Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 83 - 85)

8. Cấu trúc của luận văn gồm

3.2.5.Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợ

3.2. Biện pháp tổ chức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị

3.2.5.Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợ

việc dạy học theo yêu cầu phân hóa và bồi dưỡng kĩ năng DHPH

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là điều kiện cần thiết để phục vụ cho quá trình dạy học cũng như công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV. Vì vậy cần tạo điều kiện để GV có đầy đủ các phương tiện, tài liệu học tập để phục vụ tốt công tác bồi dưỡng. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học.

- Việc trang bị tài liệu, xây dựng cơ sở vật chất như phòng ốc, các trang thiết bị âm thanh, máy tính máy chiếu cho quá trình dạy học theo yêu cầu DHPH và bồi dưỡng kĩ năng DHPH nhằm đảm bảo cho GV tiếp cận, làm quen với các phương tiện dạy học hiện đại từ đó nâng cao kĩ năng dạy học của mình.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng CSVC và thiết bị trường học, xác định nhu cầu về CSVC cho công tác tổ chức hoạt động giáo dục và bồi dưỡng GV, tham mưu cho lãnh đạo các cấp tập trung đầu tư xây dựng CSVC cho nhà trường theo hướng hoàn thiện, hiện đại.

- Các lớp bồi dưỡng phải có đủ CSVC và các phương tiện kỹ thuật cần thiết, có trang bị các phương tiện dạy học hiện đại, cung cấp đầy đủ các loại sách báo, băng hình, tài liệu có liên quan đến việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên. Đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện trường học theo tiêu chuẩn của bộ GD&ĐT, từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại, phòng học các môn thực hành, năng khiếu. Tạo điều kiện cho GV được tiếp xúc, làm quen và sử dụng được các phương tiện trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng của mình.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tự có để nâng cấp trang thiết bị dạy hoc. Đảm bảo đủ thiết bị, tăng chi ngân sách cho dạy học.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục: tạo mối quan hệ tốt, để các tập thể, tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn đầu tư CSVC cho nhà trường. Bên cạnh đó cần xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các công ty, các doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục.

- Hiệu trưởng phân công cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng, khai thác, bảo quản CSVC và trang thiết bị theo đúng chức năng, đúng nhiệm vụ và có hồ sơ sổ sách theo dõi đầy đủ theo quy định của ngành GD&ĐT. Hàng kỳ kiểm tra và lập kiểm kê, bàn giao CSVC, trang thiết bị để có kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa và bổ sung kịp thời.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có sự chủ động trong việc rà soát hệ thống trang thiết bị hàng năm, từ đó lập dự trù kinh phí đảm bảo cho việc mua sắm mới và mua sắm bổ sung kịp thời.

- Việc phân bổ dự toán ngân sách phải phù hợp với từng trường, từng bộ phận vừa đảm bảo công bằng, vừa đảm bảo tính thực tiễn.

- Cần có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh lãng phí.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 83 - 85)