Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng kĩ năng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 67 - 68)

8. Cấu trúc của luận văn gồm

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng

2.2.4. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng kĩ năng

Để nắm rõ mức độ các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tôi đã tiến hành khảo sát trên 493 người bao gồm, 41 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, 39 tổ trưởng chuyên môn và 413 giáo viên của các nhà trường THCS trong toàn thị xã. Kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương S T T Yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Thứ bậc Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng SL % SL % SL % 1 Sự quan tâm của chính quyền

địa phương, các lực lượng xã

hội, cha mẹ học sinh 271 55 192 39 30 6.1 2.49 7 2 Nhận thức CBQL, giáo viên về

công tác bồi dưỡng kĩ năng

DHPH 370 75 123 25 0 0 2.75 4

3 Nhu cầu bồi dưỡng của giáo

viên 385 78 108 22 0 0 2.78 3

4 Năng lực của đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ bồi

dưỡng 266 54 227 46 0 0 2.54 5

5 Phương pháp và hình thức bồi

dưỡng 251 51 242 49 0 0 2.51 6

6 Các điều kiện về cơ sở vật

chất, phương tiện dạy học. 208 42 243 49 42 8.5 2.34 8 7 Công tác kiểm tra đánh giá của

CBQL về việc thực hiện

DHPH 414 84 79 16 0 0 2.84 2

8 Các cơ chế quản lý tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi

dưỡng và tự bồi dưỡng. 444 90 49 9.9 0 0 2.90 1

Kết quả bảng 2.9 cho ta thấy: các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên đều được các khách thể đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao, X 2,64. Ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố “Các cơ chế quản lý tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng”,

2,9

X  . Việc xác định đúng đắn các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS giúp các nhà quản lý xác định được nguyên nhân dẫn đến kết quả bồi dưỡng thấp để có các biện pháp quản lý hợp lý hơn.

Như vậy, nếu được sự quan tâm đúng mức của CBQL về công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên, nếu có đội ngũ giảng viên có chất lượng tốt và đa dạng hóa được các mô hình bồi dưỡng, nắm bắt chính xác nhu cầu bồi dưỡng của GV thì việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS sẽ đạt được kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)