MỘT SỐ NÉT ĐẶC THÙ CỦA THỊ TRƢỜNG DƢỢC PHẨM

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 31 - 35)

Ngành sản xuất kinh doanh dược phẩm khác với những ngành kinh doanh khác bởi đây là một ngành đặc thù với những đặc điểm khá riêng biệt như sau:

Sản phẩm dược là những hàng hoá thiết yếu: Cũng như nhiều loại nhu cầu thiết yếu khác như nhu cầu n ở đi lại, nhu cầu được học hành... thì nhu cầu khám chữa bệnh là một nhu cầu thiết yếu của nhân dân mà mọi quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm ch m sóc.

Hàng ngày, hàng giờ trong mỗi con người, mỗi gia đình đều phát sinh nhu cầu ch m sóc sức khỏe, nhu cầu dùng thuốc cho chữa bệnh mà vấn đề về sức khoẻ của con người không thể biết được. Theo thống kê của Bộ y tế, trung bình hàng n m nhu cầu tiền thuốc chi cho nhu cầu khám chữa, chữa bệnh bình quân của một người dân Việt Nam n m 1998 là 5,5 USD, n m 2008 con số này đã t ng lên 16,45 USD t ng gấp 3 lần so với n m 1998. Tuy nhiên, thực tế con số này còn thấp so với các nước trong khu vực và rất thấp so với trung bình của thế giới (40USD/người/n m) trong khi đó GDP bình quân đầu người n m 2008 là 1052 USD. Như vậy số tiền thuốc mà một người dân Việt Nam sử dụng chỉ chiếm 1,56% trong tổng GDP bình quân, tỷ lệ này là quá thấp. Do đời sống của con người ngày càng được cải thiện nhu cầu ch m sóc sắc đẹp và sức khoẻ của con người ngày càng được quan tâm do đó đây sẽ là cơ hội cho các công ty dược nghiên cứu và phát triển những sản phẩm có chất lượng tốt để kịp thời thoả mãn nhu cầu của cong người.

Sản phẩm dược phẩm là một hàng hoá đặc biệt, là một nhu cầu thiết yếu không thể thay thế được. Khách hàng mua sản phẩm dược vì sự cần thiết công dụng của sản phẩm chứ không phải là c n cứ vào giá thuốc. Như vậy giá cả hàng hoá không phải là yếu tố quyết định trong sự lựa chọn của khách hàng khi mua dược phẩm.

Vòng đời sản phẩm tương đối ngắn: Bên cạnh những sản phẩm dược truyền thống, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm muốn tồn tại và phát triển cần có

những sản phẩm có tính đột phá, những sản phẩm mới sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi thế này cũng chỉ duy trì trong thời gian nhất định do đối thủ cạnh tranh cũng tìm ra cách để tham gia sản xuất sản phẩm cùng loại. Mặt khác, do đòi hỏi phải thay đổi công nghệ sản xuất để sản xuất ra các loại thuốc mới cũng tạo ra sự thay đổi về sản phẩm của các doanh nghiệp dược.

Có tính xã hội cao: Dược phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng sức khoẻ của con người, cần được đảm bảo tuyệt đối về chất lượng, được sử dụng an toàn hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm. Vì vậy nó đòi hỏi phải sự quản lý và hỗ trợ chặt chẽ của Nhà nước, các Bộ ngành trong việc nghiên cứu, kinh doanh, xuất nhập khẩu và phân phối nhằm đảm bảo tính xã hội và tính nhân đạo trong việc tiêu dùng thuốc chữa bệnh.

Có hàm lượng chất xám cao và trình độ kĩ thuật, công nghệ tiên tiến: Để có một loại thuốc mới ra đời người ta phải sử dụng đến thành tựu của nhiều ngành khoa học (hoá học, sinh học, vật lý học,...và ngày nay là cả tin học - thiết kế các phần tử thuốc mới nhờ mô hình hoá bằng máy vi tính điện tử), các thiết bị kĩ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu và sản xuất.

Chi phí khổng lồ cho nghiên cứu và phát triển: Thời gian trung bình để

phát minh ra một thuốc mới và đưa vào sử dụng khoảng 10 n m, với chi phí khoảng 250 - 300 triệu USD. Xác suất thành công khoảng từ 1/10.000 đến 1/1000. Thuốc mới cần được thử lâm sàng trên khoảng 40.000 người. Vì vậy việc nghiên cứu các loại dược phẩm mới hầu hết tập trung ở các nước phát triển có kinh phí lớn. Các nước đang phát triển chủ yếu chỉ xuất khẩu dược liệu và mua lại bản quyền sản xuất thuốc từ các hãng dược phẩm nước ngoài hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm để tiêu thụ trong nước.

Là ngành kinh doanh có tính độc quyền cao và mang lại nhiều lợi nhuận:

Các loại thuốc mới lưu hành trên thị trường thường gắn liền với sở hữu độc quyền công nghiệp của các hãng dược phẩm đã đầu tư chi phí vào nghiên cứu sản xuất. Thông thường các thuốc mới xuất hiện lần đầu thường có giá độc quyền rất đắt giúp

cho các hãng dược phẩm độc quyền thu được lợi nhuận siêu ngạch có thể nhanh chóng thu lại chi phí đầu tư nghiên cứu đã bỏ ra.

Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về chất lượng của mỗi quốc gia và thế giới: Quy định chung điều chỉnh dược phẩm ở các nước khác nhau là khác nhau. Các tiêu chuẩn này đặc biệt khắt khe ở các nước phát triển như Mỹ, EU. Tuy nhiên dược phẩm ở tất cả các nước muốn vươn ra tầm thế giới phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về dược phẩm bao gồm các tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice - Tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt), GLP (Good Laboratory Practice - Tiêu chuẩn kiểm nghiệm thuốc tốt), GSP (Good Storage Practice - Tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt), GDP (Good Distribution Pratice - Tiêu chuẩn phân phối thuốc tốt) và GPP (Good Pharmacy Practice - Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc) của Tổ chức Y tế thế giới WHO.

Thị trường thuốc cũng có tính chất đặc biệt so với thị trường các loại hàng hoá tiêu dùng khác: Nhìn chung người có vai trò quyết định trong việc mua thuốc là thầy thuốc chứ không phải là người sử dụng (bệnh nhân) trong khi đối với các hàng hoá tiêu dùng khác người tiêu dùng tự quyết định về loại hàng hoá họ cần mua, ở nhiều nước người bệnh (người tiêu dùng thuốc) cũng không phải là người trả tiền cho thuốc mà họ sử dụng mà là bảo hiểm y tế ngân sách Nhà nước chi trả. Đối với hàng hoá thông thường, tính chất và giá trị sử dụng là hai tính chất cơ bản để trên cơ sở ấy người tiêu dùng lựa chọn và quyết định. Đối với thuốc, rõ ràng chỉ có nhà chuyên môn mới có điều kiện để đánh giá hai tính chất này.

Việc tiêu dùng thuốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình kinh tế xã hội, của mức sống, lối sống và mô hình bệnh tật đặc trưng cho từng giai đoạn phát triển. Thực tế tình hình phát triển dược phẩm trên thế giới hiện nay đã chứng minh rõ điều này:

Những khác biệt về kinh tế xã hội, mức sống của người dân đã dẫn đến tình trạng sản xuất và phân phối dược phẩm không đồng đều ở các nước. Thuốc chủ yếu được tập trung sản xuất và phân phối ở các nước phát triển ở 3 khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản nơi người dân có mức sống cao mặc dù dân số của các nước

này chỉ chiếm 10% dân số thế giới. Ngược lại các nước còn lại ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi chiếm một lượng dân số đông đảo thì lượng thuốc sản xuất, phân phối đến lại chỉ chiếm một phần rất ít ỏi trong tổng doanh số dược phẩm sản xuất, phân phối. Người dân tại các nước đang phát triển cũng rất ít có cơ hội được tiếp cận với các loại thuốc mới do giá của các loại thuốc này là quá cao so với thu nhập bình quân của họ.

Những khác biệt trong mô hình bệnh tật cũng tác động không nhỏ đến việc tiêu dùng thuốc ở các nước. Đối với các nước công nghiệp phát triển tiêu dùng thuốc đa phần là các loại thuốc tim mạch, tâm thần - thần kinh, bệnh đường tiêu hoá và bệnh đường tiết liệu. Trong khi đó các nước đang phát triển như Việt Nam, tiêu dùng thuốc chủ yếu gắn với các bệnh nhiễm trùng và kí sinh trùng...

Bên cạnh những cơ hội và tiềm n ng, ngành công nghiệp dược phẩm trong nước cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ.

Thứ nhất, ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại cho sản xuất. Theo khảo sát, hiện nay, trên 90% nguyên liệu hóa dược phải nhập khẩu, trong khi tỷ giá thường xuyên thay đổi, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các chi phí sản xuất thuốc. Chỉ có khoảng 5-6% nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả dược chất và tá dược) ta tự sản xuất được, và chủ yếu là các mặt hàng đơn giản và phần lớn là tá dược như các hợp chất vô cơ; một số hóa dược có nguồn gốc dược liệu.

Thứ hai, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa được đầu tư đúng hướng. Các công ty trong nước chưa chú trọng việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm về chiều sâu mà hiện tại chỉ mới tập trung ở nhóm những sản phẩm tương tự nhau, dẫn đến sản xuất trùng lặp, nhái mẫu mã gần như phổ biến, chất lượng chưa cao, làm mất uy tín DN và ảnh hưởng đến thị phần của thuốc nội. Điều này còn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và mất khả n ng cạnh tranh.

Ngoài ra, ngành công nghiệp dược phẩm trong nước còn gặp phải những khó khăn như kinh phí cho các đề tài nghiên cứu dược còn thấp và hạn hẹp;

trang thiết bị của từng nhóm nghiên cứu thiếu và không đồng bộ, không đạt chuẩn cho những nghiên cứu sâu chuyên ngành, đặc biệt là những trang thiết bị đặc thù; chưa có sự phối hợp, hợp tác nghiên cứu để giải quyết những bài toán khó trong nghiên cứu khoa học; đội ngũ chuyên gia hóa dược còn thiếu, đặc biệt là chuyên gia nghiên cứu về công nghệ. Việt Nam còn thiếu công nghiệp hóa chất cơ bản phục vụ cho tổng hợp hóa dược. Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường chưa được coi trọng, cùng với đó là sự cạnh tranh rất lớn của các Công ty dược phẩm nước ngoài vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 31 - 35)