8. Cấu trúc của luận văn gồm
2.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho
giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Việc tổ chức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây đã được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo triển khai hầu hết trong các trường THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và đã đạt được những kết quả nhất định. Cán bộ quản lý, các lực lượng trong các nhà trường đã bước đầu quan tâm tới tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Công bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên đã đi vào nền nếp ở một số nhà trường và mang lại kết quả cao trong công tác dạy và học tại nhà trường, đóng góp chung cho ngành GD&ĐT của thị xã. Tuy nhiên, nhìn chung công tác này vẫn chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức, công tác bồi dưỡng vẫn còn chưa có kế hoạch cụ thể. Cá biệt, cán bộ quản lý ở một số trường còn chưa chủ động, sáng tạo trong công tác bồi dưỡng đội ngũ nói chung, bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên nói riêng. Các hoạt động chuyên môn của nhà trường còn mang tích chất rập khuôn, thực hiện chỉ đạo của cấp trênmột cách máy móc và đôi khi còn mang tính hình thức.
- Về nhận thức: Cá biệt, cán bộ quản lý ở một số trường còn chưa chủ động, sáng tạo trong công tác bồi dưỡng đội ngũ nói chung, bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên nói riêng. Các hoạt động chuyên môn của nhà trường còn mang tích chất rập khuôn, thực hiện chỉ đạo của cấp trên một cách máy móc và đôi khi còn mang tính hình thức.
- Trình độ lý luận và kĩ năng DHPH của đội ngũ CBQL và của GV còn nhiều hạn chế, một bộ phận không nhỏ GV ngại thay đổi, lười tiếp cận với cái mới gây cản trở cho quá trình bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên.
- Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên còn mờ nhạt, chưa có nhiều dấu ấn tổ chức của nhà quản lý: Các lớp bồi dưỡng GV THCS của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương thường được tổ chức dưới dạng bồi dưỡng tập trung theo chuyên đề (nội dung kiến thức, đổi mới phương pháp, công tác quản lý,…), bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, bồi dưỡng thực hiện chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng… Tuy nhiên còn có nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng được cán bộ quản lý và GV đánh giá là chưua phù hợp. Mặc dù trong những năm qua chất lượng thi HSG cấp tỉnh và chất lượng thi vào lớp 10 THPT nới riêng, chất lượng giáo dục nói chung của thị xã Chí Linh luôn đứng ở tốp đầu của tỉnh Hải Dương. Nhưng công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương cần phải được quan tâm hơn nữa.
- Cơ sở vật chất, tài liệu bồi dưỡng cho GV còn thiếu. Trong mỗi đợt bồi dưỡng, CBQL chưa làm cho giáo viên thấy được nhu cầu cần bồi dưỡng, phần lớn giáo viên tham gia bồi dưỡng với tâm lý bắt buộc, thiếu tinh thần tự giác. Các chính sách nhằm tạo động lực, động viên, khuyến khích GV THCS tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chưa được quan tâm.
* Nguyên nhân:
Nhận thức của một bộ phận CBQL và của GV còn chưa đúng đắn về DHPH, tâm lý ngại thay đổi nên chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác bồi
dưỡng kĩ năng DHPH cho GV THCS, từ đó nên việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên còn chưa được quan tâm.
- CBQL còn chưa chú ý đến nhu cầu của GV, còn đưa ra hình thức tổ chức bồi dưỡng đơn điệu, nội dung bồi dưỡng kĩ năng DHPH còn chưa đi sâu vào những kĩ năng cụ thể mà giáo viên còn yếu, còn thiếu.
- Sự phối hợp chỉ đạo trong tổ chức bồi dưỡng nói chung và hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV nói riêng giữa các cấp quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ.
- Chưa có những qui định, hưỡng dẫn, nguồn tài liệu cần thiết để tổ chức công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV THCS từ Bộ GD&ĐT nên các nhà trường còn lúng túng trong thực hiện.
- Việc đầu tư kinh phí cho cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ đãi ngộ cho công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH còn hạn chế.
- Các nội dung kiểm tra chuyên môn, đánh giá viên chức giáo viên hàng năm còn thiếu các tiêu chí thể hiện sự quan tâm đúng mức tới công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên nói chung trong đó có công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH của giáo viên.
- Cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh còn chưa phù hợp theo định hướng đổi mới giáo dục, chưa đánh giá được các năng lực của học sinh, các nội dung kiểm tra còn nặng về học thuộc máy móc.
- Sĩ số lớp đông, nhiều khi có sự phân hóa cao (ở các trường ít lớp), phương pháp dạy học của giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức, giáo viên còn tâm lý sợ “cháy giáo án” và tâm lý “dạy cho xong” dẫn tới ngại đổi mới phương pháp dạy học nói chung và thực hiện dạy học theo yêu cầu DHPH nói riêng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua đánh giá kết quả khảo sát giáo viên và cán bộ quản lý về nhận thức của họ đối với DHPH, công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH, thực trạng bồi dưỡngkỹ năng DHPH cho giáo viên THCS, chúng tôi nhận thấy:
- Thực tế đang diễn ra mâu thuẫn là CBQLđều thấy được tầm quan trọng của kỹ năng DHPH nhưng chưa có biện pháp để nâng cao kỹ năng DHPH cho GV. Một mâu thuấn nữa là GV nhận thức được vai trò quan trọng của kỹ năng DHPH nhưng kỹ năng DHPH hiện tại của GV còn thấp.
- Phòng GD&ĐT thị xã Chí Linh nói chung, các trường THCS trên địa bàn nói riên đã bước đầu quan tâm tới việc bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên. Tuy nhiên các hoạt động DHPH và bồi dưỡng kỹ năng DHPH còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả thể. Việc thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng hiệu quả còn thấp do chất lượng báo cáo viên chưa cao, công tác chuẩn bị về chuyên môn, cơ sở vật chất còn chưa được chu đáo, công tác đánh giá nghiệm thu kết quả còn chưa được chú ý.
- Công tác kiểm tra, đánh giá kỹ năng DHPH của giáo viên còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức. Do đó, cần phải có các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả việc bồi dưỡng cho GV một cách phù hợp, thiết thực, đảm bảo tính khả thi thì việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên mới đạt hiệu quả cao. Tạo động lực để GV chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kĩ năng DHPH của mình.
- Phòng GD&ĐT thị xã Chí Linh nói chung, các trường THCS trên địa bàn nói chung chưa có các cơ chế quản lý tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡngkỹ năng DHPH.
Thông qua quá trình nghiên cứu thực trạng chúng tôi nhận thấy kỹ năng DHPH của giáo viên THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương còn yếu. Bên cạnh đó việc bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên của các cấp quản lý còn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức so với lý luận về vai trò của
nó. So với lý luận, thực trạng về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải điều chỉnh, khắc phục. Đây là cơ sở thực tiễn đặc biệt quan trọng để tiến hành bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục theo chương trình phổ thông mới.
Chương 3
BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO GIÁO VIÊN THCS THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG