Tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh theo các tiêu chí đã chọn

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 72 - 75)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

2.3.1.3Tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh theo các tiêu chí đã chọn

tiêu chí đã chọn

* Về Chất lượng sản phẩm

Do dược phẩm là hàng hoá đặc biệt như đã nói ở trên nên tất cả các sản

phẩm đều phải đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được phép lưu thông, không thể có những sản phẩm có chất lượng yếu. Do đó chỉ có thể chia chất lượng sản phẩm của ngành dược phẩm thành 3 mức: Tốt, khá, trung bình.

- Nhóm 1: Có chất lượng sản phẩm đạt loại tốt do chuyên về sản xuất và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất dược phẩm, có nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP - WHO.

- Nhóm 2: Có chất lượng sản phẩm đạt loại tốt do có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Các nhà máy sản xuất đều đạt tiêu chuẩn GMP - WHO.

- Nhóm 3: Mặc dù có các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO nhưng kinh nghiệm trong sản xuất chưa cao, chất lượng sản phẩm kém hơn nhóm 1 và nhóm 2. Vì vậy chất lượng sản phẩm của nhóm này được đánh giá ở mức khá.

- Nhóm 4: Nhóm này chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu nên chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng hàng nhập khẩu nhưng chủ yếu là chất lượng tốt. Do đó chất lượng sản phẩm của nhóm này được đánh giá đạt loại tốt.

- Nhóm 5: Chất lượng sản phẩm đạt loại tốt do chủ yếu kinh doanh hàng nhập ngoại có chất lượng cao.

- Nhóm 6: Cũng có số ít nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP - WHO nhưng sản xuất nhỏ lẻ và không có kinh nghiệm. Còn lại hàng hoá phụ thuộc vào nơi cung cấp. chất lượng sản phẩm của nhóm này được đánh giá thấp hơn các nhóm trên.

* Về chủng loại hàng hoá

- Nhóm 1 chuyên về sản xuất nên số hoạt chất khá đa dạng nhưng không đa dạng về tên biệt dược do phụ thuộc vào các đơn vị đặt hàng, bao tiêu sản phẩm.

- Nhóm 2 và nhóm 3 rất đa dạng cả về hoạt chất lẫn tên biệt dược do có cả hàng sản xuất và hàng nhập khẩu.

- Nhóm 4 và nhóm 5 do chuyên về kinh doanh hàng nhập ngoại nên số lượng hoạt chất và tên biệt dược cũng khá đa dạng.

- Nhóm 6: Không đa dạng cả về hoạt chất và tên biệt dược.

* Về giá bán

- Nhóm 4 và nhóm 5 do chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu từ nước ngoài nên thường có giá bán cao nhất.

- Nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 do có hàng sản xuất trong nước và cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ nước ngoài về nên thường có giá bán ở mức trung bình.

- Nhóm 6: Có chất lượng sản phẩm thấp hơn, mặt khác có cơ cầu tổ chức gọn nhẹ nên có giá bán thấp nhất.

* Về hệ thống phân phối

- Nhóm 1: Yếu về khâu phân phối do phụ thuộc vào các đơn vị đặt hàng, đối tác bao tiêu sản phẩm.

- Nhóm 2: Được đánh giá là tốt vì có hệ thống chi nhánh, đại lý rộng khắp trên toàn quốc, có kinh nghiệm trong việc tổ chức hệ thống phân phối.

- Nhóm 3: Có hệ thống các đại lý, chi nhánh nhưng chưa rộng khắp trên toàn quốc. Hệ thống phân phối của nhóm này được đánh giá ở mức khá.

- Nhóm 4: Có hệ thống phân phối tốt do chỉ chuyên về kinh doanh nên tập trung đầu tư nhiều vào khâu phân phối nên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hệ thống phân phối.

- Nhóm 5: Đây là những doanh nghiệp thực sự nắm giữ thị trường phân phối cả nước. Hệ thống khách hàng, đại lý và trình dược viên của họ đông đảo. Vì vậy hệ thống phân phối của họ cũng được đánh giá là tốt.

- Nhóm 6: Có hệ thống phân phối ở mức trung bình do chủ yếu bán trong tỉnh, có các đại lý ở các tỉnh khác nhưng không nhiều.

* Về thương hiệu

- Nhóm 2 và nhóm 5 đứng đầu vì có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh và được nhiều khách hàng biết đến thương hiệu.

- Kế đến là nhóm 4 do chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu chất lượng cao được khách hàng biết đến.

- Nhóm 1 và nhóm 3 có thương hiệu trung bình do có một số sản phẩm cũng được khách hàng biết đến nhưng không được khách hàng biết đến nhiều như 3 nhóm trên.

- Nhóm 6 có thương hiệu yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về tiềm lực tài chính

Nhóm 2 và nhóm 5 là hai nhóm đứng đầu có tiềm lực tài chính mạnh, kế đến là nhóm 1 và nhóm 4, sau đó đến nhóm 3 và cuối cùng là nhóm 6 có tiềm lực tài chính yếu nhất.

Tại thị trường dược phẩm tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận, đây là thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen (Chiếm tới gần 80% doanh thu của Công ty) hiện đang có sự cạnh tranh rất gay gắt của nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Tại thị trường Hà Nội, công ty phải cạnh tranh với một số đối thủ mạnh nhất (thuộc nhóm 2) như: Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco, Xí nghiệp dược phẩm TW 1,... Một số đối thủ cùng nhóm như: Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà, Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây, Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc,...Tại thị trường Nam Định, sức cạnh tranh của

Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen còn kém hơn so với Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân. Chính vì thế mà hệ thống kênh phân phối của Công ty tại đây chưa đủ mạnh. Hơn nữa khách hàng và người tiêu dùng lại quen sử dụng sản phẩm của Công ty dược có tiếng hơn so với Công ty. Qua các tiêu chí để đánh giá khả n ng cạnh tranh của các DN ta thấy Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen là Công ty chỉ có khả n ng cạnh tranh ở mức độ trung bình ở các lĩnh vực từ chất lượng sản phẩm đến tiềm lực tài chính. Theo cách phân loại nhóm đối thủ cạnh tranh thì Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen xét về các mặt chỉ hơn được các Công ty nằm trong nhóm 6 còn kém thua các Công ty nằm trong nhóm 1,2,4,5. Như vậy, có thể thấy rằng việc cạnh tranh là khá gay gắt và áp lực của các đối thủ cạnh tranh đối với Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen là rất lớn.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 72 - 75)