- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH DƢỢC PHẨM HOA SEN ĐẾN NĂM
3.1.1. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển ngành dƣợc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
và tầm nhìn đến năm 2030
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng trước hết dựa trên định hướng chiến lược của ngành dược Việt Nam
- Xây dựng ngành công nghiệp hoá dược có cơ cấu hoàn chỉnh. Đồng thời từng bước xây dựng ngành công nghiệp hoá dược theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩn có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
- Phát huy tiềm n ng thế mạnh về dược liệu và thuốc y học cổ truyền, đẩy mạnh công tác nuôi trồng và chế biến dược liệu, xây dựng ngành công nghiệp bào chế thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền trở thành một ngành quan trọng của ngành dược Việt Nam, đảm bảo được 30% số thuốc được sản xuất trong nước là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền.
- Giai đoạn sau n m 2015 đến n m 2020, tập trung nâng cao n ng lực sản xuất, mở rộng công suất của các nhà máy sản xuất nguyên liệu hoá dược đã được xây dựng; đầu tư xây dựng thêm mới một số nhà máy sản xuất các nguyên liệu kháng sinh thế hệ mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu về nguyên liệu trong nước, nguyên liệu thuốc kháng ung thư, hạ nhiệt giảm đau, tiểu đường, và vitamin, nội tiết, tim mạch...
- Đầu tư có trọng điểm, phát triển các cơ sở sản xuất hoá chất và nguyên liệu làm thuốc. Ưu tiên đầu tư sản xuất nguyên liệu hoá dược để phục vụ sản xuất thuốc thiết yếu, thuốc từ dược liệu và thuốc gốc (generic) để thay thế thuốc nhập khẩu.
- Quy hoạch lại nền sản xuất thuốc trong nước theo hướng chuyên môn hoá c n cứ vào n ng lực quản lý và n ng lực kỹ thuật của các doanh nghiệp theo tác dụng dược lý.
- Khuyến khích sản xuất thuốc gốc với chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu điều trị của mảng y tế công lập.
- Chú trọng liên doanh, liên kết sản xuất thuốc, ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ gen vào sản xuất dược phẩm.
- Nhà nước chủ động đầu tư sản xuất các loại hoạt chất, tá dược cần công nghệ cao và nhu cầu lớn, thiết yếu cho an toàn sức khoẻ cộng đồng như các loại vắc xin, kháng sinh thế hệ mới, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất ở các lĩnh vực quan trọng này.
* Về công nghệ chế biến và sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu
- Quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu đảm bảo đáp ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practic). Việc xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu theo nguyên tắc tập trung vào những loại cây, con mà nước ta có thế mạnh như: thanh hao hoa vàng, hoa hoè, dừa cạn, bình vôi, bạc hà, tỏi, gấc, nghệ, bồ bồ, mướp đắng, nhân trần, ngũ sắc, trinh nữ hoàng cung, quế, hồi, màng tang,…
- Có chính sách phù hợp để khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân sản xuất ngoài quốc doanh tham gia phát triển trồng và chế biến các loại dược liệu có nguồn gốc từ nông, lâm, ngư nghiệp theo quy hoạch phát triển chung của Nhà nước.
* Về công nghệ bao bì dược liệu
Quy hoạch, tổ chức khâu sản xuất bao bì trong nước để đáp ứng 80% - 90% nhu cầu sản xuất thuốc trong nước từ nay đến n m 2020.
* Về trang thiết bị phụ vụ công nghiệp dược
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các thiết bị tiên tiến phục vụ công nghiệp dược Việt Nam. Cụ thể trong giai đoạn từ nay đến n m 2020 sẽ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tá dược cao cấp với công suất 150-200 tấn/ n m tổng
vốn đầu tư 10trUSD, nhà máy sản xuất kháng sinh (GDD1) công suất 300 tấn/ n m tổng vốn đầu tư 20trUSD, nhà máy sản xuất sorbitol với công suất 10000 tấn/n m với tổng vốn đầu tư 25trUSD.