Phân tích sự ảnh hƣởng của các điều kiện tự nhiên và xã hộ

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 59 - 62)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

2.2.4.Phân tích sự ảnh hƣởng của các điều kiện tự nhiên và xã hộ

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam trong n m 2013, cả nước có 67,8 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (40 trường hợp tử vong); 810 trường hợp mắc bệnh viêm não virút (17 trường hợp tử vong); 656 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 39 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu (03 trường hợp tử vong); 76,5 nghìn trường hợp mắc dịch chân, tay, miệng (20 trường hợp tử vong); 18 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân; 02 trường hợp mắc cúm A (H5N1), 01 trường hợp tử vong; tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống của cả nước tính đến ngày 17/12/2013 là 215,7 nghìn người, trong đó 64,6 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Số người tử vong do AIDS cả nước tính đến thời điểm trên là 68,5 nghìn người. Trong n m, trên địa bàn cả nước xảy ra 139 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng làm 4,7 nghìn người bị ngộ độc, trong đó 26 trường hợp tử vong. Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp (như bệnh sốt xuất huyết, viêm não vi rút...) nhưng với sự chủ động của Bộ Y tế về việc lập kế hoạch cung ứng thuốc nên thị trường dược phẩm nhìn chung ổn định. Nguồn cung ứng thuốc đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu phòng, chữa bệnh cho nhân dân.

Ngành kinh doanh dược phẩm Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển. Một trong những lý do đó là: Với 90 triệu dân và mỗi n m trung bình t ng thêm 01 triệu người, mô hình bệnh tật thay đổi, nhu cầu ch m sóc sức khỏe t ng cao do tuổi thọ t ng, mức sống cải thiện, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế được cải tiến. Phần lớn người dân Việt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường.

Đây là những yếu tố thuận lợi tạo nhu cầu lớn cho các doanh nghiệp dược phẩm. Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam thì thị trường dược phẩm Việt Nam có tốc độ t ng trưởng cao và ổn định đạt 24,83%, ngành dược Việt Nam duy trì được đà t ng trưởng mạnh và là ngành có tính phòng thủ cao trong giai đoạn kinh tế thế giới suy thoái. Tốc độ t ng trưởng trung bình n m từ 2009-2012 là 24,83%. Việt Nam đứng thứ 13 trong tổng số 137 quốc gia có tốc độ t ng trưởng ngành dược phẩm nhanh nhất thế giới. Theo BMI, n m 2013 quy mô thị trường ước đạt 69,151 tỷ đồng t ng 16,6% so với n m 2012. Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người còn thấp và sẽ tiếp tục t ng tạo nhiều cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp dược: N m 2012 chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người là 31,63 USD/người, thấp hơn so với khu vực (N m 2011 con số này ở châu Á đã là 45USSD/người). BMI dự báo chi tiêu tiền thuốc tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 62,59 USD/người vào n m 2017 tương ứng với tốc độ t ng trưởng trung bình n m từ 2012-2017 là 14,63% nhờ gia t ng thu nhập và tuổi thọ và t ng nhận thức của người dân về sức khỏe và y tế.

Theo đánh giá của Cục quản lý dược Việt Nam: “ Nền y học dân tộc Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời nên người dân vẫn có truyền thống ưa chuộng dược phẩm có nguồn gốc dược liệu. Khoảng 30% bệnh nhân cả nước đã được khám và điều trị bằng y học cổ truyền”.

Trong n m 2013 nước ta chịu ảnh hưởng của 15 cơn bão với cường độ mạnh và diễn biến phức tạp, đặc biệt tình trạng mưa, lũ sau bão đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản cho nhiều tỉnh và thành phố. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiên tai đã làm 313 người chết và mất tích; 1150 người bị thương; 6401

ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; trên 692 nghìn ngôi nhà bị ngập nước, hư hỏng; 88,2 km đê, kè và 894 km đường giao thông cơ giới bị vỡ, sạt lở; gần 8 nghìn cột điện gãy, đổ; hơn 17 nghìn ha lúa và 20 nghìn ha hoa màu bị mất trắng; gần 117 nghìn ha lúa và 154 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng. Các địa phương có số người bị chết và mất tích nhiều do thiên tai là: Quảng Bình 46 người; Nghệ An 29 người; Lào Cai 23 người; Quảng Ngãi 22 người; Bình Định 22 người. Trong đó Quảng Bình là địa phương bị thiệt hại nặng nhất về tài sản với gần 204 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng; trên 2 nghìn ha hoa màu bị mất trắng; hơn 4 nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong n m 2013 ước tính gần 30 nghìn tỷ đồng (Gấp trên 2 lần n m 2012), trong đó Quảng Bình thiệt hại khoảng 12,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,6% tổng giá trị thiệt hại của cả nước. Theo báo cáo sơ bộ, tổng số tiền mặt cứu trợ các địa phương bị ảnh hưởng thiên tai trong n m là gần 795 tỷ đồng và khoảng 20 tấn lương thực.

Các điều kiện tự nhiên dù ít hay nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với ngành dược có cả những ảnh hưởng tiêu cực và ảnh hưởng tích cực. Ảnh hưởng tiêu cực là các nguyên vật liệu về thuốc mà người dân trồng đã bị lũ và chết hết do đó nguồn nguyên liệu cung ứng cho các Công ty dược bị hạn chế. Ảnh hưởng tích cực sau đợt mưa lũ làm xuất hiện nhiều loại bệnh nhất là bệnh về đường hô hấp và bệnh về mắt. Với đặc điểm nước ta là nước xã hội chủ nghĩa, chế độ bao cấp vẫn còn n sâu vào tư tưởng của mỗi người, tinh thần tự giác làm việc chưa cao, môi trường đào tạo chưa tốt. Điều này phần nào ảnh hưởng xấu tới n ng suất và chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao nhất là đồng bào các dân tộc miền núi, khả n ng tự đi khám chữa bệnh còn thấp, vẫn còn trông chờ vào trợ cấp từ chính phủ. Hằng n m, Nhà nước thường tổ chức những đội ngũ y, bác sỹ tình nguyện lên các vùng dân tộc, hoặc những nơi người dân còn nghèo khó để tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho họ. Đây cũng là cơ hội để sản phẩm dược phẩm của các Công ty được tiêu thụ với số lượng khá lớn.

Các trung tâm khám chữa bệnh theo yêu cầu mở ra chưa nhiều, một mặt là do thu nhập của người dân chưa cao, khám chữa bệnh theo yêu cầu thường mất

khoản chi phí lớn hơn khám chữa bệnh theo bảo hiểm, hoặc khám chữa bệnh thông thường, mặt khác do thói quen của người Việt Nam thường không hay đi khám bệnh định kỳ. Do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp cộng với thói quen của người dân nhất là dân nông thôn thì những bệnh cảm sốt thông thường thì họ ít khi tìm đến thuốc của các Công ty dược ngay mà họ sử dụng những cây lá dược liệu để chạy chữa, lâu không khỏi hoặc quá ra thì họ mới tìm đến thuốc bệnh viện.

Tất cả những điều trên sẽ tạo điều kiện không thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh của các Công ty dược phẩm.

Hầu hết các Công ty dược phẩm thường sản xuất cả mặt hàng đông y, tây y và nam y. Nhưng mỗi mặt hàng đều có những ưu nhược điểm riêng. Thuốc tây thường sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp và cần chữa trị ngay, những c n bệnh cần phải có thuốc đặc trị như ưng thư, các bệnh nan y, …Đối với mặt hàng thuốc đông y, nam y thường điều trị những bệnh có thời gian điều trị lâu dài như sỏi thận…. Điều trị bằng thuốc đông y được bào chế từ thảo dược, tuyệt đối an toàn, không có bất cứ tác dụng phụ nào, chi phí rẻ hơn so với thuốc tây y. Việc điều trị bằng thuốc tây y có tác dụng nhanh nhưng chi phí cao và có một số phản ứng phụ.

Như vậy, các điều kiện tự nhiên và xã hội mang cơ hội và cũng không ít thách thức cho ngành dược nói chung và Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen nói riêng.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 59 - 62)