Phân tích áp lực của nhà cung ứng

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 75 - 77)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

2.3.2.Phân tích áp lực của nhà cung ứng

Một trong những yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty là chịu sự chi phối của các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp của ngành dược gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất và các nhà cung cấp thành phẩm cho kinh doanh.

Nguyên liệu dùng cho ngành công nghiệp dược phẩm bao gồm: Các nguyên liệu chính (các hoạt chất chính), bao bì các loại, hộp, nhãn, toa,...Trong đó, các nguyên liệu chính chủ yếu của Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giá trị nguyên liệu, vật liệu ngành dược nhập khẩu từ nước ngoài chiếm gần 90% tổng giá trị sử dụng. Do ngành công nghiệp hoá dược của chúng ta còn non trẻ, trình độ n ng lực chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển. Nguồn cung ứng nguyên liệu cho Công ty khá ổn định, do nguồn nguyên liệu được sản xuất bởi các Công ty nổi tiếng trên thế giới có sản lượng lớn. Về dược liệu sản xuất tân dược của Công ty chủ yếu được nhập khẩu từ những Công ty uy tín ở nước ngoài như: Supriya (Ấn Độ), Jianjin Huashun (Trung Quốc), Linaria (Thái Lan). Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia chiếm tỷ trọng xuất khẩu nguyên vật liệu dược nhiều nhất vào Việt Nam. Về dược liệu để sản xuất thuốc đông dược của ngành được nhập khẩu từ Tổng

công ty xuất nhập khẩu mậu dịch Ninh Minh Quảng Tây Trung Quốc. Nguồn nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc có giá thành rẻ nhưng điều này lại gắn liền với nguy cơ chất lượng thấp. Đa số các nhà cung ứng nguyên liệu cho ngành là đối tác truyền thống nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho Công ty được đảm bảo về nguồn cung ứng. Tuy nhiên việc nhập khẩu phần lớn nguyên liệu cũng khiến cho việc lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất, sắp xếp kho chứa của ngành nhiều khi bị động do ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ, do rủi ro khi vận chuyển hàng trên biển, hay do sự thay đổi các điều kiện chính trị luật pháp của nước xuất khẩu, các cơ chế chính sách về xuất nhập khẩu. Đặc biệt trong thời gian gần đây, giá cả của nguyên vật liệu có xu hướng t ng mạnh do biến động của giá dầu mỏ (vì phần lớn nguyên liệu sản xuất dược phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ). Sự biến động này tác động đến hầu hết các Công ty trong ngành.

Đối với các phụ liệu như: tá dược, bao bì, hộp, nhãn, toa,... ngành chủ yếu mua từ các doanh nghiệp trong nước tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên chi phí cũng không ổn định và có xu hướng t ng do bị ảnh hưởng bởi giá x ng dầu làm chi phí vận chuyển t ng.

Như vậy, có thể nói rằng áp lực các nhà cung ứng gây ra là rất lớn đối với ngành dược và Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen nói riêng. Dựa vào đặc điểm của ngành dược phẩm là 90% nguyên liệu phải nhập khẩu trong khi đó khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta rất thuận lợi để có thể phát triển được nhiều loài cây thuốc quý, quỹ đất dành cho các dự án khá dồi dào, lao động sẵn có, chi phí nhân công thấp, chi phí đào tạo nhân công cũng không hề tốn kém thì Nhà nước hoặc bản thân các Công ty dược có thể đầu tư một phần vốn, đầu tư giống, cử cán bộ hướng dẫn và theo dõi định kỳ trong suốt quá trình trồng để khuyến khích người dân trồng những cây dược liệu và cam kết thu mua các sản phẩm mà người nông dân đã trồng. Như vậy các Công ty dược vừa thu mua được nguyên liệu giá rẻ hơn và không bị áp lực từ phía các nhà cung ứng nước ngoài.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 75 - 77)