Hoạt độngcủa hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 28 - 33)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hợp tác xã nông nghiệp

2.1. Cơ sở lý luận đề tài

2.1.4. Hoạt độngcủa hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức

Theo Luật HTX 2012, Đại hội thành viên HTX bầu ra Hội đồng quản trị, Hội đồng kiểm soát hoặc kiểm soát viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị bầu ra Giám đốc HTX, nhân viên nghiệp vụ cũng có thế là thành viên HTX những cũng có thể thuê ngoài.

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hợp tác xã chuyển đổi, hoạt động theo Luật hợp tác xã 2012

Nguồn: Quốc hội (2012)

Bầu/thuê

ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG KIỂM SOÁT

Giám đốc

Nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ

Bầu

LĐ của HTX hoặc thuê

a) Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp

Tất cả các HTX điều tra đều có Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên HTX bầu ra. Số lượng thành viên Hội đồng Quản trị có 5-7 người tuỳ theo quy mô thành viên của HTX, trong đó có Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên. Tuy nhiên, những HTX có ít thành viên HTX không bầu Phó Chủ tịch hội đồng Quản trị (Quốc hội, 2012).

Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2003 không có Hội đồng quản trị mà chỉ có Ban chủ nhiệm HTX. Trong Ban Chủ nhiệm có Chủ nhiệm HTX và Phó Chủ nhiệm HTX chứ không có cơ cấu quản lý như hiện nay. Hiện nay, các xã viên HTX được gọi là các thành viên HTX.

b) Hội đồng Kiểm soát/Kiểm soát viên

Tại các HTX đều có Hội đồng kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Các HTX có số lượng thành viên HTX đông thì bầu ra Hội đồng kiểm soát có 3 người gồm 1 Trưởng hội đồng và 2 thành viên. Những HTX có ít thành viên chỉ bầu 1 Kiểm soát viên.

c) Giám đốc hợp tác xã

Đối với các HTX chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2012 thường có 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc. Các HTX mới thành lập thì cũng có những HTX có Giám đốc và Phó giám đốc, có HTX chỉ có Giám đốc mà không có Phó giám đốc và chỉ có một số lượng rất ít Giám đốc HTX là người thuê ngoài (Quốc hội, 2012).

d) Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ

Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ thường được biên chế thành các bộ phận đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc gồm:

- Bộ phận văn phòng thường có 1-3 nhân viên gồm nhân viên phụ trách công tác văn thư, hành chính, nhân sự. Những HTX có ít thành viên chỉ có 1 nhân viên phụ trách công tác này.

- Bộ phận kế hoạch SXKD: Bộ phận này ít nhất cũng có 2 nhân viên, thông thường là nhiều hơn tuỳ theo quy mô hoạt động của HTX. Các nhân viên trong bộ phận được Giám đốc phân công nhiệm vụ cụ thể trong các công việc: Lập kế hoạch SXKD; theo dõi, chỉ đạo thực hiện phương án SXKD; phụ trách việc cung ứng vật tư và thu mua nông sản.

hoặc có quy mô doanh thu lớn thì có thêm nhân viên kế toán tổng hợp), các kế toán viên, nhân viên thủ quỹ và quản lý kho.

- Quản lý, điều hành

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm phê duyệt phương án SXKD do Giám đốc HTX trình và giám sát hoạt động điều hành của Giám đốc HTX.

Giám đốc HTX chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động SXKD của HTX theo phương án SXKD đã được phê duyệt, Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc. Giám đốc mới thực sự là linh hồn của HTX. Sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện phương án SXKD của HTX phụ thuộc rất lớn vào năng lực điều hành của Giám đốc HTX.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế và tham khảo một số công trình nghiên cứu cho thấy nổi lên một số vấn đề như sau:

- Ở phần lớn các HTX chuyển đổi, hoạt động theo Luật HTX 2012 thì các hoạt động SXKD của HTX còn chịu sự chi phối của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương. Một số lượng không nhỏ Giám đốc HTX là thành viên cấp uỷ Đảng. Tình trạng này dẫn tới không tách bạch được nội dung hoạt động kinh tế của HTX (vì HTX là tổ chức kinh tế) với việc thực hiện nhiệm vụ xã hội của địa phương.

- Trong quản lý, điều hành, ở không ít HTX đã chuyển đổi và hoạt động theo Luật HTX 2012 và các HTX mới thành lập, quyền lực của Giám đốc HTX còn cao hơn cả Hội đồng Quản trị HTX vì Giám đốc đồng thời là Trưởng hội đồng quản trị.

2.1.4.2. Phương thức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới

a) Đối với hợp tác xã chuyển đổi, hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012

Đa số HTX chuyển đổi hoạt động theo Luật hoạt động đa năng, tập trung vào các khâu dịch vụ trước và trong sản xuất (làm đất, thuỷ nông, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, cung ứng phân bón, thuốc thú y, dịch vụ BVTV, dịch

vụ thú y, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phảm). Rất ít HTX tổ chức được khâu

dịch vụ làm đất vì không cạnh tranh được với tư nhân. Cũng chỉ rất ít HTX tổ chức được các khâu dịch vụ sau sản xuất (chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản). Hiện tại chỉ có 2-3% số HTX có hoạt động chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản

(Nguyễn Đình Chính, 2011). Tổ chức hoạt động SXKD của các HTX chuyển đổi

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chuyển đổi, hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012

Nguồn: Quốc hội (2012)

b) Đối với hợp tác xã mới thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012

Phần lớn HTX mới thành lập là các HTX chuyên ngành (đơn năng) nên tính chuyên môn hoá cao hơn. Tuy nhiên các HTX kiểu này lại có ít thành viên và hoạt động theo kiểu doanh nghiệp (mục tiêu chính là lợi nhuận).

Tổ chức hoạt động SXKD phổ biến của các HTX mới thành lập, hoạt động theo Luật HTX 2012 được mô tả ở sơ đồ sau:

Dịch vụ đầu vào (Hoạt động chủ yếu) Phục vụ DN đầu ra: - DN chế biến - DN thương mại - Thương lái HTXDVNN DN đầu vào: - DN sản xuất - DN thương mại - Tư thương Các đối tác không phải thành viên HTX Thành viên HTX Kinh doanh Hợp đồng mua bán Dịch vụ đầu ra (có rất ít HTX) Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng uỷ thác

Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã mới thành lập

Nguồn: Quốc hội (2012)

Phương án tổ chức sản xuất phổ biến ở các HTX mới thành lập là HTX đại diện mua chung đầu vào cho thành viên và tổ chức dịch vụ chế biến hoặc bảo quản hoặc tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Thành viên tổ chức sản xuất theo phương án SXKD đã được Đại hội thành viên quyết định. Đối với các đối tác không phải là thành viên HTX thì HTX cung ứng dịch vụ đầu vào cho họ theo hợp đồng thoả thuận dịch vụ, không có ưu đãi. Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy, trong số các HTX mới thành lập thì số lượng HTX tổ chức được khâu chế biến nông sản cũng không nhiều và cũng rất ít HTX hoạt động dịch vụ thuỷ nông và dịch vụ làm đất vì cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật của hoạt động thuỷ lợi và cơ giới hoá làm đất đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, các HTX mới thành lập không đủ tiềm lực. Mặt khác, các công trình thuỷ nông hiện có chủ yếu là tài sản

Vật tư đầu vào

HTX SX/DVNN

Chế biến, bảo quản, tiêu thụ DN đầu vào: - DN sản xuất - DN thương mại - Tư thương DN đầu ra: - DN sản xuất - DN thương mại - Tư thương Hợp đồng mua bán

Thành viên Không phải thành viên

SX theo phương án của HTX Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng uỷ thác Mua chung đầu vào Phục vụ Kinh doanh

công nên chính quyền địa phương giao cho HTX chuyển đổi để quản lý sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)