Xác định tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh dƣợc phẩm

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 69 - 72)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

2.3.1.2. Xác định tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh dƣợc phẩm

Tiêu chí để đánh giá khả n ng cạnh tranh của các DN kinh doanh các ngành khác nhau thì không giống nhau. Việc lựa chọn những tiêu chí nào là tuỳ thuộc vào đặc thù của ngành nghề kinh doanh đó. Đối với ngành kinh doanh dược phẩm, để có thể đánh giá được khả n ng cạnh tranh của các đối thủ, có thể dùng các tiêu chí sau:

2. Chủng loại hàng hoá 3. Giá bán

4. Hệ thống phân phối 5. Thương hiệu

6. Tiềm lực tài chính

* Giải thích lý do lựa chọn các tiêu chí trên:

- Chất lượng sản phẩm: Đối với bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào thì

chất lượng sản phẩm luôn là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá khả n ng cạnh tranh của các đối thủ. Với ngành dược thì dược phẩm là hàng hoá đặc biệt, có liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người nên tiêu chí về chất lượng sản phẩm càng quan trọng hơn. Mặt khác, khi xét thầu cung ứng thuốc, người ta thường chia các sản phẩm ra các nhóm xuất xứ khác nhau như: Hàng sản xuất ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, hàng sản xuất trong nước,...Hàng sản xuất ở Châu Âu, Châu Mỹ luôn được đánh giá có chất lượng cao hơn. Chính vì vậy, tiêu chí chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dược phẩm.

- Chủng loại hàng hoá: Sự đa dạng về chủng loại hàng hoá thể hiện tính sẵn

sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại bất kì thời điểm nào hay bất kỳ đối tượng khách hàng nào. Đối với ngành dược phẩm thì chủng loại hàng hoá cũng là một trong những điều kiện phải đảm bảo khi tham gia đấu thầu cung ứng thuốc vào các đơn vị. Đã có những doanh nghiệp bị loại khỏi danh sách tham dự thầu vì không cung ứng đủ hàng theo danh mục thầu. Vì vậy, chủng loại hàng hoá cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá vị thế cạnh tranh của các đối thủ trong ngành dược.

- Giá bán: Đối với hầu hết các ngành thông thường khác thì người tiêu dùng

sản phẩm chính là người quyết định tiêu dùng và nhu cầu tiêu dùng tuỳ theo thực tế và khả n ng thanh toán của chính họ. Nhưng đối với dược phẩm thì điều này lại không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, người tiêu dùng thực sự chỉ có khả n ng quyết định mua hàng rất ít, còn hầu hết người quyết định tiêu dùng lại chính là các nhà chuyên môn về y dược, đó là các bác sĩ tại các phòng khám, trung tâm y tế, bệnh viện, các dược sĩ, dược tá - những người kinh doanh dược phẩm tại các hiệu thuốc,

quầy thuốc là những người tư vấn cho khách hàng và gần như quyết định mua sản phẩm cho người tiêu dùng. Điều này giải thích lý do tại sao trên thực tế người tiêu dùng dược phẩm không mấy quan tâm đến giá cả nhưng tiêu chí giá bán vẫn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá khả n ng cạnh tranh của các Công ty dược bởi chính các đại lý, hiệu thuốc, bệnh viện,... mới là khách hàng trực tiếp của các Công ty dược. Với cùng một chủng loại sản phẩm, DN nào có giá bán thấp hơn thì sẽ có lợi thế hơn so với các đối thủ. Đặc biệt khi xét thầu cung ứng thuốc thì nếu hai mặt hàng cùng hoạt chất, hàm lượng và được phân cùng nhóm nguồn gốc xuất xứ thì mặt hàng nào có giá thấp hơn sẽ chiếm ưu thế hơn. Do đó, giá bán là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá khả n ng cạnh tranh của tất cả các ngành nói chung và ngành dược phẩm nói riêng.

- Hệ thống phân phối: Chúng ta đã biết, dược phẩm là một loại hàng hoá đặc

biệt liên quan trực tiếp tới sức khoẻ cũng như sự sống chết của con người. Vì vậy ở bất cứ nơi nào, bất cứ người dân nào cũng cần phải sử dụng loại hàng hoá này cho dù có muốn hay không. Do đó những DN nào xây dựng được một hệ thống chi nhánh, đại lý rộng khắp sẽ chiếm được ưu thế hơn rất nhiều so với các đối thủ khác có hệ thống phân phối hẹp hơn. Như vậy, việc xây dựng được một hệ thống phân phối rộng hay hẹp cũng phản ánh khả n ng cạnh tranh của các đối thủ trong ngành dược phẩm.

- Thương hiệu: Thương hiệu cũng là một trong các tiêu thức quan trọng có

ảnh hưởng đến khả n ng cạnh tranh của các đối thủ trong tất cả các ngành. Khác với các ngành khác, đối tượng khách hàng của Công ty dược ít trực tiếp tới người tiêu dùng mà thường thông qua các trung gian các bệnh viện, đại lý, nhà thuốc,... Người dùng thuốc thường nghe theo sự chỉ dẫn, tư vấn của người bán thuốc (Bác sĩ, dược sĩ, dược tá). Do đó, với người tiêu dùng thì thương hiệu về sản phẩm của một Công ty dược nào đó ít gây phản ứng mạnh với họ. Tuy nhiên, đối với các nhà phân phối trung gian thì thương hiệu vẫn rất quan trọng để họ yên tâm giới thiệu sản phẩm thuốc.

- Tiềm lực tài chính: Đối thủ nào có tiềm lực tài chính mạnh hơn thì sẽ có lợi

thế hơn đặc biệt là lợi thế về giá. Có tiềm lực tài chính mạnh mới có khả n ng mở rộng thị trường, đôi khi họ có thể chấp nhận thua lỗ để thâm nhập vào thị trường này, nhưng có thể gỡ lại ở thị trường khác và tổng thể họ vẫn lãi. Mặt khác, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, DN nào mà tiềm lực tài chính yếu không thể đổi mới công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến hơn thì khó mà tồn tại và phát triển được. Ngược lại, đối với những DN có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả n ng bắt kịp được với những thay đổi của công nghệ từ đó sẽ có cơ hội gia t ng thị phần, nâng cao vị thế cạnh tranh. Tóm lại, tiềm lực tài chính cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)