Địa bàn và khách thể khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 55)

8. Cấu trúc của luận văn gồm

2.1.5. Địa bàn và khách thể khảo sát

Địa bàn tiến hành khảo sát: 19 trường THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trong đó cả 19 trường đều là trường hạng II).

Tổng số khách thể khảo sát là 493 người, trong đó có: 80 Cán bộ quản lý (19 Hiệu trưởng, 22 phó Hiệu trưởng, 39 tổ trưởng chuyên môn) và 413 giáo viên của 19 trường THCS trong thị xã. Cụ thể:

Bảng 2.1. Khách thể điều tra STT Tên trường THCS Các bộ quản lý Giáo viên BGH Tổ trưởng CM 1 An Lạc 2 2 15 2 Chí Minh 2 2 25 3 Chu Văn An 3 3 32 4 Cổ Thành 2 2 13 5 Cộng Hòa 3 3 34 6 Đồng Lạc 2 2 15 7 Hoa Thám 2 2 13 8 Hoàng Tân 2 2 16 9 Hoàng Tiến 2 2 19 10 Hưng Đạo 2 2 15 11 Lê Lợi 2 2 23 12 Nguyễn Trãi 3 3 32 13 Nhân Huệ 2 2 9 14 Phả Lại 2 2 44 15 Sao Đỏ 2 2 36 16 Tân Dân 2 2 17 17 Thái Học 2 2 15 18 Văn An 2 2 20 19 Văn Đức 2 2 20 Tổng 41 39 413 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS

Để nắm bắt được nhận thức của khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS, chúng tôi tiến hành điều tra 80 cán bộ quản lý (19 Hiệu trưởng, 22 phó hiệu trưởng, 39 tổ trưởng chuyên môn) và 413 giáo viên của 19 trường THCS trong toàn thị xã, kết quả thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng

DHPH cho giáo viên THCS

S T T

Vai trò của bồi dưỡng kỹ năng DHPH Mức độ đánh giá Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % 1 Giúp GV hiểu quan điểm của

Đảng, xu thế GD và vận dụng

vào thực tế công tác giảng dạy. 197 40 246 50 50 10 2.30 4 2 Giúp GV nhận thức được vai

trò, chức năng, nhiệm vụ của

mình trong công tác giáo dục. 208 42 261 53 24 4.9 2.37 3 3 Giúp GV có kĩ năng DHPH

tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục. 228 46 242 49 23 4.7 2.42 1 4 Giúp GV có khả năng giúp cho

HS có cơ hội phát triển tốt nhất

so với năng lực và hoàn cảnh. 220 45 245 50 28 5.7 2.39 2

Trung bình của nhóm 213 43 249 50 31 6.3 3.57 Kết quả ở bảng 2.2 cho ta thấy: Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS có mức độ đánh giá khá cao, thể hiện ở điểm trung bình X 2,37(min1; ax 3m  )

Nội dung được đánh giá quan trọng nhất là “Giúp GV cókỹ năng DHPH tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” X 2, 42

Các nội dung ít quan trọng hơn là “Giúp GV có khả năng rèn luyện cho HS phát triển năng lực cần thiết” X 2,39; “Giúp GV nhận thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục” X 2,37; “Giúp GV hiểu quan điểm đổi mới của Đảng, xu thế giádục vàvận dụng vào thực tế công tác giảng dạy” X 2,30.

Nhìn chung, CBQL, GV được hỏi đều thấy được bồi dưỡng cho GV là vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong mỗi nhà trường, được thể hiện thông qua các vai trò của kỹ năng DHPH được khảo sát đều có điểm trung bình

2,30

X  . Thực tế đang diễn ra mâu thuẫn là CBQL thấy được tầm quan trọng nhưng chưa có biện pháp để nâng cao kỹ năng DHPH cho GV. Một mâu thuấn nữa là GV nhận thức được vai trò quan trọng của kỹ năng DHPH nhưng kỹ năng DHPH hiện tại của GV còn thấp.

Từ kết quả khảo sát trên đòi hỏi mỗi CBQL phải luôn luôn tư duy làm thế nào để thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho GV nâng cao nhận thức, các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

2.2.2. Thực trạng kỹ năng DHPH của giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương Hải Dương

Để làm rõ hơn về kỹ năng DHPH của giáo viên, tác giả đã đã thu thập ý kiến của 80 CBQL và 413 giáo viên ở các trường THCS về các kỹ năng DHPH và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá về kỹ năng DHPHcủa giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương S T T Các nhóm kỹ năng DHPH Mức độ đánh giá Thứ bậc Tốt Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % 1 Nghiên cứu và phân loại học

sinh 75 15 173 35 245 50 1.66 2

2 Thiết kế kế hoạch DHPH 59 12 182 37 252 51 1.61 4 3 Tổ chức thực hiện kế hoạch

DHPH 63 13 190 39 240 49 1.64 3

4 Kiểm tra, đánh giá học sinh

trong DHPH 59 12 158 32 276 56 1.56 5

5 Điều chỉnh và hoàn thiện quá

trình DHPH 83 17 211 43 199 40 1.76 1

Kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy: Kỹ năng DHPH của giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương được đánh giá ở mức độ thấp, thể hiện ở điểm trung bình X 1,64(min1; ax 3m  ). Tất cả các kỹ năng DHPH của giáo viên THCS đều được đánh giá có mức độ thấp, điều đó thể hiện qua kết quả được đánh giá trung bình từ 1,76 trở xuống, đặc biệt là kỹ năng kiểm tra đánh giá học sinh trong DHPH (X 1,56); kĩ năng nghiên cứu và phân loại học sinh X 1,66; kỹ năng thiết kế kế hoạch DHPH X 1,61; kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch DHPH

1,64

X  ;kỹ năng điều chỉnh và hoàn thiện DHPH X 1,76;Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế đang diễn ra, đó là việc GV còn bỡ ngỡ, lúng túng trong DHPH. Nhiều GV chưa hiểu đầy đủ về DHPH nên còn nhầm lẫn trong quá trình xây dựng kế hoạch, thiết kế giáo án. Có GV còn hiểu DHPH là làm cho học sinh học lệch. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ giáo viên còn yếu trong công tác tự học tự bồi dưỡng, không tâm huyết với nghề.

Qua phỏng vấn thêm đội ngũ CBQL các nhà trường THCS chúng tôi thấy cá biệt có nhà trường còn chưa chú trọng đến việc thực hiện bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên.

Tóm lại, kết quả khảo sát, quan sát quá trình dạy học và phỏng vấn về kỹ năng dạy học phân hóa của giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho thấy: Nhiều GV kỹ năng DHPH còn hạn chế, một bộ phận còn tư tưởng “dạy cho xong”, lười đầu tư chuyên môn, ngại đổi mới. Kết quả kỹ năng DHPH đạt kết quả thấp. Điều đó đặt ra một yêu cầu thực tiễn là cần phải nghiên cứu các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương một cách phù hợp để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt hơn.

2.2.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương Linh, tỉnh Hải Dương

2.2.3.1. Thực trạng về chủ thể bồi dưỡng kỹ năng DHPH

Để đánh giá thực trạng chủ thể tham gia bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 493 người với vai trò là CBQL, GV 19 nhà trường THCS trong toàn thị xã và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên

THCS thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương S

T T

Các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng DHPH Mức độ đánh giá Thứ bậc Hiệu

quả Ít hiệu quả hiệu quảKhông

SL % SL % SL % 1 Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng

kỹ năng DHPH. 42 8.5 173 35 278 56 1.52 5 2 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn

theo hướng nghiên cứu bài học

nghiêm túc, hiệu quả. 189 38 184 37 120 24 2.14 2 3 Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng

HSG và phụ đạo HS yếu. 202 41 192 39 99 20 2.21 1 4 Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng

năng lực dạy học tự chọn bám

sát đối tượng. 139 28 159 32 195 40 1.89 4 5

Tổ chức kiểm tra đánh giá kỹ năng dạy học phân hóa thông qua dự giờ và kiểm tra hồ sơ giáo viên.

144 29 159 32 190 39 1.91 3

Trung bình của nhóm 143 29 173 35 176 36 1.93 Qua bảng 2.4 và kết quả phỏng vấn cán bộ, giáo viên các trường THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho ta thấy công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã được thực hiện thông qua biệc bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và thông qua các hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên còn mang tính hình thức và hiệu quả chưa cao.

Công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã được quan tâm thực hiện được thể hiện ở chỗ: Hàng năm, phòng giáo dục và đào tạo có tổ chức thực hiện các chuyên đề, hội thảo “Bồi dưỡng học sinh giỏi”; “Phụ đạo học sinh yếu”; Tập huấn “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên chứu bài học”; chỉ đạo mỗi tổ chuyên môn nhà trường phải thực hiện tối thiểu 1 nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong một học kỳ; Các kỹ năng DHPH đã được đưa vào tiêu chí

đánh giá trong phiếu dự giờ (xem phần phụ lục); Các nội dung, phương pháp dạy học theo hướng DHPH đã được đưa vào yêu cầu trong hồ sơ chuyên môn như thiết kế giáo án, hồ sơ giáo viên chủ nhiệm.

Tuy nhiên các hoạt động DHPH và bồi dưỡng kỹ năng DHPH còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả thể hiện qua kết quả điều tra. Việc thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng hiệu quả còn thấp (X 1,52). Nguyên nhân do chất lượng báo cáo viên chưa cao, công tác chuẩn bị về chuyên môn, cơ sở vật chất còn chưa được chu đáo, công tác đánh giá nghiệm thu kết quả còn chưa được chú ý.

2.2.3.2. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng kĩ năng DHPH

Để đánh giá thực trạng mức độ thực hiện những nội dung đã tổ chức bồi dưỡng kĩ năng DHPH ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 493 người với vai trò CBQL, GV của 19 trường THCS trong toàn thị xã và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá về nội dung bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV THCS S

T

T Nội dung bồi dưỡng

Mức độ thực hiện

Thứ bậc Thường

xuyên Đôi khi Không thực hiện

SL % SL % SL %

1 Cơ sở lý luận về DHPH 0 0 55 11 438 89 1.11 6 2 Nghiên cứu và phân loại học

sinh 104 21 183 37 206 42 1.79 3

3 Thiết kế kế hoạch DHPH 196 40 211 43 86 17 2.22 1 4 Tổ chức thực hiện kế hoạch

DHPH 197 40 209 42 87 18 2.22 1

5 Kiểm tra, đánh giá học sinh

trong DHPH 41 8.3 68 14 384 78 1.30 5

6 Điều chỉnh và hoàn thiện quá

trình DHPH 84 17 97 20 312 63 1.54 4

Kết quả ở bảng 2.5 cho ta thấy: nội dung bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV THCS có mức độ thực hiện thấp X 1,70 (min1; ax 3m  ). Nội dung được thực hiện thường xuyên nhất là bồi dưỡng “Thiết kế kế hoạch DHPH” và “Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học phân hóa” đều có X 2, 22. Qua phỏng vấn thì thấy 2 nhóm kĩ năng này được bồi dưỡng thông qua việc thực hiện yêu cầu thiết kế giáo án và thực hiện dạy học bám sát đối tượng học sinh (ở hầu hết các trường THCS thị xã Chí Linh thực hiện chia lớp trong cùng 1 khối theo lực học của học sinh (phân hóa ngoài)). Nội dung cơ sở lý luận về DHPH là ít được bồi dưỡng nhất (X 1,11). Qua phỏng vẫn thì thấy hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều cảm thấy việc xếp lớp theo học lực là hợp lý tuy nhiên đây đại chỉ là nhận xét mang tính chất cảm tính chứ không đưa ra được cơ sở khoa học do chưa được bồi dưỡng lý luận về dạy học phân hóa. Cá biệt còn có cán bộ, giáo viên còn cho rằng nếu xếp hết học sinh học yếu vào 1 lớp thì sẽ “rất khó dạy” điều này chứng tỏ những cán bộ giáo viên này chưa hiểu vai trò và chưa thực hiện DHPH. Khi được hỏi về DHPH trong 1 lớp học (phân hóa vi mô) thì đa số giáo viên cho rằng “Thực hiện được như vậy thì sẽ tốt tuy nhiên rất khó thực hiện”. Điều đó chứng tỏ cán bộ quản lý các trường mới chú ý đến việc phân hóa vĩ mô (phân hóa theo lớp) mà chưa quan tâm đến phân hóa vi mô (phân hóa đối tượng trong cùng 1 lớp) và kĩ năng dạy học phân hóa vi mô của giáo viên chưa được quan tâm bồi dưỡng.

Như vậy việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương là cần thiết. Sau khi được bồi dưỡng cơ sở lý luận và các nhóm kĩ năng DHPH tôi tin rằng nhận thức và kĩ năng dạy học phân hóa của cán bộ quả lý và giáo viên sẽ tăng lên từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

2.2.3.3. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Để đánh giá về các phương pháp sử dụng trong bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chúng tôi tiến hành khảo sát trên tổng số 493 người bao gồm: cán bộ quản lý cấp trường và giáo viên. Kết quả trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá về phương pháp bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo

viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương S T T Các phương pháp đã sử dụng Mức độ thực hiện Thứ bậc Thường

xuyên Đôi khi Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Thuyết trình 118 24 375 76 0 0 2.24 1 2 Thảo luận 104 21 389 79 0 0 2.21 2 3 Trực quan, làm mẫu 0 0 316 64 177 36 1.64 3 4 Luyên tập 0 0 0 0 493 100 1.00 4 Trung bình của nhóm 56 11 270 55 168 34 1.77 Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn có thể thấy các phương pháp bồi dưỡng kỹ năng DHPH còn đơn điệu và chưa mang tích chủ động của cán bộ quản lý. Hầu hết các hoạt động được coi là bồi dưỡng kĩ năng DHPH cũng chỉ dừng lại ở mức các buổi thuyết trình (của báo cáo viên) hoặc thảo luận, tập huấn về công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu hay sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Đôi khi có thực hiện phương pháp trực quan làm mẫu nhưng cũng chưa phải là hoạt động bồi dưỡng kĩ năng dạy học phân hóa theo kế hoạch bồi dưỡng giáo viên mà mới chỉ dừng lại ở việc kĩ năng DHPH của giáo viên được bồi dưỡng thông qua các tiết dự giờ, hội giảng, dạy thực nghiệm theo chuyên đề nghiên cứu bài học.

Như vậy có thể thấy công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương còn thiếu tính kế hoạch và chưa được quan tâm về phương pháp.

2.2.3.4. Thực trạng vềhình thức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Để đánh giá thực trạng hình thức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương chúng tôi tiến hành khảo sát trên tổng số 493 người bao gồm: cán bộ quản lý cấp trường và giáo viên của 19 trường THCS trên địa bàn thị xã. Kết quả trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. Đánh giá về các hình thức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo

viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương S T T Hình thức tổ chức Mức độ đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)