0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giải pháp thứ hai: Phát triển sản phẩm đông dƣợc chủ yếu phát triển nhóm sản phẩm thuốc đƣợc bào chế từ thảo dƣợc, thực phẩm chức năng để

Một phần của tài liệu MỞ ĐẦU (Trang 108 -113 )

- Tiềm lực về đội ngũ Kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Với quan niệm Người lao động là tài sản quý của Doanh nghiệp, Công ty rất chú trọng đến

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH DƢỢC PHẨM HOA SEN ĐẾN NĂM

3.3.2. Giải pháp thứ hai: Phát triển sản phẩm đông dƣợc chủ yếu phát triển nhóm sản phẩm thuốc đƣợc bào chế từ thảo dƣợc, thực phẩm chức năng để

nhóm sản phẩm thuốc đƣợc bào chế từ thảo dƣợc, thực phẩm chức năng để thực hiện chiến lược khai thác các khả n ng tiềm tàng.

Cùng với sự phát triển của xã hội, với tốc độ đô thị hóa chóng mặt thì các bệnh ngày càng một đa dạng và vì thế việc đầu tư cho nghiên cứu các dòng sản phẩm thuốc mới là hết sức đúng đắn. Hiện nay trong cơ cấu hàng sản xuất của Công ty tỷ lệ các sản phẩm thuốc được bào chế từ thảo dược đạt doanh số cao. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng thuốc đông dược ngày càng cao, trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục phát triển sản phẩm thuốc được bào chế từ thảo dược để tiến tới mục tiêu trở thành một trong những Công ty sản xuất và kinh doanh thuốc đông dược hàng đầu của cả nước như đã đề ra. Để thực hiện giải pháp này cần triển khai các biện pháp cụ thể như sau:

Biện pháp thứ nhất: Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện có

* Cơ sở đề xuất biện pháp

Các dòng sản phẩm đông dược của Hoa Sen vẫn còn chưa có nhiều sản phẩm có tính ưu việt và mẫu mã chưa phong phú. Cần nâng cao chất lượng, hình thức, mẫu mã sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì các sản phẩm của Hoa Sen mới có thể cạnh tranh và hội nhập. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc đông dược trong cả nước nói chung và Công ty TNHH dược phẩm Hoa Sen nói riêng cần phải tính đến việc đầu tư đổi mới công nghệ trong quy trình sản xuất và chế biến, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện có.

* Nội dung biện pháp

- Rà soát lại toàn bộ hệ thống công nghệ, máy móc thiết bị hiện có từ đó đánh giá xem mức độ tốt xấu của loại máy móc thiết bị sử dụng, mức độ phù hợp của hệ thống sản xuất từ đó sắp xếp, thay thế cho phù hợp, đồng bộ.

- Lựa chọn đầu tư công nghệ sản xuất với các máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại phù hợp với điều kiện của Công ty nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và tạo ra chủng loại sản phẩm phù hợp đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường.

- Mạnh dạn áp dụng các hệ thống dây chuyền sản xuất thuốc theo công nghệ mới như: dây chuyền sản xuất thuốc kháng sinh, chống ung thư, tim mạch, vitamin, thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc chữa HIV và hỗ trợ điều trị cai nghiện… nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và tạo ra chủng loại sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Đào tạo cán bộ có đủ n ng lực quản lý điều hành hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp, công nghệ tiên tiến hiện đại.

Để thực hiện đổi mới công nghệ, lắp mới dây truyền sản xuất thuốc thì chi phí dự kiến mất khoảng 900 triệu.

* Kết quả mang lại của biện pháp

Đổi mới công nghệ sẽ nâng cao chất lượng các nhóm sản phẩm hiện có của Công ty và nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện có sẽ góp

phần nâng cao n ng suất sản xuất sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, t ng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Đồng thời giúp Công ty nhanh chóng đạt được tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc đông dược theo quy định của Bộ Y tế đã đề ra. Nếu biện pháp này được thực hiện thành công sẽ mang lai nhiều thuận lợi cho Hoa Sen trên thị trường thuốc toàn quốc.

Biện pháp thứ hai: Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

* Cơ sở đề xuất biện pháp

Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới là việc cải tiến sáng tạo thêm sản phẩm để đưa ra thị trường những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, t ng khả n ng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường dược phẩm và t ng doanh thu bán hàng. Môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, con người ngày càng phải hứng chịu những hậu quả do mình gây ra bằng bệnh tật mới. Do đó việc nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm đông dược mới là thật sự cần thiết đối với Công ty để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân.

* Nội dung biện pháp

- Phòng nghiên cứu và phát triển của Công ty không ngừng nghiên cứu các sản phẩm mới với các tính n ng ưu việt hơn và rẻ hơn.

- Thường xuyên thu thập khai thác các thông tin về môi trường vĩ mô, các đối thủ cạnh tranh, định hướng phát triển của ngành,…đặc biệt là các thông tin về bệnh tật. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới. Vì thế Việt Nam có một mô hình các nhóm bệnh đặc trưng của một quốc gia nhiệt đới đang phát triển. Theo thống kê của Bộ Y tế thì ở Việt Nam, về mặt mô hình nhóm bệnh, các bệnh nhiễm khuẩn là bệnh phổ biến nhất kể cả trong quá khứ và tương lai. Ngoài ra các bệnh không nhiễm khuẩn xuất hiện với tỷ lệ mắc ngày càng cao như bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh thần kinh, t ng huyết áp,… Công ty cần nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm phù hợp với mô hình nhóm bệnh ở Việt Nam.

- Tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học của các nước đứng đầu trên thế giới trong ngành công nghiệp dược phẩm như Ấn Độ,

Đức, Mỹ… Dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại để đưa ra thị trường những sản phẩm đông dược có hiệu quả điều trị cao. Muốn thực hiện được nội dung trên thì Công ty dự kiến kinh phí mất khoảng 50 triệu một n m.

- Đầu tư các dụng cụ, máy móc hiện đại trong phòng nghiên cứu để nhằm tạo ra được những sản phẩm mới có tính n ng tốt hơn rẻ hơn, nhanh hơn để nhằm đón đầu đáp ứng nhu cầu của thị trường. Máy móc thiết bị để nghiên cứu nói chung nước ta chưa đủ trình độ tự sản xuất mà phần lớn chúng ta đi nhập. Để có được máy móc thiết bị hiện đại công ty mất khoảng 150 triệu một n m

* Kết quả mang lại của biện pháp

Do sản phẩm của Công ty đa dạng hơn và có những nét đặc sắc, công dụng riêng nên khách hàng sẽ tập trung chú ý nhiều hơn đến sản phẩm của Công ty nhằm giúp Công ty giữ vững vị trí trên thị trường dược phẩm. Mặt khác việc phát triển sản phẩm mới sẽ làm t ng khả n ng trúng thầu vào các cơ sở khám chữa bệnh từ đó t ng doanh thu bán hàng và lợi nhuận cho Công ty.

Biện pháp thứ ba: Tập trung khai thác tiềm năng hóa dược nội địa

* Cơ sở đề xuất biện pháp

Hiện nay hóa dược phẩm để sản xuất đông dược của Công ty chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Về nghiên cứu của Việt Nam chưa có đóng góp nào trong 1.000 hóa dược đang sử dụng trên thế giới hiện nay. Mặc dù còn nhiều khó kh n trong nguyên liệu và công nghệ nhưng nước ta có nguồn tài nguyên phong phú là tiềm n ng để phát triển công nghiệp hóa dược gồm các sản phẩm từ biển (muối vô cơ, tảo biển), các sản phẩm từ ngành công nghiệp dầu khí, nguồn tài nguyên dược liệu, sản phẩm từ ngành nông nghiệp và công nghiệp hóa chất…

Hiện nay Cục Hóa chất, Bộ Công Thương đang xây dựng đề án quy hoạch phát triển công nghiệp hóa dược và chương trình nghiên cứu KHCN trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược. Hướng đến một ngành hóa dược với cơ cấu đồng bộ, đáp ứng nhu cầu cơ bản về nguyên liệu sản xuất thuốc, đặt biệt là các nhóm nguyên liệu thiết yếu như: nguyên liệu thuốc kháng sinh, chống ung thư, tim mạch, vitamin, thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc chữa HIV và hỗ trợ điều trị cai

nghiện… Công ty nên dựa trên lợi thế về tiềm n ng hóa dược nội địa để tập trung khai thác vùng nguyên liệu quốc gia sẵn có này.

* Nội dung biện pháp

Công ty có thể xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất đông dược thông qua việc ký kết hợp đồng cung ứng dài hạn với các nhà cung ứng từ các nơi có nguồn tài nguyên phong phú là tiềm n ng để phát triển công nghiệp hóa dược.

Ngoài ra Công ty có thể hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, tổ chức y tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc xây dựng vùng nguyên liệu ngành Hóa dược để nâng cao công nghệ sản xuất, cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tối ưu. Để tiến hành được nội dung trên thì dự kiến kinh phí mất khoảng 200 triệu một n m

* Kết quả mang lại của biện pháp

Với mức chi phí trên thì công ty dự kiến sẽ thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3: Kết quả dự kiến thu đƣợc khi thực hiện giải pháp 2

ĐVT: Triệu đồng N m 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng DT 1410 1433 1456 1498 1538 1574 1602 Hàng sản xuất 775 787 798 820 846 858 871 Hàng kinh doanh 635 646 658 678 692 716 731 Tổng CP 1300 1300 1300 1300 1300 1300 1300 Tổng LN 110 133 156 198 238 274 302

Việc tập trung khai thác tiềm n ng về nguyên vật liệu tự nhiên phong phú đa dạng, nguyên liệu hóa dầu trong tương lai và tiềm lực về con người sẽ làm t ng tính chủ động về nguyên liệu đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, góp phần vào sự nghiệp phát triển nền công nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam và tạo điều kiện hỗ trợ cho các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào phát triển.

3.3.3. Giải pháp thứ ba: Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm để thực hiện chiến lược cạnh tranh sản phẩm với các đối

Một phần của tài liệu MỞ ĐẦU (Trang 108 -113 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×