Hiệu trưởng trường trung học cơ sở với hoạt động tổ chức bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 45)

8. Cấu trúc của luận văn gồm

1.4.Hiệu trưởng trường trung học cơ sở với hoạt động tổ chức bồi dưỡng

kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

1.4.1.Mc tiêu ca t chc bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài h a đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”[3].

Trên cơ sở tư tưởng lãnh đạo của Đảng phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam, hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên là vấn đề không thể thiếu trong mỗi nhà trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng. Thực hiện tốt hoạt động này giúp GV:

- Hiểu được và vận dụng được quan điểm đổi mới của Đảng vào thực tế công tác giảng dạy; Nhận thức rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong các hoạt động giáo dục;

- Có kỹnăng DHPH tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

- Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân phù hợp với hoàn cảnh.

Về phương diện quản lý, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV là công việc của nhà quản lý. Do vậy nếu hiệu trưởng nhà trường quan tâm, tâm huyết với vấn đề bồi dưỡng GV thì sẽ tổ chức các hoạt động bồi dưỡng GV đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng kỹnăng DHPH cho giáo viên THCS sẽ giúp các nhà trường có đội ngũ GV vững vàng về chuyên môn, hoàn thành tốt các nhiệm vụđược giao, có khảnăng đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục trong giai đoạn tới; giúp các nhà trường dự báo được nhu cầu về việc phải tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV để có sự tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS sẽ giúp các nhà trường chủ động trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch, huy động các nguồn lực phục vụ công việc bồi dưỡng cho từng năm học; lựa chọn được các hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của đội ngũ GV và tình hình thực tế nhà trường để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả cao.

1.4.2. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Có nhiều cách hiểu về chức năng lập kế hoạch. Dưới góc độ ra quyết định, lập kế hoạch là một loại ra quyết định đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của mình. Lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên, nói một cách ngắn gọn, là

quá trình xác định các mục tiêu dạy học phân hóa và lựa chọn phương thức truyền đạt cho đội ngũ giáo viên để đạt các mục tiêu là nâng cao kỹ năng DHPH cho giáo viên.

Lập kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý một tổ chức. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, lập kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Họ ví von lập kế hoạch bắt từ rễ cái của một cây sồi đồ sộ, rồi từ đó mọc lên các "nhánh" tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Nếu không có các kế hoạch, nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác nhân lực và các nguồn lực khác một cách có hiệu quả, thậm chí còn không biết rõ phải tổ chức và khai thác cái gì nữa. Không có kế hoạch nhà quản lý và nhân viên của họ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình cũng như không biết khi nào đạt được mục tiêu. Vì vậy việc kiểm tra cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để đạt được mục tiêu và xác định được các bước đi, Hiệu trưởng trường THCS phải lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên gồm: Xây dựng các mục tiêu cần đạt được; xác định các bước đi để đạt mục tiêu; xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt mục tiêu. Để bản kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tính khả thi thì Hiệu trưởng phải thực hiện tốt chức năng dự báo về xu hướng phát triển chương trình giáo dục và yêu cầu đối với dạy học phân hóa, xu hướng phát triển của nhà trường và kỹ năng DHPH của giáo viên. Khi dự báo phải biết rõ thực trạng của mình: Nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên; Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên của Sở Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch bồi dưỡng của Trường; Nguồn lực đội ngũ giáo viên cốt cán; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng; năng lực tài chính.

Kế hoạch bồi dưỡng phải xác định rõ: - Mục tiêu bồi dưỡng

- Nội dung bồi dưỡng

- Đối tượng tham gia bồi dưỡng

- Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng - Đánh giá kết quả bồi dưỡng

- Thời gian bồi dưỡng

Các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng: Tài chính, cơ sở vật chất khác, địa điểm bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng vv...

1.4.3. Tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên đáp ứng yêu cầu về chương trình giáo dục mới.

- Phối hợp với các trường trên địa bàn để thành lập tổ giáo viên cốt cán của liên trường đó là những cán bộ, giáo viên có trình độ, năng lực chuyên môn sâu, nắm chắc về nội dung, quy trình, phương pháp hình thức tổ chức DHPH. Sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm vụ phải đảm nhận. Nói khác đi phải tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạt động để đủ khả năng đạt được mục tiêu bồi dưỡng giáo viên đề ra.

- Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên cốt cán nhằm thực hiện gây ảnh hưởng của họ tới toàn thể giáo viên tham gia tập huấn.

- Phân công, phân nhiệm rõ ràng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng từ người chỉ huy đến người điều hành và các chuyên viên chịu trách nhiệm phục vụ, giám sát hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

- Tổ chức công việc: Sắp xếp công việchợp lý, xây dựng các cơ chế phối hợp để mọi người hướng vào mục tiêu chung.

Như vậy, thực chất của việc tổ chức bồi dưỡng là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất nhằm bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS. Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho những tiềm năng, cho các động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng.

Trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảo mối quan hệ liên kết giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nên sự thống nhất và đồng bộ - yếu tố đảm bảo cho thành công trong công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS.

Hiệu trưởng phải quan tâm chuẩn bị các nguồn lực bồi dưỡng đặc biệt là nguồn nhân lực báo cáo viên, cán bộ, giáo viên cốt cán, tài liệu bồi dưỡng, tài chính phục vụ bồi dưỡng. Bởi chất lượng giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng bồi dưỡng do đó việc chuẩn bị báo cáo viên là khâu vô cùng quan trọng đòi hỏi Hiệu trưởng nhà trường phải quan tâm đầu tư công sức, trí tuệ và nguồn lực hỗ trợ. Việc lựa chọn báo cáo viên tham gia bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ giáo viên phải có đủ các tiêu chí sau đây:

Nắm vững cơ sở lý luận DHPH, quy trình DHPH, các kỹ năng, nhóm kỹ năng cần áp dụng trong DHPH cho đối tượng học sinh THCS.

Là người có uy tín, có khả năng cảm hóa người khác.

Có khả năng thuyết trình, tư vấn, hướng dẫn đồng nghiệp, có kĩ năng sư phạm tốt.

Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng, dạy học.

1.4.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Chỉ đạo trong hoạt động bồi dưỡng là những tác động đến con người bằng các mệnh lệnh, làm cho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụ được phân công trong quá trình bồi dưỡng. Tạo động lực để cho báo cáo viên, học viên tích cực bồi dưỡng nâng cao kỹ năng DHPH cho giáo viên bằng các biện pháp cầm tay chỉ việc, tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp, giám sát, động viên, khen thưởng, kể cả trách phạt vv…

Chức năng này có tính chất tác nghiệp điều chỉnh, điều hành hoạt động bồi dưỡng một cách có hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, để biến mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện.

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS.

Chỉ đạo nâng cao năng lực báo cáo viên, giáo viên cốt cán thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng DHPH.

Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS.

Chỉ đạo phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, đặc điểm đối tượng bồi dưỡng.

Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên các giáo viên thuộc đối tượng được bồi dưỡng.

Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng.

Chỉ đạo triển khai có hiệu quả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đặc điểm trình độ của giáo viên.

Chỉ đạo giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng và phản hồi thông tin tới giáo viên và người học về mức độ hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đối với giáo viên.

Chỉ đạo điều chỉnh chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng khi cần thiết.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS, Hiệu trưởng nhà trường cần có các biện pháp, hình thức kiểm tra nghiêm túc, chính xác.

Các biện pháp kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

Kiểm tra công tác chuẩn bị của báo cáo viên: Biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho học viên, thiết kế bài giảng, các phương tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng.

Kiểm tra các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực công nghệ thông tin vv..

Kiểm tra quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên nhà trường: Kiểm tra quá trình tham gia hoạt động bồi dưỡng trên lớp và hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên như việc thiết kế giáo án DHPH, tổ chức bài học trên lớp vv…

Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH của giáo viên thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến, đề tài khoa học. Ban giám hiệu có thể cơ bản nắm được hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua kết quả các tiết dự giờ thao giảng, các sáng kiến, các hoạt động sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học, thông qua đánh giá sự tiến bộ của người học. Nếu giáo viên có quá trình tự bồi dưỡng tốt thì kết quả đạt được qua các tiết dạy sẽ cao.

Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên về hoạt động bồi dưỡng để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng ở giai đoạn tiếp theo. Đánh giá kết quả bồi dưỡng đạt được ở học viên để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng, rút kinh nghiệm cho các hoạt động ở giai đoạn sau.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên phân hóa cho giáo viên

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS, trong đó có cả các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan, cụ thể:

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Quan điểm lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước, sự quan tâm các cấp, ngành, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, các nhà trường và sự đáp ứng nhu cầu của xã hội. Sự quan tâm của các cấp sẽ có yêu cầu cụ thể về nội dung, hình thức, thời gian, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng, sẽ động viên được GV

tích cực tham gia bồi dưỡng và cũng có phương hướng chung cho các nhà trường khi tổ chức bồi dưỡng đồng loạt cho GV

- Nhận thức của xã hội về DHPH và công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV. Nếu các lực lượng xã hội chưa hiểu đúng mức tầm quan trọng của việc dạy học phân hóa sẽ không tạo được động lực cho quá trình bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên.

- Nhu cầu bồi dưỡng: Thể hiện ở số lượng GV, tri thức, kỹ năng nghiệp vụ cần được bồi dưỡng. Mỗi giáo viên bộ môn khác nhau có những nhu cầu bồi dưỡng về tri thức, kĩ năng nghiệp vụ khác nhau. Độ tuổi của GV cũng ảnh hưởng đến nhu cầu được bồi dưỡng. Nếu xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng cho GV của từng bộ môn sẽ đảm bảo việc bồi dưỡng GV thiết thực, có hiệu quả.

Các điều kiện về nguồn lực: nếu không có đủ tài liệu bồi dưỡng cho từng GV hoặc phòng ốc, trang thiết bị phục vụ các lớp bồi dưỡng thiếu, thô sơ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bồi dưỡng. Bên cạnh đó là những cơ chế chính sách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Nhận thức của các cấp quản lý và của GV về công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV. Nếu cáccấp quản lý và giáo viên cùng có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV sẽ tạo đồng thuận cao khi tổ chức thực hiện, đây là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV.

- Trình độ, năng lực của cán bộ thực hiện công bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho GV và đội ngũ báo cáo viên, giáo viên cốt cán trực tiếp tham gia bồi dưỡng.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên cốt cán trực tiếp tham gia bồi dưỡng. Nếu GV cốt cán có trình độ, tổ chức hoạt động bồi dưỡng một cách khoa học, giỏi kiến thức, kĩ năng điều khiển hoạt động, phương pháp sư phạm tốt thì những GV tham dự bồi dưỡng sẽ thấy hứng thú và nhanh chóng nắm bắt được yêu cầu đặt ra và vận dụng thành thục trong quá trình dạy học.

TIỂUKẾT CHƯƠNG 1

Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông theo Chương

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 45)