Tính chất trách nhiệm của công ty mẹ

Một phần của tài liệu HOÀNG THU HÀ_LKT_820078_3.2022 (Trang 41 - 43)

6. Kết cấu của đề tài

1.5.1.Tính chất trách nhiệm của công ty mẹ

Thực tế, trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ đối với hành vi của các công ty con là loại trách nhiệm pháp lý gián tiếp hay trách nhiệm liên đới (vicarious liability). Khái niệm trách nhiệm liên đới lần đầu tiên được nhắc tới có lẽ là trong luật cổ về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (Tort law) của các quốc gia từ hơn 3000 năm trước, khởi nguồn từ câu chuyện “con bò ngổ ngáo”. Luật cổ này quy định chủ sở

31 Stephen M. Bainbridge (2001), “Abolishing veil piercing” (tạm dịch: “xóa bỏ việc xuyên màn công ty”), Tạp chí Pháp luật Công ty, Đại học Iowa, trang 4.

32 Stephen M. Bainbridge (2001), “Abolishing veil piercing” (tạm dịch: “xóa bỏ việc xuyên màn công ty”), Tạp chí Pháp luật Công ty, Đại học Iowa, trang 43.

hữu phải chịu trách nhiệm về thương tích do con bò ngổ ngáo của anh ta gây ra cho người khác, mặc dù người chủ đó không hề liên quan hoặc không có ý định dùng con bò đó để gây ra thương tích cho người khác. Luật pháp cổ đại của Đức cũng gắn trách nhiệm gián tiếp cho chủ nhân đối với tất cả những tổn hại do một nô lệ gây ra. Cụ thể: theo Luật bất cẩn thời trung cổ của Đức, người chủ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các sai phạm của người làm của mình, bao gồm cả những người giúp việc gia đình của anh ta, và những người mà anh ta thuê để thực hiện các công việc theo hợp đồng như nông dân, công nhân đóng gói, v…v. Tương tự như vậy, người chủ của một gia đình cũng có trách nhiệm liên đới về hành vi của các thành viên trong gia đình và những người khác sống trong ngôi nhà của anh ta.

Có thể khái quát hóa lại khái niệm trách nhiệm liên đới từ các quy định trên như sau: Trách nhiệm liên đới là trách nhiệm do một người (A) phải chịu liên quan đến hành vi sai trái do người khác (B) thực hiện trong các tình huống mà A không có liên quan hoặc không trực tiếp thực hiện hành vi sai trái nào. Trong trường hợp này, trách nhiệm liên đới được chứng minh bởi mối quan hệ giữa hai chủ thể. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm liên đới gồm có: thứ nhất một hành động sai trái hoặc thiếu sót của người khác; thứ hai là mối quan hệ nào đó giữa người có hành động sai trái và người phải chịu trách nhiệm liên đới; và thứ ba là có mối liên hệ nào đó giữa hành vi sai trái và mối quan hệ giữa hai chủ thể này.

Theo nguyên tắc này, yếu tố đầu tiên cấu thành trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con là một hành động sai trái hoặc thiếu sót của công ty con. Ví dụ: công ty con vi phạm pháp luật về môi trường, pháp luật cạnh tranh hay pháp luật lao động. Yếu tố thứ hai cần có là mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Theo nguyên tắc chung của luật bất cẩn thì không ai phải chịu trách nhiệm thay cho người khác hay vì hành vi của người khác. Tuy nhiên, trách nhiệm liên đới nói chung và trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con nói riêng lại là một ngoại lệ và yếu tố thứ hai nêu trên đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp đặt trách nhiệm pháp lý đối với công ty mẹ. Và trong mối quan hệ công ty mẹ - công ty con thì rõ ràng yếu tố thứ hai này đã và luôn tồn tại. Yếu tố thứ ba thường là yếu tố khó chứng minh nhất đó là việc công ty mẹ đã dùng mối quan hệ chi phối của mình

để tác động đến công ty con như thế nào dẫn đến hành động sai trái của công ty con. Thường thì khi chứng minh sự tồn tại của yếu tố thứ ba này, các tòa án sẽ xem xét đến thẩm quyền của cổ đông (hay công ty mẹ) theo pháp luật cũng như theo điều lệ của công ty con và liệu có sự vượt quá thẩm quyền quy định này hay không.

Một phần của tài liệu HOÀNG THU HÀ_LKT_820078_3.2022 (Trang 41 - 43)