Tác động của môi trƣờng kinh tế

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 41 - 44)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

2.2.1.1.Tác động của môi trƣờng kinh tế

Ở nước ta từ n m 1990 đến nay do sự t ng lên của GDP đã tác động mạnh mẽ đến cơ cấu tiêu dùng và mở ra nhiều cơ hội cho các nhà quản trị. Nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ đưa ra các hàng hóa dịch vụ phù hợp nhu cầu, thẩm mỹ, thị hiếu đang gia t ng của người tiêu dùng. Hai yếu tố quan trọng đóng góp vào tốc độ t ng trưởng cao của thị trường dược phẩm Việt Nam là tốc độ t ng trưởng kinh tế và dân số lớn (đứng thứ 14 thế giới n m 2013). Dân số đông là một lợi thế lớn cho ngành công nghiệp dược phẩm của Việt Nam phát triển.

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP 2010-2014

Đơn vị: %

N m 2010 2011 2012 2013 2014 (dự kiến)

Tỷ lệ t ng trưởng 6.78 6.24 5.03 5.42 5.5

(Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, 2013)

Trong gần 5 n m qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ t ng trưởng đã làm cho lạm phát t ng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế t ng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó kh n. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế

ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp.

Tồn kho hàng hóa có giảm, trong đó có bộ phận do doanh nghiệp khó kh n thị trường buộc phải cắt giảm công suất, hoạt động cầm chừng đã diễn ra từ n m 2012 và tiếp tục kéo dài đến nay. Số lượng doanh nghiệp đ ng ký thành lập mới và số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại (tổng số là 64.906 doanh nghiệp) 8 tháng đầu n m 2013 có xu hướng t ng dần, tuy nhiên vẫn không nhiều hơn đáng kể số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động (tổng số là 60.438 doanh nghiệp), các doanh nghiệp đang hoạt động vẫn đối mặt với rất nhiều khó kh n, một số doanh nghiệp quy mô trung bình và lớn mặc dù đã cầm cự được trong mấy n m vừa qua, nhưng đến nay vẫn phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản sẽ tác động tiêu cực hơn tới vấn đề lao động, việc làm và thu ngân sách nhà nước. Việc tiếp cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp còn nhiều khó kh n; cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội dự kiến với số tiền khoảng 30.000 tỷ đồng đã triển khai nhưng số tiền giải ngân chương trình này còn ở mức rất thấp.

Theo báo cáo củaWB, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô Việt nam có cải thiện hơn trong n m 2013, nhưng tỷ lệ t ng trưởng kinh tế vẫn ở dưới mức tiềm n ng do phải đối mặt với các vấn đề về cơ cấu trong các doanh nghiệp nhà nước và trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, một số hạn chế về mặt chính sách tiếp tục gây cản trở đầu tư tư nhân trong nước và cạnh tranh trong các ngành quan trọng.

Cụ thể, n m 2013, tốc độ t ng trưởng tại Việt Nam ước đạt 5,4%, t ng nhẹ so với tỷ lệ 5,03% n m 2012. Xuất khẩu t ng mạnh, dòng vốn nước ngoài và kiều hối ổn định đã giúp Việt Nam đảo chiều được cán cân đối ngoại.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cầu trong nước vẫn còn yếu do lòng tin của khu vực tư nhân thấp, khu vực doanh nghiệp nhà nước có tỷ suất vay nợ quá cao, khu vực ngân hàng thiếu vốn và ngân sách nhà nước đang suy giảm đang là một trong những lý do khiến tỷ lệ t ng trưởng GDP vừa phục hồi bền vững vẫn còn bị ng n

trở, đồng thời làm suy giảm khả n ng cạnh tranh của Việt Nam so với những nền kinh tế có trình độ tương đương.

Nợ xấu trong ngành ngân hàng tiếp tục là một mối lo ngại lớn. Theo WB, các hoạt động tín dụng chùng xuống khi các ngân hàng, với tỷ lệ nợ xấu cao, e sợ những rủi ro ngày càng gia t ng và đang dự kiến sẽ tháo bớt đòn bẩy tài chính.

WB dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ t ng trưởng với tốc độ khiêm tốn vào khoảng 5,5% trong n m nay. Với chương trình tái cơ cấu đang được đà, dự kiến sẽ có một số tiến bộ quan trọng n m 2014. Mặc dù vậy, những thành quả kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn còn mong manh và vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro phía trước.

Tốc độ t ng trưởng GDP có nhiều biến động các n m gần đây có tác động không tốt tới sự phát triển của tất cả các ngành sản xuất. Trong đó, ngành dược phẩm nói chung cũng như Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen nói riêng. Tốc độ t ng trưởng của sản xuất thuốc trong nước khá cao, trị giá thuốc sản xuất trong nước ngày càng t ng đảm bảo khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ, cho dù gần 90% nguyên liệu hoá - dược phải nhập khẩu từ nước ngoài. 10 n m qua, thị trường dược phẩm Việt Nam đáp ứng nhu cầu thuốc cho dự phòng và chữa bệnh và khẳng định chất lượng trong hiệu quả điều trị. Công nghệ bào chế sản xuất thuốc phát triển, các doanh nghiệp ứng dụng nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại trong sản xuất thuốc và kỹ thuật bào chế hiện đại để sản xuất ra các loại thuốc như thuốc tác dụng tại đích, thuốc phóng thích hoạt chất chậm, thuốc đông khô,…Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen đã đầu tư, nghiên cứu sản xuất các nhóm thuốc về đông dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, khai thác lợi thế sẵn có từ thiên nhiên và gần gũi với con người Việt Nam.

Mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhưng ngành công nghiệp hoá chất, đặc biệt là công nghiệp hoá dầu ở Việt Nam còn yếu nên hầu hết hoá chất cho công nghiệp hoá dược hiện phải nhập ngoại. Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đặt ra cho Công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 41 - 44)