6. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Hạn chế sự không tách bạch trong hoạt động giữa công ty mẹ và công ty con
ty con
Việc công ty mẹ sử dụng tài sản của công ty con vào mục đích riêng của công ty mẹ hoặc để phục vụ hoạt động của công ty mẹ mà không thông qua một thỏa thuận dân sự hợp pháp nào là một cơ sở để tòa án quy kết về sự không tách bạch trong hoạt động của công ty mẹ và công ty con, dẫn đến việc tòa án có thể quyết định “vén màn công ty”. Mà trong thực tế, việc sử dụng chung tài sản hay nguồn lực giữa các công ty trong một nhóm công ty lại không hề hiếm gặp. Thường thì để tối ưu hóa chi phí vận hành của nhóm công ty, khai thác triệt để tài sản của các công ty trong nhóm thì các công ty sẽ có xu hướng sử dụng chung tài sản và nguồn lực của nhau để tổ chức sản xuất kinh doanh. Ví dụ, một công ty có thể đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng để đón đầu nhu cầu mở rộng trong tương lai dẫn đến thừa thãi so với nhu cầu sử dụng hiện tại. Do đó, để tiết kiệm chi phí cho các công ty khác và để tránh sự hao mòn một cách lãng phí nhà xưởng của mình, công ty này có thể cho các công ty khác cùng sử dụng hạ tầng đó. Hoặc một ví dụ khác cũng thường thấy là một công ty mới được thành lập chưa có đủ nhân sự cho các vị trí cần thiết nên “sử dụng tạm” nhân sự của các công ty khác trong nhóm công ty để vận hành các công việc của mình. Mặc dù mục đích ban đầu là hoàn toàn chính đáng song nếu như việc sử dụng chung tài sản và con người giữa các công ty không dựa trên cơ sở một thỏa thuận công bằng cho các bên (giống như một thỏa thuận cho thuê tài sản mà công ty cho thuê sẽ có thu
nhập từ hoạt động cho thuê) thì vô tình đây sẽ là điểm yếu để các chủ nợ khai thác, buộc các tòa án phải yêu cầu các công ty hoạt động không tách bạch phải liên đới chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ tài sản của nhau đối với bên thứ ba. Vì vậy, lưu ý thứ hai đối với các nhóm công ty chính là phải luôn đảm bảo có sự tách bạch về con người cũng như tài sản giữa công ty mẹ và công ty con để không thể bị quy kết về việc hoạt động không độc lập giữa các công ty.