Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 76 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn gồm

3.2. Biện pháp tổ chức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của

DHPH, hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Trong các nhà trường, việc nâng cao nhận thức cho CBGV phải là việc làm thường xuyên và liên tục. Vì theo luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã khẳng định "tinh thần và ý thức sẽ trở thành lực lượng vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng", nó khẳng định vai trò của ý thức, tư tưởng trong mọi hoạt động cách mạng. Nhận thức, ý thức trách nhiệm có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động. Do đó việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, GV là yếu tố vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành công của hoạt động tổ chức bồi dưỡng kĩ năng DHPH.

Trong mọi nhiệm vụ công tác, kể cả công tác bồi dưỡng GV, trước hết phải chú ý đến vai trò của tư tưởng, của nhận thức để làm cho cán bộ quản lý và GV các trường thấy được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo. CBQL, GV có nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao kĩ năng DHPH cho GV THCS thì mới có hành động cho bản thân trong quá trình quản lý và dạy học: CBQL thực hiện tốt được chức năng quản lý, đề ra được biện pháp tổ chức bồi dưỡng phù hợp với nhà trường; GV có nhận thức tốt về vai trò của DHPH và kĩ năng DHPH mới có động lực tốt để thay đổi bản thân, nâng cao kĩ năng DHPH của mình. Vì vậy, nhận thức có vai trò “dẫn đường”cho hành động và tư duy trong quá trình bồi dưỡng.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Ban giám hiệu nhà trường tổ chức hội thảo cấp cụm trường để tuyên truyền chủ trương, đường lối và chích sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục đến đội ngũ GV và các lực lượng tham gia giáo dục khác. Đặc biệt là nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

- Cán bộ quản lý các nhà trường chủ động tuyên truyền, tư vấn để GV nhận thức được việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV không chỉ là mục tiêu có tính cấp thiết, là chiến lược lâu dài mà còn là điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo.

- Hiệu trưởng cần hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo về đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước và của ngành, tổ chức quán triệt đến tận GV, nhân viên và học sinh trong toàn trưởng. Đây là cơ sở pháp lý trong khi tuyên truyền, giáo dục đội ngũ GV và học sinh. Với biện pháp này giúp cho cán bộ, GV, công nhân viên, học sinh trong toàn trường có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của DHPH; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, GV tiếp xúc với hệ thống các văn bản quản lý, hướng dẫn về DHPH.

+ Xác định mục tiêu, nội dung cần nâng cao nhận thức cho cán bộ và đội ngũ GV. Dự kiến các hình thức tổ chức để nâng cao nhân thức cho cán bộ và GV như: học tập, thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, thông qua việc tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Dự kiến các nguồn lực: con người, phương tiện, kinh phí, thời gian,... cho việc nâng cao nhận thức.

+ Tổ chức học tập nghiên cứu các nhóm kỹ năng DHPH.

- Hiệu trưởng phối hợp giữa các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường để tổ chức phong trào thi đua tự học tập, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; coi đây là một tiêu chí đánh giá thi đua cuối học kỳ và cuối mỗi năm học của mỗi GV.

- Hiệu trưởng nhà trường tổ chức cho cán bộ, GV trong toàn trưởng học tập, nghiên cứu về yêu cầu của các kĩ năng DHPH của GV THCS để hiểu được

vai trò của kĩ năng DHPH, xác định được mục tiêu để học tập, rèn luyện và bồi dưỡng để có dược các kĩ năng DHPH cho chính mình, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần có đầy đủ tài liệu (các văn bản luật, văn kiện đại hội của Đảng, các chính sách của nhà nước, các văn bản của ngành GD&ĐT về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ GV THCS nói riêng, các tài liệu bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV THCS).

- Hiệu trưởng nhà trường cần nghiên cứu kĩ các văn bản và soạn thảo được các nội dung để tuyên truyền, giới thiệu cho GV...

- Cần có cơ sở vật chất, tài chính cho việc tổ chức các hình thức tuyên truyền phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế các nhà trường như phổ biến trước cuộc họp, GV tự nghiên cứu tài liệu,…

3.2.2. Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên phù hợp thực tiễn

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

- Xác định đúng nhu cầu của GV trong quá trình bồi dưỡng giúp cho người tổ chức biết được GV đang cần bồi dưỡng những kĩ năng nào. Bên cạnh đó việc khảo sát nắm nhu cầu cần đi sâu vào nghiên cứu từng trường hợp cụ thể, từng đối trượng khác nhau để nắm bắt rõ hơn nhu cầu của họ.

- Xây dựng nội dung cụ thể về bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV THCS theo từng giai đoạn và từng đối tượng.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể chi tiết, chỉ rõ mục tiêu, dự kiến các biện pháp, dự kiến huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tổ chức, chỉ đạo kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng. Chất lượng của hoạt động lập kế hoạch quản lý có mối quan hệ mật thiết đến chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng khi triển khai thực hiện kế hoạch.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp * Khảo sát nhu cầu

- Hiệu trưởng tiến hành khảo sát nhu cầu của GV theo các kĩ năng DHPH. Quá trình khảo sát có thể tiến hành bằng phiếu hoặc phỏng vấn trực tiếp. Việc khảo sát để đảm bảo khách quan, Hiệu trưởng cần có phân tích đánh giá dựa trên hoàn cảnh cá nhân và kĩ năng DHPH của GV đã có, từ đó tiến hành phân nhóm GV theo nhu cầu cần bồi dưỡng.

- Sau khi xác định được nhu cầu, Hiệu trưởng tiến hành phân chia nhóm bồi dưỡng và nội dung bồi dưỡng cho sát với nhu cầu của GV.

* Xây dựng kế hoạch

- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng DHPH: Chuẩn bị xây dựng kế hoạch: Hiệu trưởng nghiên cứu các văn bản chỉ đạo để bám sát. Tiến hành thu thập, xử lý và phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng đội ngũ toàn diện các mặt số lượng, trình độ đào tạo, cơ cấu đào tạo, cơ cấu độ tuổi và thâm niên công tác, chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ GV về kĩ năng DHPH, các nguồn lực hiện có; phân tích môi trường để biết các cơ hội cần tận dụng và các nguy cơ, thách thức cần khắc phục; dự báo chiều hướng phát triển của những chỉ tiêu kế hoạch.

+ Xây dựng dự thảo kế hoạch: Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được cho công tác bồi dưỡng GV; xây dựng các biện pháp thực hiện mục tiêu, xây dựng các điều kiện cần thiết cho KH; dự thảo các phương án tổ chức thực hiện từng phần, từng mục tiêu. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV nhà trường.

+ Thông qua dự thảo kế hoạch: Kế hoạch được thông qua trước chi bộ, Thảo luận ở đơn vị; lấy ý kiến của các lực lượng giáo dục. Hoàn chỉnh và ban hành KH, báo cáo cấp trên phê duyệt.

+ Tổ chức triển khai kế hoạch sau phê duyệt, công khai trước toàn thể CBGV, phổ biến tới từng tổ. Trên cơ sở KH của nhà trường, các tổ chuyên

môn, giáo viên cũng phải xây dựng KH cho tổ mình và cho bản thân mình, chủ động xây dựng kế hoạch DHPH.

+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện KH: trong quá trình thực hiện KH, cần kiểm tra đánh giá từng khâu, từng mục tiêu để đảm bảo phát huy tốt nhất năng lực, sở trường, hoàn cảnh của học sinh và có điều chỉnh kịp thời.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp:

- Công tác khảo sát nhu cầu phải được tiến hành khách quan.

- Hiệu trưởng phải nắm được yêu cầu và các mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương và các văn bản hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục, sự chỉ đạo, định hướng của ngành về nội dung, kế hoạch DHPH và bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên.

- Kế hoạch xây dựng phải được bàn bạc thống nhất và công khai, đảm bảo tính dân chủ.

- Phải nắm sát trình độ năng lực của GV, tiến hành phân loại đánh giá đội ngũ GV qua kiểm tra kế hoạch dạy học, dự giờ dạy học theo yêu cầu DHPH. Từ đó xác định yêu cầu nội dung cần bồi dưỡng đối với từng GV và xây dựng kế hoạch chung trong toàn trường, trong từng tổ, khối chuyên môn.

- Cần có kinh phí đầu tư cho việc xây dựng tài liệu bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)