Cần làm rõ khái niệm về sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con

Một phần của tài liệu HOÀNG THU HÀ_LKT_820078_3.2022 (Trang 69 - 71)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Cần làm rõ khái niệm về sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con

LIÊN QUAN

3.1. Kiến nghị về hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về tráchnhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con

Mục 2.2 thuộc Chương 2 của luận văn này đã nêu lên một số quy định của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, tiêu biểu là Anh và Mỹ, là những quốc gia sớm hình thành và phát triển hệ thống các quy định về công ty cũng như những học thuyết có liên quan để ràng buộc trách nhiệm của công ty mẹ. Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới vẫn đang có cùng quan điểm về việc tôn trọng tư cách pháp nhân và tính trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân bởi đây là hai nguyên lý nền tảng của khoa học pháp lý về công ty và bởi những lợi ích cũng như giá trị về mặt kinh tế xã hội mà hai nguyên lý này mang lại. Tuy nhiên, từ thực tế muôn hình vạn trạng của các hình thức lợi dụng pháp nhân và cơ chế trách nhiệm hữu hạn đang diễn ra ngày nay, việc tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật hay phát triển các học thuyết mới có thể vận dụng trong thực tiễn xét xử để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật trong lĩnh vực doanh nghiệp là một nhu cầu không mới và ngày càng trở nên cấp thiết.

Việt Nam mặc dù không theo hệ thống thông luật như Anh và Mỹ song lại có sự tương đồng trong cách tiếp cận về nhóm công ty và cơ chế trách nhiệm đối với các thành viên trong nhóm công ty so với pháp luật Anh, Mỹ. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những khác biệt đáng kể và cần tiếp thu những điểm tiến bộ của pháp luật Anh, Mỹ như sau:

3.1.1. Cần làm rõ khái niệm về sự chi phối của công ty mẹ đối với công tycon con

Như đã phân tích tại Chương 1, cơ sở đầu tiên cần phải xem xét khi cân nhắc việc ràng buộc một công ty (công ty mẹ) phải có trách nhiệm đối với hành vi của một công ty khác (công ty con) là liệu có tồn tại một mối quan hệ giữa hai công ty này

với nhau trong đó công ty mẹ có thể chi phối hoạt động của công ty con hay không. Để chứng minh được mối quan hệ này, đặc biệt là để làm rõ được sự kiểm soát mà công ty mẹ có đối với công ty con, cần làm rõ khái niệm về sự chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con.

Cũng như Anh và Hoa Kỳ, Việt Nam không nêu định nghĩa thế nào là nhóm công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2020 liệt kê hai chủ thể thuộc nhóm công ty là tổng công ty và tập đoàn kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có các công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác53. Để xác định một công ty là công ty mẹ của công ty khác, Luật Doanh nghiệp Việt Nam đưa ra ba tiêu chí (chỉ cần đáp ứng một trong ba), đó là: 1) tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ trong công ty con từ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty con; 2) khả năng của công ty mẹ về quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự quản lý, điều hành công ty con và 3) quyền của công ty mẹ trong việc quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty con. Pháp luật của Anh và Hoa Kỳ cũng xác định sự chi phối của công ty mẹ dựa trên tỷ lệ góp vốn vào công ty con nhưng còn một quy định khác quan trọng hơn đó là dựa vào sự chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con. Các quốc gia này theo hệ thống án lệ nên tùy vụ việc cụ thể mà thẩm phán sẽ nhận định có sự chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con hay không. Trong khi đó, tại Việt Nam sự chi phối của công ty mẹ, ngoài việc sở hữu phần lớn vốn điều lệ thì chỉ được thể hiện ở quyền quyết định các chức danh quản lý, điều hành hay quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty con. Vậy, đối với các trường hợp chi phối khác (ví dụ như việc công ty mẹ quyết định chiến lược phát triển của công ty con, quyết định các khoản vay nợ hoặc các giao dịch ràng buộc, chi phối nào đó giữa công ty mẹ và công ty con54) thì pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ khiến cho khó có sự mở rộng trong phán quyết của các tòa án Việt Nam về việc công ty mẹ có thực sự chi phối công ty con hay không. Do vậy, thiết nghĩ pháp luật Việt Nam nên điều chỉnh theo hướng không liệt kê cụ thể các trường hợp được coi là sự chi phối của công ty mẹ mà thay vào đó có thể tham khảo các án lệ của Anh và Hoa Kỳ để khái quát hóa khái

53 Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020

54 Nghị định 69/2014/NĐ-CP bổ sung các trường hợp này nhưng chỉ áp dụng đối với tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước

niệm “chi phối” như một sự tác động của công ty mẹ lên công ty con làm thay đổi các quyết định về kinh doanh và tình hình tài chính của công ty con.

Một phần của tài liệu HOÀNG THU HÀ_LKT_820078_3.2022 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w