PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG NGÀNH DƢỢC

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 64 - 67)

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

2.3.PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG NGÀNH DƢỢC

Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp (như bệnh đau mắt đỏ, sốt xuất huyết...) nhưng với sự chủ động của Bộ Y tế về việc lập kế hoạch cung ứng thuốc nên thị trường dược phẩm nhìn chung ổn định. Nguồn cung ứng thuốc đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu phòng, chữa bệnh cho nhân dân.

Chỉ số giá n m 2013 so với n m 2012 là 6,6%, trong đó nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế là 45,63% (nhóm thuốc là 3,45%, nhóm dịch vụ y tế là 62,71%). Nguyên nhân chỉ số nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế t ng cao là do các cơ sở KBCB thuộc thẩm quyền quản lý của các tỉnh điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định tại TTLT số 04/2012/TTLT-BYT –BTC ngày 29/02/2012 của Liên Bộ Y tế-Tài chính.

Theo số liệu về giá thuốc kê khai lại trên trang điện tử của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế (tính đến 12/12/2013), số mặt hàng kê khai lại giá (điều chỉnh t ng giá) n m 2013 là 1.411 mặt hàng, chiếm khoảng 5,6% tổng số khoảng 25.000 mặt hàng thuốc đang lưu thông trên thị trường. Trong đó, số mặt hàng thuốc nhập khẩu kê

khai lại giá (t ng giá) là 76 mặt hàng và số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước kê khai lại giá (t ng giá) là 1.335 mặt hàng.

Về giá nhập khẩu thuốc (giá CIF): Các thị trường chính cung cấp thuốc vào nước ta là Ấn Độ, Hàn Quốc, Pháp, Đức. Nhìn chung, giá thuốc nhập khẩu có biến động t ng/giảm nhưng số lượng mặt hàng có giá biến động không nhiều, biên độ t ng/giảm giá phổ biến dưới 10%.

Nguyên nhân: N m 2013, giá thuốc trên thị trường ổn định do những nguyên nhân chủ yếu sau: do áp lực cạnh tranh trên thị trường dược phẩm; việc tiếp tục t ng cường rà soát tính hợp lý của giá thuốc kê khai/kê khai lại của các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc (Bộ Y tế, Sở Y tế); việc mua thuốc sử dụng tại các cơ sở y tế công lập theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC và Thông tư 11/2012/TT-BYT đảm bảo các nguyên tắc cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng thuốc có biến động t ng/giảm phụ thuộc vào giá nhập khẩu một số thuốc, tỷ giá VNĐ/USD và giá nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất thuốc.

Dự báo: Dự báo quý I/2014, giá thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước tiếp tục ổn định.

Về tình hình nhập khẩu. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, tháng 12/2013 nhập khẩu tân dược ước đạt 140 triệu USD, bằng kim ngạch nhập khẩu của tháng 11, cộng dồn cả n m 2013, ước nhập khẩu 1,8 tỷ USD mặt hàng tân dược, t ng 3,2% so với n m 2012. Các thị trường cung cấp tân dược chủ yếu cho Việt Nam vẫn là Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc,Đức, Italia… và Pháp là thị trường chiếm thị phần lớn trong số những thị trường nhập khẩu tân dược của Việt Nam

Thị trường dược phẩm trong n m 2013 vẫn đang diễn ra một nghịch lý, ngành sản xuất thuốc chữa bệnh trong nước đã có bước phát triển đáng kể, với 121 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP (sản xuất thuốc tốt) cùng nhiều loại thuốc được xuất khẩu đi các nước, trị giá hàng chục triệu USD/n m và nhiều tập đoàn dược phẩm

nước ngoài đã chọn các nhà máy trong nước để sản xuất nhượng quyền, hoặc gia công thuốc để xuất khẩu.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y Tế), thế nhưng, giá trị tiền thuốc nội địa sử dụng cả ở bệnh viện (BV) cũng như trên thị trường tự do mới xấp xỉ 48% tổng giá thị trường. Trong khi đó, bình quân mỗi người Việt Nam chi cho việc mua thuốc là 600.000 đồng/người/n m, nhưng hơn 1/2 trong số đó là chi cho thuốc ngoại. Tâm lý, thói quen sử dụng thuốc ngoại từ bác sĩ kê đơn đến người bệnh đã khiến cho chi phí chữa bệnh nặng nề hơn. Điều đáng nói là, chính việc chiếm ưu thế trên thị trường của thuốc ngoại, là điều kiện để các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc thao túng giá, gây sức ép cho nền kinh tế nước ta nhiều n m, khiến người dân luôn phải chịu giá thuốc cao.

Theo các nhà chuyên môn, có nhiều nguyên nhân của việc thuốc nội lép vế trên sân nhà. Đó là do nhà sản xuất trong nước chưa đưa thông tin thuốc đầy đủ cho bác sĩ về tên thương mại, tên khoa học, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, những thận trọng cần thiết, liều lượng, cách dùng, điều kiện bảo quản v.v… Sự sơ sài này khiến bác sĩ ngại sử dụng thuốc nội, thậm chí, khi kê đơn chỉ nhớ tên thuốc ngoại. Đó là chưa kể, việc tiếp thị mạnh mẽ của các doanh nghiệp thuốc ngoại đang “áp đảo”, khiến thuốc nội càng bị “mờ nhạt” trong danh mục thuốc của các bác sĩ.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, các doanh nghiệp nội chưa chú trọng đầu tư để đưa ra các loại thuốc mới, trong khi mẫu mã còn kém bắt mắt như thuốc ngoại. Việc tuyên truyền của thuốc nội chưa có bài bản, liên tục là những điều khiến thuốc nội chưa giành được thế mạnh trong cuộc cạnh tranh này. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thuốc nội chưa tạo được uy tín, thương hiệu cho mình về chất lượng, nên cứ đổ cho người dùng là “sính ngoại”.

Những n m gần đây, hầu hết các doanh nghiệp dược trong nước đã được đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc hiện đại với các kỹ thuật tiên tiến, nhiều nhà máy, doanh nghiệp đạt chuẩn GMP theo tiêu chuẩn ASEAN, WHO, nên chất lượng thuốc nội được nâng cao. Nhưng việc tuyên truyền về bước chuyển đổi trong công nghệ này chưa được coi trọng, nên đã không đến được với người sử dụng. Theo Bộ

trưởng Bộ Y tế, trong danh mục thuốc đưa vào bảo hiểm y tế, có loại thuốc chữa ung thư, chỉ kéo dài cuộc sống người bệnh 1 tháng mà giá cả tỷ đồng, thì làm sao còn có thể mua được các loại thuốc khác nữa.

Việc Bộ Y tế cho ra đời chương trình “Con đường thuốc Việt” để hiện thực hóa chủ trương “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một hướng đi phù hợp cho sự phát triển của ngành dược, góp phần giảm sức ép về nhập khẩu thuốc, giảm vai trò của thuốc ngoại trong việc “dẫn dắt thị trường” thuốc Việt Nam, cũng như t ng cường trách nhiệm của thầy thuốc với việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 64 - 67)