Quan điểm phản đối cơ chế “vén màn công ty”

Một phần của tài liệu HOÀNG THU HÀ_LKT_820078_3.2022 (Trang 40 - 41)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.2.Quan điểm phản đối cơ chế “vén màn công ty”

Đa số những người phản đối sự tồn tại của cơ chế “vén màn công ty” lo ngại rằng cơ chế này nếu được thừa nhận và trở thành một nguyên tắc pháp lý thì sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại vững chắc của một nguyên tắc vốn đã được thừa nhận rộng rãi và thực sự đã trở thành nền tảng cho hầu hết các hệ thống pháp luật doanh nghiệp trên thế giới ngày nay, đó là nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn.

Với những học giả còn băn khoăn thì dừng lại ở việc phát biểu mang tính nhận xét với tính chất tương đối nhẹ nhàng như năm 1986, luật gia Robert Charles Clark, Hiệu trưởng Trường Luật Harvard nhận xét rằng: “Phải chăng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại trong việc xây dựng các tiêu chuẩn để “vén màn công ty”? Thật vậy, thực sự là việc này còn rất mơ hồ, nó hầu như không mang lại bất kỳ một ý tưởng cụ thể nào về việc có thể hay không thể áp dụng cơ chế này - không một ý niệm đầy đủ nào, ít nhất là để bạn có thể tư vấn cho khách hàng của mình”29. Hoặc “nhiều học giả đã nghiên cứu về học thuyết này gần như tuyệt vọng, họ cho rằng những lý do cơ bản để vượt qua bức rèm công ty là “mơ hồ và ảo tưởng” và rằng khoa học pháp lý về vấn đề này là một “vũng lầy pháp luật”30.

Bên cạnh đó, ở một mức độ nghiêm trọng hơn, có những ý kiến chỉ trích nặng nề rằng việc “vén màn công ty” dường như là một việc làm kỳ quái, có tính chất nghiêm trọng, vô nguyên tắc và là một trong những quy định khó hiểu nhất của hệ thống pháp luật doanh nghiệp hiện nay.

Một người cũng theo khuynh hướng phản đối cơ chế này khá nổi tiếng là Giáo sư Stephen M. Bainbridge, Đại học Iowa. Ông cho rằng, sự tồn tại của cơ chế này sẽ phá vỡ chế độ trách nhiệm hữu hạn, vốn đã trở thành nền tảng quan trọng trong mọi

29John H. Matheson (2003), “Limitations of limited liability: Lesson for entrepreneurs (and their attorneys)”, The Minnesota Journal of Business Law and Entrepreneurship, No.1, Vol. 2, trang 2.

30 Stephen B. Presser (2011), Piercing the corporate veil, Lược trích Chương 1, Nhà xuất bản Thomson Reuters, trang 8.

hệ thống pháp luật về công ty nói chung. Với ông, cơ chế “xuyên màn công ty” như là một cái bẫy, nó không những khó hiểu, khó áp dụng mà dường như không làm lợi cho nền kinh tế, nó khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng và ngăn cản tăng trưởng kinh tế và rằng cơ chế này nên được bãi bỏ. Làm như vậy sẽ giúp cho tòa án và các luật sư thoát khỏi những phân tích lúng túng và khó khăn hiện nay”31. Ông cho rằng, các vụ việc được viện dẫn cơ chế “xuyên màn công ty” chủ yếu dựa vào các phán quyết của các thẩm phán, mà theo ông thì “cũng giống như tất cả mọi người, các thẩm phán vốn dĩ đã có trí nhớ, kỹ năng và tinh thần hạn chế”. Vì vậy, ông cương quyết đề nghị xóa bỏ cơ chế “xuyên màn công ty” và cho rằng việc này là một bước cần thiết để đưa ra những giải pháp pháp lý đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề32. Tuy nhiên, trong bài luận của mình có tựa đề Abolishing veil piercing,

Bainbridge cũng đã không có những biện luận mang tính thực tiễn mà chủ yếu dựa vào lý thuyết của nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn để bác bỏ, phản đối cơ chế này.

Mặc dù có nhiều quan điểm trái chiều về cơ chế “vén màn công ty” như nêu trên song thực tiễn xét xử và giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của công ty mẹ đối với các vấn đề do công ty con gây ra cho thấy phe ủng hộ cơ chế này ngày càng thắng thế. Thực tiễn này chứng tỏ rằng sự ra đời, tồn tại của cơ chế “vén màn công ty” là một tất yếu khách quan, nghĩa là sự ra đời, tồn tại của nó nhằm đáp ứng sự đòi hỏi của thực tiễn chứ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người nói chung.

Một phần của tài liệu HOÀNG THU HÀ_LKT_820078_3.2022 (Trang 40 - 41)