Phân tích sự ảnh hƣởng của tỷ lệ thất nghiệp

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 45 - 48)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

2.2.1.3.Phân tích sự ảnh hƣởng của tỷ lệ thất nghiệp

Thất nghiệp là vấn đề kinh tế - xã hội phổ biến đối với hầu hết các quốc gia và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nghiên cứu mức độ thất nghiệp giúp đánh giá chính xác mức sống và tình hình ổn định kinh tế, xã hội… của một quốc gia.

Bảng 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014

N m 2010 2011 2012 2013 2014 (dự kiến)

Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,88 2,27 1,99 2,37 2,65 (Tổng cục thống kê)

Bộ Lao động, thương binh và xã hội vừa phối hợp với Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức công bố Bản tin thị trường lao động Việt Nam quý I/2014.

Theo số liệu được công bố, hiện cả nước có 900.000 người thất nghiệp, t ng 48.000 người so với cùng kỳ n m 2012. Đặc biệt tỷ lệ thất nghiệp của người có chuyên môn kỹ thuật, có trình độ cao đẳng, đại học… gấp khoảng 4 lần tỷ lệ thất nghiệp chung.

Tuy nhiên theo đánh giá của Bản tin t ng trưởng kinh tế n m 2013 còn thấp nhưng đã có tín hiệu phục hồi. Đó là nguyên nhân kích thích thị trường lao động có các tín hiệu tích cực như: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động t ng; Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật t ng; Chuyển dịch lao động tiếp tục theo hướng tích cực.

So với n m 2012, việc làm và tiền lương thu nhập đều có xu hướng t ng nhẹ. Dự báo về triển vọng thị trường lao động Việt Nam n m 2014, Bản tin nhận định: T ng trưởng GDP dự báo cho n m 2014 là 5,8% cao hơn mức t ng của n m 2013 là 5,4%. Cụ thể lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 01/01/2014 là 53,65 triệu người, t ng 864,3 nghìn người so với cùng thời điểm n m trước, trong đó lao động nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến 01/01/2014 là 47,49 triệu người, t ng 409,2 nghìn người so với cùng thời điểm n m 2013, trong đó nam chiếm 53,9%; nữ chiếm 46,1%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế n m 2013 ước tính 52,40 triệu người, t ng 1,36% so với n m 2012. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc n m 2013 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,9% tổng số, giảm 0,5 điểm phần tr m so với n m trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,1%, giảm 0,1 điểm phần tr m; khu vực dịch vụ chiếm 32,0%, t ng 0,6 điểm phần tr m.

Tỷ lệ lao động phi chính thức trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc n m 2013 ước tính 34,2%, trong đó khu vực thành thị là 47,4%; khu vực nông thôn 28,6% (N m 2012 các tỷ lệ tương ứng là: 33,7%; 46,8% và 28%).

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi n m 2013 ước tính là 2,2%, trong đó khu vực thành thị là 3,58%; khu vực nông thôn là 1,58% (Số liệu của n m 2012 tương ứng là: 1,96%; 3,21%; 1,39%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi n m 2013 ước tính 2,77%, trong đó khu vực thành thị là 1,48%; khu vực nông thôn là 3,35% (Số liệu của n m 2012 tương ứng là: 2,74%; 1,56%; 3,27%).

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 n m 2013 ước tính 6,36%, trong đó khu vực thành thị là 11,11%, t ng 1,94 điểm phần tr m so với n m trước; khu vực nông thôn là 4,87%, t ng 0,62 điểm phần tr m. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên n m 2013 ước tính 1,21%, trong đó khu vực thành thị là 2,29%, t ng 0,19 điểm phần tr m so với n m trước; khu vực nông thôn là 0,72%, t ng 0,06 điểm phần tr m. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng t ng lên do sản xuất vẫn gặp khó kh n làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng t ng lên nhưng đối với Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen trong những n m gần đây, số lượng lao động của Công ty không có nhiều biến động và thu nhập của người công nhân vẫn được đảm bảo so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng và trong phạm vi cả nước nói chung. Tuy nhiên đối với những lao động đã qua đào tạo và có trình độ, kinh nghiệm trong công việc thì việc thu hút là khó vì độ hấp dẫn về điều kiện lao động, chế độ đãi ngộ hiện nay không bằng các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như tài chính, dầu khí, ngân hàng, bảo hiểm, hoặc các doanh nghiệp liên doanh liên kết với nước ngoài. Đây là một thách thức trong vấn đề thu hút và sử dụng nguồn lao động có chất lượng cao của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen. Như vậy vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực của bất kỳ đơn vị nào cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Với Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen nói riêng thì việc tìm kiếm lao động tại các phòng ban có chuyên môn không liên quan đến ngành dược như kế toán, quản lý nhân sự, ... cũng như việc tuyển dụng lao động có trình độ dược tá, dược sĩ trung học để làm các công việc đơn giản trong sản xuất, phụ bán quầy không quá khó vì nguồn nhân lực trong mảng này khá dồi dào. Tuy nhiên việc tuyển dụng lao động có trình độ cao như dược sĩ đại học và sau đại học

là hết sức khó kh n. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng dược sĩ đại học đào tạo hàng n m còn ít và Công ty cũng chưa có được các chính sách tuyển dụng hấp dẫn đối với đối tượng lao động này.

Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp dù cao hay thấp không ảnh hưởng nhiều đến Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen trong việc tuyển dụng lao động có chuyên môn, trình độ cao.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 45 - 48)