Phân tích áp lực của các đối thủ tiềm năng

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 79 - 80)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

2.3.5.Phân tích áp lực của các đối thủ tiềm năng

Lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài bởi nhu cầu khám chữa bệnh cũng như chi phí bình quân tiền thuốc/đầu người/n m ngày càng t ng cao. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn dược phẩm quốc tế có uy tín đã mở v n phòng đại diện tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược phẩm còn chưa tương xứng với tiềm n ng.

Theo thống kê của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), n m 2013 Việt Nam đã có 39 dự án đầu tư nước ngoài vào dược phẩm, trong đó có 26 dự án đi vào hoạt động với tổng số vốn đ ng ký 302,6 triệu USD, trong đó có 23 dự án đầu tư sản xuất thuốc, 03 dự án chỉ đầu tư vào dịch vụ bảo quản thuốc.

Trong tổng số 121 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP tính tại thời điểm 30/10/2013, thì đã có 24 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với 192,9 triệu USD đầu tư trong đó có 16 nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài và 8 nhà máy liên doanh nước ngoài với 40 dây chuyền sản xuất chiếm khoảng 28% tổng trị giá sản xuất thuốc của các nhà máy dược phẩm trong cả nước.

Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam, từ 1.1.2009, các DN nước ngoài được quyền nhập khẩu trực tiếp. Do vậy, mô hình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, cũng thay đổi. Trước đây, mô hình liên kết này có dạng như sau: nhà sản xuất (nước ngoài) - nhà phân phối (nước ngoài) - nhà nhập khẩu ủy thác (tại Việt Nam) - nhà phân phối sỉ (tại Việt Nam) - nhà phân phối lẻ (tại Việt Nam). Hiện tại, quy trình đã được rút ngắn, lược bỏ khâu "nhà phân phối nước ngoài" nhằm tiết giảm chi phí.

Phân phối thì có 2 mảng: phân phối sỉ và phân phối lẻ. Trước hết, ở "mặt trận" phân phối sỉ, hiện cả "nội" lẫn "ngoại" đều đã đẩy mạnh việc khai thác thị trường.

Đối với mảng phân phối lẻ, vì theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các DN nước ngoài được quyền nhập khẩu trực tiếp nhưng không được quyền phân phối bán lẻ dược phẩm ra thị trường (cam kết vĩnh viễn) nên ở mảng phân phối này, các DN Việt Nam vẫn "một mình một sân".

Do hiện tại, quy định về nhà thuốc đạt chuẩn GPP vẫn còn chưa chốt thời hạn cuối cùng (trước đây, quy định thời hạn là đến cuối n m 2008 nhưng thông tin mới nhất cho biết, thời hạn này kéo dài đến n m 2013). Vì thế, với số lượng có hạn, các nhà phân phối lẻ theo dạng chuỗi sẽ khó lòng cạnh tranh với gần 40.000 cửa hàng thuốc trên thị trường.

Có thể thấy rằng sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến ngành dược sẽ làm xuất hiện nhiều đối thủ mới tạo nên một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các đối thủ này đều có tiềm lực tài chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong ngành dược. Do đó nếu họ gia nhập ngành sẽ là mối đe doạ lớn cho sự phát triển của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen trong tương lai.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 79 - 80)