Phân tích sự ảnh hƣởng của đầu tƣ nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 53 - 55)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

2.2.1.5.Phân tích sự ảnh hƣởng của đầu tƣ nƣớc ngoà

Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), n m 2013, Việt Nam thu hút gần 22 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn này đạt mức cao nhất kể từ n m 2008, chất lượng vốn đầu tư từng bước được cải thiện, góp phần giảm bớt khó kh n cho nền kinh tế.

Theo thống kê của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), tính tới tháng 12/2013, Việt Nam đã có 39 dự án đầu tư nước ngoài vào dược phẩm, trong đó có 26 dự án đi vào hoạt động với tổng số vốn đ ng ký 302,6 triệu USD, trong đó có 23 dự án đầu tư sản xuất thuốc, 03 dự án chỉ đầu tư vào dịch vụ bảo quản thuốc.

Trong tổng số 121 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP tính tại thời điểm 30/10/2013, thì đã có 24 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài với 192,9 triệu USD đầu tư trong đó có 16 nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài và 8 nhà máy liên doanh nước ngoài với 40 dây chuyền sản xuất chiếm khoảng 28% tổng trị giá sản xuất thuốc của các nhà máy dược phẩm trong cả nước.

Với 90 triệu dân và mỗi n m trung bình t ng thêm 01 triệu người, mô hình bệnh tật thay đổi, nhu cầu ch m sóc sức khỏe t ng cao do tuổi thọ t ng, mức sống cải thiện, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế được cải tiến, cơ chế chính sách thông thoáng hơn, thị trường dược phẩm Việt Nam hứa hẹn sẽ là “điểm nóng” trong khu vực.

Ông Osamu Igarashi, Cố vấn trưởng của Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản cho biết nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang có ý định rót vốn vào lĩnh vực dược phẩm tại Việt Nam trong thời gian tới, việc đầu tư theo hình thức liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ còn phụ thuộc vào quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, n m 2012, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD t ng 9,1% so với n m 2011. Trong đó, giá trị thuốc nhập khẩu chiếm khoảng 50%.

Trong 05 n m qua, tiền thuốc bình quân đầu người t ng từ 16,45 USD/người/n m vào n m 2008 lên 29,50 USD/người/n m vào n m 2012.

Ông Rajmund I.Martyniuk, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc thương mại của Tập đoàn Polpharma phát biểu tại lễ ra mắt V n phòng đại diện tại Việt Nam nhấn mạnh: “Thị trường dược phẩm Việt Nam cực kỳ tiềm n ng với dân số đông và ngành dược phát triển nhanh, đang trở thành một trong những thị trường mới nổi quan trọng nhất của chúng tôi. Việt Nam được coi là nền móng trong chiến lược phát triển của chúng tôi vươn ra thị trường khu vực ASEAN”.

Tuy có những bước khởi sắc nhưng thực tế cho thấy việc thu hút FDI vào lĩnh vực dược phẩm chưa tương xứng với tiềm n ng. Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về các dự án đầu tư vào lĩnh vực y dược, chưa có dự án nước ngoài nào đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu hóa dược và dược liệu dù Việt Nam được đánh giá là một trong 4 vùng có sự đa dạng sinh học phong phú nhất trên thế giới.

Hiện nay, đầu tư FDI vào ngành y tế mới đang khởi sắc rõ rệt ở khu vực xây dựng, vận hành các bệnh viện chất lượng cao để giảm tải, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Sau thời điểm cam kết của Việt Nam với WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dược chủ yếu hướng tới thực hiện quyền nhập khẩu và dịch vụ (dịch vụ logistic, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và chuyên môn).

Vì thế, trong định hướng phát triển theo thành phần kinh tế của Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dược đến 2020, tầm nhìn 2030, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết cần có chính sách phù hợp để khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức sản xuất ngoài quốc doanh tham gia đầu tư vào sản xuất thuốc có dạng bào chế công nghệ cao, thuốc chuyên khoa đặc trị theo quy hoạch phát triển chung của Nhà nước.

Cần chú trọng thúc đẩy sự phát triển đầu tư của loại hình liên doanh liên kết với nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất nhượng quyền cho các doanh nghiệp nước ngoài đối với các thuốc biệt dược. Cần quảng bá, kêu gọi các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu chưa sản xuất được, thuốc có dạng bào chế công nghệ cao.

Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách chủ động kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất các thuốc chứa hoạt chất, dạng bào chế theo quy hoạch này.

Đây là cơ hội tốt để các DN dược trong nước nói chung và Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen tiếp cận và hợp tác với những DN dược có uy tín và kinh nghiệm của nước ngoài. Tuy nhiên đó cũng là thách thức đối với ngành dược và Hoa Sen bởi điều này cũng tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 53 - 55)