Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 73 - 77)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tại huyện Cao

4.1.4. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã

nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong

a) Đối với nhóm những hợp tác xã kiểu mới (Nhóm 1)

Huyện Cao Phong là huyện đi đẩu trong cả nước về vấn đề phát triển các HTX và các liên minh HTX, có lợi thế lớn của Cao Phong là vùng cho nhiều trái cây mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt là thương hiệu cam Cao Phong. Một số HTX tận dụng được lợi thế này và đã xây dựng được HTX sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể được thể hiện qua những bảng số liệu sau:

Bảng 4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sản phẩm trên địa bàn huyện Cao Phong

ĐVT: Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQ 1 Doanh thu 88.672,20 114.524,00 166.799,00 129,2 145,6 137,2 1.1 Cung ứng vật tư 747,7 851,9 1.209,10 113,9 141,9 127,2 1.2 Tiêu thụ nông sản 76.305,10 93.626,80 139.439,50 122,7 148,9 135,2 1.3 Thu khác 14.220,90 19.045,50 26.738,40 133,9 140,4 137,1 2 Chi phí + Thuế 77.687,10 102.988,90 140.727,50 132,6 170,6 150,4 3 Lợi nhuận sau

thuế 8.299,50 11.037,00 15.356,20 131,7 161,8 146,0 4 Doanh thu/chi phí 1,14 1,11 1,19 97,4 106,6 101,9 5 Lợi nhuận/Chi phí 0,107 0,107 0,109 100,3 101,8 101,1 Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các HTX (2018)

Bảng số liệu 4.5 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX kiểu mới tại huyện Cao Phong phát triển rất mạnh Doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng rất nhanh, bình quân doanh thu tăng 37,2%; lợi nhuận tăng bình quân 46,0%. Nguyên nhân của hiện tượng tăng trên là do hiện nay các HTX vẫn đang đầu tư sản xuất và mở rộng quy mô rất nhiều, mặt hàng cam Cao Phong hiện nay đang có thương hiệu tốt, tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng.

b) Đối với nhóm những hợp tác xã đang đầu tư phát triển (Nhóm 2)

Đối với các HTX thuộc nhóm 2 là những HTX bắt đầu có tham gia vào khâu tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên bước đầu mới chỉ là dịch vụ cung ứng vật tư và thu mua nông sản nên hiệu quả kinh tế chưa cao như các HTX nhóm 1. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.6.

Qua bảng 4.6 cho thấy doanh thu và lợi nhuận của các HTX tăng là 33,2% tuy không bằng nhóm 1 nhưng cũng tăng rất mạnh, đây là những HTX nếu như được đấu tư hơn nữa thì sẽ dần chuyển sang HTX kiểu mới có hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 4.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và thương mại trên địa bàn huyện Cao Phong

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQ 1 Doanh thu 17.734,40 20.822,60 27.799,80 117,4 133,5 125,2 1,1 Cung ứng vật tư 4.361,80 5.324,40 8.060,60 122,1 151,4 135,9 1,2 Tiêu thụ nông sản 11.023,80 11.827,70 15.347,20 107,3 129,8 118 1,3 Thu khác 2.844,20 3.462,80 4.456,40 121,8 128,7 125,2 2 Chi phí + Thuế 16.037,40 18.525,30 27.287,90 120,5 156,4 137,3 3 Lợi nhuận sau

thuế 1.559,90 1.888,60 2.759,40 119,7 148,3 133,2 4 Doanh thu/chi phí 1,11 1,12 1,02 101,6 90,6 96,0 5 Lợi nhuận/Chi phí 0,097 0,102 0,101 104,8 99,2 102,0 Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của các hợp tác xã (2018)

c) Đối với nhóm những hợp tác xã chuyển đổi theo luật nhưng không phát triển (Nhóm 3)

- Doanh thu: Doanh thu của các HTX trong 3 năm 2016-2018 năm sau

đồng, năm 2017 đạt 2,77 tỷ đồng và năm 2018 đạt 3,48 tỷ đồng.

- Cơ cấu doanh thu: Doanh thu từ hoạt động cung ứng vật tư bình quân 1

HTX năm 2016 đạt 623,12 triệu đồng, chiếm 24.59% tổng doanh thu từ các hoạt động SXKD-DV của HTX. Các chỉ tiêu tương ứng của năm 2017 là 709,92 triệu đồng và 25,57% và năm 2018 là 1,007 tỷ đồng và 28,99%. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ tiêu thụ nông sản bình quân 1 HTX năm 2016 đạt 1,57 tỷ đồng, chiếm 62,16% tổng doanh thu từ các hoạt động SXKD-DV của HTX. Các chỉ tiêu tương ứng của năm 2017 là 1,58 tỷ đồng và 56,8% và năm 2018 là 1,92 tỷ đồng và 55,21%. Doanh thu từ các hoạt động khác bình quân 1 HTX năm 2016 đạt 406,31 triệu đồng, chiếm 13,25% tổng doanh thu từ các hoạt động SXKD-DV của HTX. Các chỉ tiêu tương ứng của năm 2017 là 461,71 triệu đồng và 17,63% và năm 2018 là 557,05 triệu đồng và 16,7%.

Mặc dù tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tiêu thụ nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (55-60% tổng doanh thu của HTX) nhưng cũng không thể đánh giá các HTX đã làm tốt khâu tiêu thụ nông sản cho thành viên và nông dân bởi lẽ giá trị doanh thu từ hoạt động tiêu thụ nông sản cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với giá trị SXNN tại địa phương.

Kết quả xử lý số liệu điều tra các HTX như sau:

Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trung bình ở 1 hợp tác xã ĐVT: Triệu NVD, % TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 2017 2018 BQ /2016 /2017 1 Doanh thu 2.533,50 2.776,30 3.475,00 109,6 125,2 117,1 1.1 Cung ứng vật tư 623,1 709,9 10.07,6 113,9 141,9 127,2 1.2 Tiêu thụ nông sản 1.574,80 1.577,00 1.918,40 100,1 121,6 110,4 1.3 Thu khác 406,3 461,7 557,1 113,6 120,6 117,1 2 Chi phí + Thuế 2.219,60 2.496,70 3.661,00 112,5 146,6 128,4 3 Lợi nhuận sau thuế 165,7 185,1 277,4 111,7 139 124,6 4 Doanh thu/chi phí 1,14 1,11 0,95 97,4 85,4 91,2 5 Lợi nhuận/Chi phí 0,075 0,074 0,076 99,3 102,2 100,7 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra HTX (2018)

Phân tích số liệu chỉ tiêu tổng doanh thu, kết hợp với phân tích kết quả phỏng vấn, toạ đàm với cán bộ, thành viên tại các HTX điều tra có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Doanh thu từ các hoạt động SXKD-DV của HTX còn thấp cho thấy tuy các HTX đã tổ chức được các hoạt động SXKD-DV nhưng còn ở mức khiêm tốn. - Doanh thu từ hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư cho sản xuất chỉ chiếm khoảng 23-28% tổng doanh thu của HTX. Điều này cho thấy hoạt động cung ứng vật tư của các HTX điều tra còn khá hạn chế. Nguyên nhân chính là các HTX đều rất khó khăn về nguồn vốn hoạt động trong khi nhu cầu vốn cho hoạt động dịch vụ vật tư cho SXNN là rất lớn.

- Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng giá trị doanh thu chỉ đạt 1,5-1,9 tỷ đồng/1 HTX. Số liệu này cho thấy đóng góp của các HTX trong việc tiêu thụ nông sản cho nông dân cũng còn hạn chế. Có 3 nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: i) Nguồn vốn hoạt động của các HTX điều tra còn quá ít ỏi; ii) Công tác tiếp thị, tiếp cận thị trường chưa tốt, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa HTX với các tổ chức thu mua, chế biến và thương mại nông sản; iii) Có sự cạnh tranh quyết liệt của các thương lái mà trong sự cạnh tranh này, các HTX thường bị yếu thế hơn về tính năng động trong khâu tiếp thị, vốn, thiết bị vận chuyển.

- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động SXKD-DV ở các HTX điều tra còn khá khiêm tốn. Năm 2016, bình quân 1 HTX thu được lợi nhuận 165,7 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận/chi phí chỉ đạt 7,47%. Năm 2017 lợi nhuận thu được bình quân 1 HTX là 185,14 triệu đồng, tăng 11,2% so với năm 2016, tỷ suất lợi nhuận/chi phí chỉ đạt 7,42%. Năm 2018 lợi nhuận thu được bình quân 1 HTX là 257,42 triệu đồng, tăng 39,04% so với năm 2017, tỷ suất lợi nhuận/chi phí chỉ đạt 7,03%.

Nếu xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/chi phí có thể thấy chỉ tiêu này trong 3 năm qua ở các HTX điều tra đều thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào con số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận như vậy không thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của các HTX điều tra là thấp, bởi lẽ mục tiêu của HTX là hoạt động dịch vụ cho thành viên là chính, không đặt vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu.

* So sánh về tỷ suất lợi nhuận/chi phí sản xuất kinh doanh của 3 nhóm HTX

ĐVT: triệu đồng

Hình 4.1. Lợi nhuận của các nhóm hợp tác xã năm 2018

Nguồn: Tống hợp số liệu của các HTX (2018)

Hình 4.1 cho thấy đối với các HTX có hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhuận cao và đồng thời hiệu quả là lợi nhuận/ chi phí cũng cao 10.9% cao hơn so với 2 nhóm HTX còn lại qua đó ta thấy việc chuyển đổi hình thức hoạt động chuyển từ luật cũ, sang luật mới hay chuyển từ mô hình sản xuất kinh doanh kiểu cũ sang mô hình kiểu mới chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi chúng ta thay đổi cách thức hoạt động, thay đổi nhận thức, tư duy quản lý, đưa sản xuất kinh doanh sản phẩm, sẵn sàng thay đổi và áp dụng phương thức sản xuất mới thì mới mang lại hiệu quả còn nếu chỉ thay đổi về mặt hình thức như tên gọi mà không thay đổi thực sọ như nhóm HTX thứ 3 thì cũng chỉ là “Bình mới rượu cũ” chứ không mang lại lợi ích thực sự cho các thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)