Phân tích áp lực của khách hàng

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 77 - 78)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

2.3.3.Phân tích áp lực của khách hàng

Khách hàng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Khi sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị hiếu và thiết yếu đối với người tiêu dùng thì họ sẽ mua nhiều hơn, từ đó đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

Ngày nay, các khách hàng được tiếp cận với rất nhiều nhà cung cấp dược, do đó khách hàng có khả n ng tạo sức ép đối với Công ty bất cứ lúc nào.

Đối tượng khách hàng của ngành dược các nhóm chính sau: hệ thống các bệnh viện từ trung ương đến địa phương, hệ thống các đại lý, quầy thuốc trong tỉnh Nam Định, các đại lý, quầy thuốc tại các tỉnh và thành phố trên cả nước....

- Đối với khách hàng là các bệnh viện: Đây là nhóm khách hàng mục tiêu của ngành. Tuy nhiên hiện nay thông qua quy chế đấu thầu thuốc, các nhà thầu phải tuân theo các quy định hết sức ngặt nghèo của Bộ Y tế từ việc phải đảm bảo các tiêu chí đấu thầu đến việc soạn hồ sơ tham gia đấu thầu. Ngoài những quy định chung đó thì sự đòi hỏi về các tiêu chí đấu thầu khác nhau của từng khách hàng cũng là một áp lực không nhỏ đối với ngành và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty.

- Đối với hệ thống các đại lý, các quầy thuốc: Đây là đối tượng khách hàng nội bộ có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với số lượng lớn. Họ là những nhà trung gian giới thiệu sản phẩm của Công ty tới người tiêu dùng. Trong tình hình cạnh tranh dược phẩm gay gắt như hiện nay, họ luôn ý thức được tầm quan trọng của mình trong mối liên hệ giữa ngành với người tiêu dùng, các khách hàng này ngày càng đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn cho họ, làm giảm lợi nhuận của ngành.

Ngành Dược Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức lớn, và đang "thua" ngay chính trên "sân nhà". Khi tổng giá trị tiền thuốc sử dụng của thị trường Việt Nam n m 2013 đạt khoảng 60 nghìn tỷ đồng, trong đó, thuốc sản xuất trong nước mới chiếm khoảng 48%.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, công nghiệp dược Việt Nam mới ở mức đang phát triển. Còn nếu theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và

Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) với bốn mức độ phát triển công nghiệp dược, Việt Nam hiện nay ở gần cấp độ ba, tức là có công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu được một số dược phẩm. Các loại thuốc trong nước sản xuất có giá thành rẻ thường được sử dụng ở các bệnh viện tuyến cơ sở hoặc bệnh viện thông thường. Do đó các Công ty dược trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu nội địa. Hơn nữa do tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam nên những n m qua thị phần ngành dược vẫn bị hàng ngoại chiếm ưu thế. Thị trường thuốc Việt Nam chỉ chiếm 50% tổng số thuốc được tiêu thụ. Tuy nhiên vào n m 2013, thị phần tiêu thụ dược nội địa chiếm khoảng 60% so với thị phần tiêu thụ dược.

Như vậy, có thể thấy các khách hàng gây áp lực không nhỏ cho Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 77 - 78)