Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 67 - 69)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

2.3.1.Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là không thể tránh khỏi giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm đứng vững trên thị trường và t ng lợi nhuận. Có thể nói, tình hình cạnh tranh trong tiêu thụ của các DN dược phẩm hiện nay rất gay gắt và khốc liệt. Vì vậy, phân tích đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết đối với DN.

Để xác định được vị trí cạnh tranh của Công ty trên thị trường, trước hết cần tiến hành phân loại đối thủ cạnh tranh. Đối với ngành sản xuất và kinh doanh dược phẩm, do số lượng các DN rất nhiều nên việc phân loại đối thủ cạnh tranh trong phạm vi luận v n không thể thực hiện theo từng đối thủ riêng biệt mà phải tiến hành phân loại theo nhóm đối thủ cạnh tranh. Có thể phân từng loại nhóm đối thủ cạnh tranh trong ngành sản xuất và kinh doanh dược phẩm như sau:

Nhóm 1: Các Công ty chuyên về sản xuất nhưng chủ yếu là sản xuất gia công, sản xuất nhượng quyền cho các đơn vị khác mà không trực tiếp phân phối. Các Công ty này do chuyên về sản xuất nên rất mạnh về sản xuất, chất lượng sản phẩm ổn định nhờ có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất. Tuy nhiên các Công ty này lại không mạnh về phân phối, không quyết định nhiều đến các chính sách bán hàng. Chủ yếu các Công ty này chỉ xuất theo lô cho các đơn vị đặt hàng gia công, bao tiêu sản phẩm. Có thể kể ra một số đơn vị như: Xí nghiệp dược phẩm và sinh học y tế (Mebiphar), Công ty cổ phần hoá dược (Mekophar), xí nghiệp dược phẩm TW 2,...

Nhóm 2: Các Công ty chuyên về sản xuất và trực tiếp kinh doanh hàng do công ty sản xuất ra. Ngoài ra, các Công ty này cũng kinh doanh cả hàng nhập khẩu. Đây có thể nói là những DN dược hàng đầu của nước ta hiện nay. Họ đã có bề dày trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm, có sự đầu tư lớn cho sản xuất và xây dựng thương hiệu trong kinh doanh. Có thể kể đến các doanh nghiệp như: Công ty cổ phần dược phẩm Trapharco, Công ty cổ phần dược phẩm Hậu Giang, Công ty cổ phần dược phẩm Sao Kim, Công ty cổ phần dược phẩm OPC, Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco, Công ty liên doanh Sanofi United Pharma Việt Nam, ... Nhóm các Công ty này đều là những đối thủ đáng gờm trong ngành dược Việt Nam nói chung và đối với Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen nói riêng.

Nhóm 3: Các Công ty vừa có nhà máy sản xuất nhưng doanh số hàng sản xuất chưa cao, vừa nhập khẩu thuốc để kinh doanh. Đây là các doanh nghiệp cũng có doanh thu kinh doanh dược phẩm cao nhưng doanh thu hàng sản xuất chưa cao lắm. Có thể kể ra các Công ty như: Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây, Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần dược phẩm Trà Vinh, Công ty cổ phần dược TW Medipharco, Công ty cổ phần dược TW Mediplantex,... Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen thuộc nhóm này.

Nhóm 4: Các Công ty không có nhà máy sản xuất mà chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu. Các công ty này có điểm mạnh về hệ thống phân phối, mạnh về khai thác hàng nhập khẩu và có doanh thu hàng nhập khẩu rất cao. Bao gồm các Công ty như: Công ty dược thiết bị y tế Đà Nẵng, Công ty dược TW 1, Công ty cổ phần dược liệu TW Phytopharco,...

Nhóm 5: Các hãng dược phẩm nước ngoài có v n phòng đại diện tại Việt Nam. Về nguyên tắc, các hãng này không được phép kinh doanh trực tiếp tại thị trường Việt Nam. Nhưng thông qua các nhà phân phối, họ lại được phép hỗ trợ các nhà phân phối các chương trình xúc tiến bán hàng, hỗ trợ quảng cáo, ...Có thể kể tên một số hãng lớn như: Zuellig Pharma (Singapore), Mega Product (Thái Lan), Bayer (Đức), Diethelm (Thụy sĩ),...

Nhóm 6: Ngoài các nhóm đối thủ trên còn có hệ thống các DN tư nhân(TNHH, CP) kinh doanh dược phẩm tại các tỉnh và tại tỉnh nào cũng có. Trong số các Công ty này cũng có Công ty xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm nhưng doanh số cũng như mặt hàng sản xuất còn rất hạn chế. Chủ yếu là đặt hàng gia công tại các Công ty sản xuất (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3) hoặc nhập khẩu bằng phương pháp nhập uỷ thác thông qua các Công ty có chức n ng nhập khẩu,...Những Công ty này kinh doanh chủ yếu trên địa bàn tỉnh của họ. Tuy nhiên đây cũng là một trong những đối thủ gây khó kh n cho Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen tại thị trường tỉnh của họ.. Một số Công ty đó là: Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, Công ty TNHH dược phẩm Hiệp Thuận Thành, Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Linh, Công ty cổ phần dược phẩm Việt Nhật,...

Như vậy trong 6 nhóm Công ty dược thì Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen thuộc nhóm 3 là nhóm có nhà máy sản xuất nhưng doanh số hàng sản xuất chưa cao đồng thời nhập khẩu thuốc để kinh doanh. Các Công ty thuộc nhóm 1 sẽ cạnh tranh với mặt hàng sản xuất của Công ty vì họ là Công ty chuyên sản xuất nên chất lượng sản phẩm sẽ ổn định hơn chất lượng sản phẩm của Công ty. Các Công ty thuộc nhóm 2 sẽ lấn át cả mặt hàng sản xuất và hình thức kinh doanh của Công ty. Các Công ty thuộc nhóm 4 sẽ cạnh tranh với mặt hàng kinh doanh nhất là các mặt hàng nhập khẩu của Công ty. Các Công ty thuộc nhóm 5 có thể cạnh tranh về hình thức kinh doanh của Công ty. Các Công ty thuộc nhóm 6 là những Công ty có thể cạnh tranh trực tiếp cả mặt hàng sản xuất lẫn mặt hàng kinh doanh trong phạm vi tỉnh. Như vậy Công ty Hoa Sen muốn tồn tại và phát triển bền vững là hết sức khó kh n.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 67 - 69)