Vai trò của dạy học phân hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 31 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn gồm

1.3.2.Vai trò của dạy học phân hóa

1.3. Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS

1.3.2.Vai trò của dạy học phân hóa

Từ cơ sở khoa học của dạy học phân hóa ta thấy từ khi được sinh ra, mỗi đứa trẻ có một hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, sức khỏe, năng lực nhận thức, mức độ tư duy, thụ hưởng môi trường nuôi dưỡng và giáo dục khác nhau. Đến độ tuổi học sinh THCS thì sự phân hóa càng trở lên rõ ràng hơn. Vì vậy không thể đặt ra một mặt bằng, yêu cầu giáo dục chung, giống nhau cho tất cả các học sinh. Mỗi học sinh cần có một mục tiêu và phương pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lý, mức độ tư duy, năng lực nhận thức, vốn kiến thức, kinh nghiệm sống, năng khiếu, niềm đam mê, mức độ hứng thú, hoàn cảnh sống,... khác nhau. Để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất cho mỗi người học thì dạy học phân hóa là một yêu cầu bắt buộc và bao chùm các phương pháp dạy học. Dạy học phân hóa sẽ giúp tạo môi trường học tập tốt nhất, phù hợp nhất với từng đối tượng, nhóm đối tượng học sinh.

Dạy học phân hóa giúp những học sinh học yếu (năng lực tiếp thu chậm, hổng kiến thức,...) không chán học, tích cực, chủđộng hơn trong các hoạt động học tập từ đó có cơ hội bổ sung, bù đắp kiến thức để đạt được chuẩn kiến thức đề ra.

Dạy học phân hóa giúp học sinh có năng lực tiếp thu, vốn kiến thức tốt phát huy được tính tích cực chủ động, húng thú học tập, phát triển năng lực, học nâng cao.

Dạy học phân hóa giúp phát hiện điểm yếu của học sinh để tìm hướng khắc phục, phát hiện năng khiếu, tài năng của học sinh để từ đó có biện pháp hỗ trợ, bồi dưỡng từ đó giúp định hướng nghề cho học sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 31 - 32)