Hoạt động quảng cáo, tiếp thị

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 92 - 97)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

d)Hoạt động quảng cáo, tiếp thị

Với hơn mười n m trong ngành dược phẩm, Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen là đơn vị hoạt động có uy tín trong ngành dược. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa chú trọng cho việc đầu tư quảng cáo, phát triển thương hiệu như: Xây dựng bản chào giới thiệu về các sản phẩm của Công ty một cách chuyên nghiệp, thực hiện các chương trình quảng cáo các sản phẩm của Công ty trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương, tham gia hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, hoạt động quảng cáo tiếp thị của Công ty vẫn còn rất nhiều yếu điểm cần khắc phục như:

- Đội ngũ nhân viên tiếp thị tại Công ty và các chi nhánh còn thiếu. Nhân viên tiếp thị chưa được tham gia đào tạo một cách bài bản về chuyên môn nghiệp vụ.

- Công ty cũng đã xây dựng được các chương trình khuyến mại nhưng chưa thật sự hấp dẫn. Do đó sự ủng hộ của khách hàng đối với các chương trình khuyến mại là rất ít.

- Các hoạt động PR còn rất kém và hạn chế.

Qua phân tích ở trên, có thể thấy rằng hoạt động marketing nói chung và trình độ tiếp thị nói riêng của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen là rất kém. Đây có thể coi là một điểm yếu của Công ty.

2.4.4. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính

N ng lực tài chính của doanh nghiệp có thể tóm lược trong bảng sau:

Bảng 2.9. Doanh thu và lợi nhuận 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh thu 80.719 86.479 99.944

Lợi nhuận sau thuế 3.420 5.893 4.995

(Nguồn: Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen)

Qua bảng 2.9 ta thấy tình hình doanh thu các n m sau luôn cao hơn n m trước. Doanh thu n m 2012 t ng 7,14% so với n m 2011, doanh thu n m 2013 t ng 15,57% so với n m 2012. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng và phát triển, đó là điểm mạnh của Công ty. Tuy nhiên lợi nhuận của Công ty n m 2013 bị giảm sút so với n m 2012 (giảm tới gần 15,23%). Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thấp như vậy là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Giá nguyên vật liệu t ng cao, giá x ng dầu t ng làm chi phí vận chuyển t ng dẫn đến giá thành sản phẩm t ng, trong khi đó giá bán thuốc lại khó có thể t ng được do chính sách quản lý giá nghiêm ngặt của Cục quản lý Dược Việt Nam.

- Trượt giá đô la của nhóm hàng nguyên phụ liệu, tá dược nhập khẩu n m 2013 làm t ng chi phí khoảng trên 2 tỷ đồng.

Ngoài ra, hạn chế về nguồn lực tài chính cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thể hiện ở các điểm sau:

- Công ty thiếu vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Khách hàng ngày càng mở rộng trong khi đó khả n ng thanh toán công nợ cũng rất chậm mà đặc biệt là khách hàng khối bệnh viện nợ thường lâu làm ảnh hưởng đến khả n ng vay vốn thanh toán các hợp đồng với nước ngoài cũng như các đối tác trong nước.

Như vậy, có thể nói rằng hiệu quả kinh doanh của Công ty là thấp và tiềm lực tài chính của Công ty không mạnh. Do đó đòi hỏi lãnh đạo Công ty và đặc biệt là cán bộ tài chính kế toán phải hết sức n ng động mới có thể đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động sắp tới của Công ty. Đây là một thách thức đối với Công ty.

2.5. TỔNG HỢP CÁC CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ, ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU

Quá trình phân tích môi trường vĩ mô và môi trường ngành đã giúp ta phát hiện ra những cơ hội và nguy cơ điểm mạnh và điểm yếu của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen.

Bảng 2.10. Tổng hợp các cơ hội và nguy cơ của Công ty TNHH Dƣợc phẩm Hoa Sen

Cơ hội Nguy cơ

1. Nhu cầu về ch m sóc sức khoẻ và sử dụng thuốc chữa bệnh của người dân, đặc biệt là nhu cầu sử dụng các dòng sản phẩm có nguồn gốc dược liệu ngày càng cao.

2. Nhà nước đang khuyến khích sản xuất sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu

1. Giá nguyên liệu đầu vào không ổn định do phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

2. Lãi suất ngân hàng t ng gây khó kh n cho việc vay vốn đầu tư và giảm hiệu quả kinh doanh.

3. Lạm phát cao, tỷ giá t ng lên làm chi phí đầu vào t ng cao.

3. Môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch và hoàn thiện tạo thuận lợi cho Công ty trong việc tiếp cận với các đối tác để hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ.

4. Sự thay đổi về công nghệ đem lại cơ hội sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao với giá trị lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam t ng đem lại cơ hội cho Công ty trong việc thu hút vốn đầu tư của các đối tác chiến lược.

5. Hệ thống chính trị trong nước ổn định là sự thuận lợi cho kinh doanh. 6. Có mối quan hệ tốt giữa ban lãnh đạo Công ty và những khách hàng trung thành, quy mô sản xuất t ng, sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng biết đến

4. Hệ thống chính sách pháp luật và các quy định về luật Dược còn nhiều điều bất cập gây khó kh n cho Công ty.

5. Sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt với sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh. 6. Áp lực của các nhà cung cấp đối với Công ty là rất lớn.

7. Nhu cầu về sản phẩm của khách hàng về chất lượng ngày càng đòi hỏi cao hơn gây áp lực cho Công ty.

8. Áp lực của các sản phẩm thay thế là mối đe doạ cho sự phát triển của Công ty.

Trên cơ sở phân tích nội tại của doanh nghiệp chúng ta có thể hệ thống các điểm mạnh yếu của công ty trong bảng sau:

Bảng 2.11. Tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu của Công ty TNHH Dƣợc phẩm Hoa Sen

Điểm mạnh Điểm yếu

1. Một số sản phẩm đông dược có uy tín trên khắp cả nước.

2. Có đội ngũ công nhân sản xuất đông dược lành nghề.

1. Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên bán hàng hạn chế về n ng lực, trình độ 2. Chưa có chính sách thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

3. Có hệ thống các đại lý rộng khắp tại Nam Định, Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc

4. Có khả n ng huy động tiềm lực tài chính cao.

3. Hoạt động marketing còn nhiều hạn chế, nhân viên tiếp thị chưa chuyên nghiệp.

4. Hoạt động nghiên cứu phát triển kém và thiếu nhân lực.

5. Tiềm lực tài chính không mạnh.

Quá trình phân tích môi trường vĩ mô giúp ta tổng hợp được các cơ hội và thách thức do môi trường mang lại đối với Công ty. Đồng thời, phân tích nội bộ Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen từ đó đánh giá được những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục. Qua đó, phân tích đánh giá được thực trạng các c n cứ nhằm chuẩn bị cho việc xác định mục tiêu, đề ra một số giải pháp chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen giai đoạn đến n m 2020.

Kết luận chƣơng 2: Trong chương 2, đề tài đã giới thiệu khái quát về Công ty

và tập trung phân tích các c n cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty đến n m 2020. Bao gồm: Phân tích môi trường vĩ mô (môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường luật pháp và chính sách, điều kiện tự nhiên và xã hội, môi trường công nghệ, môi trường v n hóa – xã hội); Phân tích môi trường ngành dược (đối thủ cạnh tranh, áp lực của nhà cung cấp, áp lực của khách hàng, áp lực của sản phẩm thay thế, áp lực của đối thủ cạnh tranh tiềm n ng); Phân tích nội bộ Công ty TNHH dược phẩm Hoa Sen (phân tích n ng lực sản xuất kinh doanh, phân tích chất lượng nguồn nhân lực, phân tích tình hình tài chính của Công ty), từ đó giúp ta phát hiện ra những cơ hội và nguy cơ điểm mạnh và điểm yếu của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen. Dựa vào các cơ sở này, trong chương 3 đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH dược phẩm Hoa Sen đến n m 2020.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH DƢỢC PHẨM HOA SEN ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 92 - 97)