún, không tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 54)