Giải pháp xây dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 100 - 102)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện

3.2.1. Giải pháp xây dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp

Thứ nhất, huy động các nguồn vốn dưới hình thức nhận ủy thác từ các tổ chức cá nhân, tiền gửi tự nguyện không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp.

Tín dụng chính sách, an sinh xã hội là sự nghiệp, là nhiệm vụ chính trị của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, các Tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, ban ngành, tổ chức và cá nhân. Vì vậy, cần thực hiện tốt cơng tác phổ

biến, tuyên truyền, vận động để tranh thủ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng, vốn qun góp, ủng hộ, tiền gửi khơng kỳ hạn của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Tham mưu HĐND - UBND, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện hàng năm trích một phần ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các ĐTCS khác trên địa bàn; các ban ngành đoàn thể ưu tiên chuyển các quỹ tạm thời nhàn rỗi của Hội mình quản lý ủy thác sang NHCSXH để cho vay.

Thứ hai, huy động nguồn vốn tiết kiệm từ hộ nghèo và các ĐTCS vay vốn

Qua khảo sát thực tế đã cho thấy hộ nghèo và các ĐTCS vẫn có khả năng tiết kiệm với lãi suất thực dương. Bám thực tế đó, NHCSXH thiết lập được cơ chế tuyên truyền, vận động việc tham gia tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK & VV hàng tháng khi vay vốn NHCSXH để tạo nguồn vốn, bên cạnh đó giúp hộ nghèo và các ĐTCS tích lũ được nguồn trả nợ khi hết thời hạn vốn vay. Đơn vị cần tiếp tục tuyên truyền, vận động có sức lan tỏa nhiều hơn nữa đối việc huy động tiền gửi tiết kiệm tại các điểm giao dịch xã và tại trụ sở NHCSXH.

Thứ ba,đa dạng hóa các hình thức tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn và không kỳ hạn Mặc dù NHCSXH hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận nhưng nên thiết kế sản phẩm tiết kiệm không kỳ hạn với nhiều mức lãi suất khác nhau căn cứ trên số dư trên tài khoản của khách hàng. Điều quan trọng đối với khách hàng là lãi suất phải dương, khơng bị giảm vì lạm phát và khơng giới hạn mức dư tối thiểu để nhằm mục tiêu thu hút được nhiều khách hàng.

Thứ tư,nghiên cứu áp dụng lãi suất cho vay phù hợp

Thống nhất lãi suất cho vay hiện hành, từng bước nâng mức lãi suất cho vay theo hướng: lãi suất huy động thấp hơn lãi suất cho vay ưu đãi, thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường. Việc nâng mức lãi suất cho vay ưu đãi cao hơn lãi suất huy động để giảm gánh nặng cấp bù đối với ngân sách nhà nước, NHCSXH tự chủ về mặt tài chính, có điều kiện trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết khác, hộ nghèo cần tích cực, chủ động sáng tạo trong cách làm ăn, không thể bị động phụ thuộc mãi vào cơ chế chính sách.

Mặt khác, mức lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường vẫn đảm bảo cho NHCSXH tồn tại và phát triển. Vì nguồn vốn cho vay của NHCSXH khác với các ngân hàng thương mại, nó được hồ chung bởi nhiều nguồn vốn khác nhau, trong

đó có các nguồn vốn lãi suất thấp (như trên đã trình bày) nên sẽ tạo ra nguồn vốn rẻ hơn nguồn vốn của các ngân hàng thương mại khác.

Mức lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường để giúp hộ nghèo nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đặc thù của hộ nghèo là chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất hàng hóa, nên nếu áp dụng mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho trên thị trường thì hộ nghèo khơng có khả năng cạnh tranh với các hộ, các tổ chức khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)