Lợi nhuận của các nhóm hợp tác xã năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 77)

Nguồn: Tống hợp số liệu của các HTX (2018)

Hình 4.1 cho thấy đối với các HTX có hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhuận cao và đồng thời hiệu quả là lợi nhuận/ chi phí cũng cao 10.9% cao hơn so với 2 nhóm HTX còn lại qua đó ta thấy việc chuyển đổi hình thức hoạt động chuyển từ luật cũ, sang luật mới hay chuyển từ mô hình sản xuất kinh doanh kiểu cũ sang mô hình kiểu mới chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi chúng ta thay đổi cách thức hoạt động, thay đổi nhận thức, tư duy quản lý, đưa sản xuất kinh doanh sản phẩm, sẵn sàng thay đổi và áp dụng phương thức sản xuất mới thì mới mang lại hiệu quả còn nếu chỉ thay đổi về mặt hình thức như tên gọi mà không thay đổi thực sọ như nhóm HTX thứ 3 thì cũng chỉ là “Bình mới rượu cũ” chứ không mang lại lợi ích thực sự cho các thành viên.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI TẠI HUYỆN CAO PHONG NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI TẠI HUYỆN CAO PHONG

Để đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng, đề tài tiến hành điều tra 90 thành viên HTX về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc phát triển các doanh

nghiệp kiểu mới.

4.2.1. Cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách thương là vấn đề rất lớn đối với việc hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Nếu chính sách tốt tạo được hánh lang pháp lý vững chắc, thông thoáng, các chính sách hỗ trợ về tại chính, về đất đai tốt se tạo động lực phát triển cho các đơn vị.

Bảng 4.8. Đánh giá của các thành viên hợp tác xã về cơ chế chính sách ảnh hưởng tới phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Cao Phong

Diễn giải

Tốt Bình thường Không tốt Số ý Tỷ lệ Số ý Tỷ lệ Số ý Tỷ lệ

kiến % kiến % kiến %

1. Hỗ trợ về đất đai 25 27,8 45 50,0 20 22,2 2. Hỗ trợ về tài chính 21 23,3 46 51,1 23 25,6 3.Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng

lực của các thành viên HTX 15 16,7 51 56,7 24 26,7 4. Hỗ trợ đào tạo nâng cao

trình độ quản lý, điều hành 11 12,2 45 50,0 34 37,8 5. Các chính sách khác 15 16,7 38 42,2 37 41,1 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra HTX (2018)

Bảng 4.8 cho thấy các xã viên đánh giá về các chính sách để phát triển các HTX hiện nay chưa thực sự tốt, cụ thể vẫn còn có những chính sách lên tới 37% người được hỏi đánh giá là không tốt. Những đối tượng đánh giá trên hầu như rơi vào nhóm những HTX không phát triển, thay đổi về luật nhưng tư duy sản xuất không thay đổi.

Việc các thành viên đánh giá là chính sách ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển HTX nhưng lại đánh giá các chính sách hiện nay chưa thực sự tốt nên dẫn đến hiệu quả hoạt động của một số HTX chưa cao. Đây là lý do cần được khắc phục để có những chính sách tốt phục vụ cho phát triển các HTX.

- Về chính sách đào tạo bồi dưỡng HTX: Công tác đào tạo, bồi dưỡng

nghiệp vụ cho cán bộ quản lý HTX được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm, tổ chức, triển khai các lớp tập huấn này. Tuy nhiên, các lớp tập huấn thường có thời

gian ngắn, khả năng tiếp nhận những kiến thức quản lý cũng như tiến bộ kỹ thuật của đối tượng tập huấn chưa cao, nguyên do trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý còn yếu, đội ngũ

- Về chính sách đất đai: Diện tích đất HTX được giao và cấp giấy chứng

nhận đến nay chỉ chiếm 1,1%, toàn huyện còn 35.5% không có trụ sở làm việc do chưa được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vấn đề này gây khó khăn cho nhiều HTX trong việc lập kế hoạch đầu tư, cải tạo, nâng cấp các tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Trước đây HTX nào cũng có trụ sở làm việc, khi UBND xã sử dụng đã không bố trí cho HTX ở nơi khác; có một số ít các HTX được giao thầu đất từ nguồn đất dự trữ của xã.

- Về Chính sách tín dụng: Việc vay vốn tín dụng đã được các HTX vay

vốn ngân hàng để làm dịch vụ, sản xuất kinh doanh. Phần lớn các HTX muốn vay vốn ngân hàng cán bộ HTX phải dùng tài sản gia đình làm thế chấp để vay tín dụng cho HTX nguyên nhân do HTX không có trụ sở hay tài sản chung của HTX để thế chấp.

- Chính sách thuế: Thuế đối với HTX nông nghiệp được thực hiện tại

Điều 6 Nghị định số 88/2005/NĐ-CP, các HTX ngoài được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp một phần đối với các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tạo ra từ hoạt động dịch vụ trực tiếp.

- Chính sách hỗ trợ đầu tư: Cơ sở hạ tầng của HTX hẩu hết cũ nát, giá trị

sử dụng thấp (HTX chuyển đổi), HTX thành lập mới trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu trụ sở “tạm” khá phổ biến, việc hỗ trợ cho HTX xây dựng cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế.

4.2.2. Các yếu tố thuộc về nguồn lực của hợp tác xã

a) Trang thiết bị, máy móc

Việc đầu tư trang thiết bị có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh đối với bất ký đơn vị kinh doanh nào, đối với các HTX muốn phát triển mang lại hiệu quả cao thì việc đầu tư vào trang thiết bị là vô cùng cần thiết. Tổng hợp kết quả về tình hình trang thiết bị được thể hiện qua bảng 4.9 như sau:

Bảng 4.9. Tình hình sử dụng trang thiết bị, dây truyền công nghệ của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Cao Phong, năm 2018

Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

SL % SL % SL %

Máy móc thiết bị hiện đại 10 100,0 2 20,0 0 0,0 Dây chuyền sản xuất khép kín 10 100,0 2 20,0 0 0,0 Có nhà kho bảo quản sản phẩm

nông nghiệp 10 100,0 9 90,0 2 20,0 Sử dụng phẩn mềm quản lý 8 80,0 3 30,0 0 0,0 Sử dụng internet trong quản lý 10 100,0 5 50,0 2 20,0 Các máy tính của HTX có internet 10 100,0 10 100,0 8 80,0

Tổng số HTX được điều tra 10 - 10 - 10 -

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các HTX (2018)

Bảng 4.9 cho thấy sự khác biệt về cơ sở vật chất kỹ thuật của các HTX phát triển có hiệu quả kinh tế cao với các nhóm HTX còn lại

Nhóm 1 đa số các HTX đều sử dụng những máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại trong sản xuất và trong quản lý hoạt động của HTX từ kế toán cho đến quản lý nhân sự…

Nhóm 3 Đại đa số các HTX chuyển đổi, hoạt động theo Luật HTX 2012 đều trong tình trạng yếu kém về trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ do chủ yếu hoạt động trong khâu dịch vụ đầu vào (dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ giống, phân

bón, dịch vụ bảo vệ đồng ruộng).

Mặc dù trong thời đại bùng nổ về công nghệ tin học, song ở các HTX điều tra, công nghệ tin học chủ yếu được sử dụng trong công tác kế toán và soạn thảo văn bản. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng công nghệ tin học vẫn còn khá khiêm tốn. Trong các HTX điều tra chỉ có 58,19% số HTX sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán và cũng chỉ có 55,85% số HTX sử dụng máy tính trong công tác soạn thảo văn bản. Một số HTX đã kết nối Internet phục vụ kinh doanh và truy cập thông tin, song tỷ lệ HTX sử dụng Internet còn rất khiêm tốn, chỉ dưới 10%.

b) Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của các HTX trong công cuộc phát triển trở thành những HTX có hiệu quả kinh tế cao hay còn gội là HTX nông nghiệp kiểu mới. Kết quả điều tra các thành viên HTX được thể hiện qua hình 4.2.

Hình 4.2. Ảnh hưởng của yếu tố cơ sở vật chất tới phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Cao Phong

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các HTX (2018) Hình 4.2 cho thấy các thành viên HTX đánh giá về tầm quan trọng của cơ sở vật chất với việc phát triển các HTX có tới 72% đánh giá là ảnh hưởng rất lớn và ảnh hưởng lớn tới việc phát triển HTX kiểu mới.

c) Nguồn lực về vốn

Vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết cho sự hình thành và hoạt động của HTX. Qui mô vốn đầu tư của HTX phụ thuộc vào qui mô SXKD và khả năng đầu tư của HTX. Để tổ chức hoạt động chế biến/sơ chế nông sản, HTX cần có về lượng vốn đầu tư khá lớn. Trong điều kiện hiện nay, khi mà các HTX còn đang rất khó khăn về vốn tự có (vốn góp của thành viên) thì việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng thuận lợi để vay vốn mua sắm trang thiết bị, công nghệ là hết sức quan trọng.

Hình 4.3. Ảnh hưởng của yếu tố nguồn lực tài chính tới phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Cao Phong

Số liệu của hình 4.3 cho thấy vốn có tầm ảnh hương rất lớn tới việc sản xuất kinh doanh của đơn vị nào, đặc biệt đối với sự phát triển các HTX nông nghiệp kiểu mới có tỏi 89% cho rằng vốn có ảnh hưởng lớn và rất lớn tới sự phát triển của các HTX từ đó chúng ta cần phải tập trung vào giải quyết vấn đề vốn.

4.2.3. Các yếu tố thuộc thành viên hợp tác xã và cán bộ hợp tác xã

4.2.3.1. Trình độ của Cán bộ hợp tác xã

Đề tài tiến hành tổng hợp số liệu từ 30 HTX theo 3 nhóm, mỗi nhóm 10 HTX về trình độ của cán bộ quản lý các HTX trên địa bàn toàn huyện với kết quả như sau:

a) Đối với Giám đốc hợp tác xã

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định chất lượng đội ngũ cán bộ trong hội đồng quản lý, điều hành HTX, đặc biệt là các Giám đốc HTX có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với sự tồn tại, phát triển của HTXNN. Kết quả tổng hợp về trình độ các HTX nông nghiệp được thể hiện qua bảng số liệu 4.10 như sau:

Bảng 4.10: Trình độ của Giám đốc các hợp tác xã tại huyện Cao Phong năm 2018 năm 2018 Trình độ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 SL (người) % SL (người) % SL (người) % Thạc sĩ 2 20,0 0 0,0 0 0,0 Đại học 5 50,0 5 50,0 1 10,0 Cao đẳng 1 10,0 3 30,0 7 70,0 Trung cấp 0 0,0 2 20,0 2 20,0 Tổng 10 100,0 10 100,0 10 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các HTX (2018)

Bảng 4.10 cho thấy trình độ chuyên môn của giám đốc các HTX tại các nhóm HTX là hoàn toàn khác nhau

Đối với các HTX thuộc nhóm 1 có trình độ chuyên môn cao hơn hẳn 2 người có trình độ Thạc sĩ, 5 người có trình độ Đại học chỉ có 1 người trình độ Cao đẳng, không có người chưa qua đào tạo.

Hợp tác xã có trình độ tiến sỹ thuộc liên hiệp HTX cam Cao Phong đây là cơ sở được đầu tư rất bài bản, họ thuê người có trình độ cao về quản lý, điều hành dây truyền sản xuất, đặc biệt là thuê các chuyên gia đầu ngành đến từ cán

nước phát triển để tập trung sản xuất các sản phẩm về cam và quýt của Cao Phong, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho HTX cũng như tạo được công ăn việc làm ổn định cho người dân.

Đối với các HTX thuộc nhóm 2

Các giám đốc của nhóm này có trình độ tương đối ổn mặc dù không bằng nhóm 1 có tới 50% số người đã được đào tạo Đại học còn lại là cao đẳng và trung cấp, không có người chưa qua đào tạo

Đối với các HTX thuộc nhóm 3

Các Giám đốc HTX tại các địa bàn khảo sát cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Giám đốc HTX còn thấp:

- Chỉ có 10% số Giám đốc có trình độ đại học hoặc tương đương. - 70% số Giám đốc có trình độ cao đẳng.

- 20% số Giám đốc có trình độ trung cấp. Không có người chưa qua đào tạo

b) Đối với kế toán trưởng

Trình độ của kế toán trưởng các HTX tại huyện Cao Phong được thể hiện qua bảng 4.12 như sau:

Bảng 4.11: Trình độ của kế toán trưởng các hợp tác xã tại huyện Cao Phong năm 2018 tại huyện Cao Phong năm 2018

Trình độ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 SL (người) % SL (người) % SL (người) % Đại học 8 80,0 3 30,0 0 00,0 Cao đẳng 2 20,0 5 50,0 4 40,0 Trung cấp 0 0,0 2 20,0 6 60,0 Tổng 10 100,0 10 100,0 10 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các HTX (2018)

Bảng 4.11. cho thấy trình độ của Kế toán trưởng các HTX không cao bằng trình độ của các giám đốc, tuy nhiên ở đây ta cũng thấy sự khác biệt rõ rệt về trình độc qua các nhóm HTX

Đối với nhóm 1 chủ yếu là trình độ Đại học chiếm 80% còn lại là Cao đẳng với 20%, không có trình độ khác

Đối với nhóm 2 trình độ của kế toán trưởng là Đại học chiếm 30%, Cao đẳng chiếm 50% còn lại là trung cấp

Tuy nhiên đối với nhóm 3 trình độ thấp hơn hẳn, chỉ có 40% số kế toán trưởng có trình độ là Cao đẳng còn lại 60% là trình độ trung cấp

Nguyên nhân đối với các HTX thuộc nhóm 3 sản xuất kinh doanh không có, dịch vụ không nhiều nên việc hạch toán hầu như toàn những nghiệp vụ nhỏ, phảt sinh ít và lặp lại nên không đòi hỏi kế toán phải có trình độ cao.

c) Đối với trưởng hội đồng kiểm soát

Trình độ của trưởng hội đồng kiểm soát các HTX tại huyện Cao Phong được thể hiện qua bảng 4.12 như sau:

Bảng số liệu 4.12 cho thấy trình độ củ trưởng hội đồng kiểm soát của các nhóm HTX điều tra cũng khác nhau

Đối với nhóm 1 trình độ Đại học chiếm 50% còn lại là Cao đẳng với 50%, không có trình độ khác

Bảng 4.12: Trình độ của trưởng hội đồng kiểm soát các hợp tác xã tại huyện Cao Phong năm 2018

Trình độ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 SL (người) % SL (người) % SL (người) % Đại học 5 50,0 3 30,0 0 00,0 Cao đẳng 5 50,0 3 30,0 2 20,0 Trung cấp 0 0,0 4 40,0 6 60,0 Tổng 10 100,0 10 100,0 8 80,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các HTX (2018)

Đối với nhóm 2 trình độ của kế toán trưởng là Đại học chiếm 30%, Cao đẳng chiếm 30% còn lại là trung cấp 40%

Tuy nhiên đối với nhóm 3 trình độ thấp hơn hẳn, chỉ có 20% số kế toán trưởng có trình độ là Cao đẳng còn lại 60% là trình độ trung cấp; 20% có trình độ sơ cấp.

Những số liệu trên cho thấy vấn đề này đặt ra nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ Giám đốc HTXNN, ban kiểm soát, kế toán HTXNN là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách.

4.2.3.2. Nhận thức của các thành viên hợp tác xã

Khi tiến hành khảo sát các thành viên HTX, đặc biệt là đối với thành viên của các HTX thuộc nhóm 3 ta thấy vẫn còn rất nhiều người trả lời không hiểu biết về HTX nông nghiệp kiểu mới và từ đó không thể hiểu được việc phát triên HTX nông nghiệp kiểu mới như thể nào. Kết quả điều tra được thể hiện qua hình số 4.3 như sau:

Hình 4.4. Hiểu biết của các thành viên hợp tác xã về hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Cao Phong

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các HTX (2018)

Qua hình trên ta thấy còn rất nhiều người, chiếm 32% trả lời không hiểu về HTX nông nghiệp kiểu mới, 36% trả lời là hiểu ít, còn lại 32% trả lời là hiểu. Từ đó chúng ta cần phải có những giải pháp tuyên truyền, vận động, trang bị những kiến thức mới về và quản lý HTX kiểu mới, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)