6. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con theo pháp luật một số quốc gia
quốc gia
Từ những phân tích về các vấn đề cơ bản trong lý thuyết công ty và vì đối tượng nghiên cứu chính của đề tài luận văn này là công ty mẹ, công ty con và mối quan hệ giữa chúng nên phần tiếp theo đây của luận văn sẽ là những nội dung tìm hiểu về khái niệm công ty mẹ và công ty con và mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con theo quan niệm của một số quốc gia trên thế giới.
Như đã đề cập, pháp luật của một số quốc gia không định nghĩa cụ thể về nhóm công ty mà thay vào đó đưa ra những quy định để nhận diện công ty mẹ, công ty con trong một nhóm công ty. Hầu hết các quốc gia đều coi công ty mẹ và công ty con là các công ty có quan hệ với nhau trong đó công ty này có khả năng kiểm soát đối với công ty kia thông qua việc sở hữu cổ phần, phần vốn góp hay quyền biểu quyết tại công ty đó. Tỷ lệ sở hữu của một công ty đối với một công ty khác để có thể trở thành công ty mẹ - công ty con tùy thuộc vào quy định pháp luật của từng quốc gia nhưng nhìn chung đều giống nhau ở một điểm là phải đảm bảo khả năng chi phối hay khả năng kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con theo quy định của pháp luật quốc gia đó.
Ở Anh, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác (công ty con) khi đáp ứng một trong các điều kiện:
- Nắm giữ phần lớn quyền biểu quyết tại công ty con;
- Là một thành viên hay cổ đông của công ty con và có quyền chỉ định hay bãi miễn đa số thành viên hội đồng quản trị của công ty con;
- Có quyền chi phối công ty con theo quy định tại điều lệ công ty con hoặc theo một thỏa thuận kiểm soát giữa 2 công ty với nhau;
- Là một thành viên hay cổ đông của công ty con nhưng là thành viên (cổ đông) duy nhất có quyền kiểm soát công ty con đó theo thỏa thuận với các thành viên (cổ đông) khác.17
17 Luật Công ty năm 2006 của Anh (UK Companies Act 2006), phần 38 (Part 38), điều 1162 khoản 2 (section 1162)
Quy định này dựa trên quan điểm thống nhất của Ủy ban Kinh tế Châu Âu về mối quan hệ mẹ - con giữa các công ty, được đề cập tại khoản 1 Điều 1 của Chỉ thị số 83/349/EEC về Hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty trách nhiệm hữu hạn18.
Ở Nhật Bản, khái niệm công ty mẹ có thể được tìm thấy ở không dưới hai văn bản quy phạm pháp luật. Nếu theo Luật Công ty của nước này, sự chi phối của công ty mẹ được quy định tại Điều 2 là xuất phát từ việc công ty mẹ sở hữu đa số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty con hoặc từ việc công ty mẹ có quyền chi phối hoạt động điều hành của công ty con19. Còn theo Luật Thương mại của Nhật Bản thì quan hệ công ty mẹ - công ty con được xác lập giữa hai công ty khi một công ty nắm trên 50% cổ phần của công ty còn lại.
Tại Úc, khái niệm công ty mẹ và công ty con cũng được quy định tại Luật Công ty. Theo đó, công ty mẹ là công ty thỏa mãn một trong những điều kiện sau: (i) một là, nắm giữ phần lớn số cổ phần của công ty con; (ii) hai là, kiểm soát đa số phiếu biểu quyết thông qua việc sở hữu phần lớn cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty con; hoặc (iii) ba là, có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số chức danh quản lý trong công ty con.
Tương tự như vậy, tại Hoa Kỳ, pháp luật của hầu hết các bang đều cho rằng quyền chi phối của công ty mẹ biểu hiện ở việc công ty mẹ có thể tác động, kiểm soát công việc kinh doanh của công ty con thông qua quyền biểu quyết chi phối của công ty mẹ tại công ty con. Nếu không có khả năng chi phối này thì việc một công ty sở hữu cổ phần của công ty khác chỉ là quan hệ đầu tư thông thường, và giữa các công ty lúc này không có mối quan hệ mẹ - con.
Ở Việt Nam, khái niệm công ty mẹ đã xuất hiện từ khi có Luật Doanh nghiệp năm 2005 và tiếp tục được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó, công ty mẹ phải là công ty (i) hoặc là sở hữu trên 50% vốn hoặc cổ phần của công ty con, (ii) hoặc có quyền chi phối việc bổ nhiệm phần
18 Directive 83/349/EEC (Bản điện tử xem tại website:
https://lexparency.org/eu/31983L0349/ART_1/, ngày truy cập: 15/11/2021)
19 Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Viện nghiên cứu lập pháp – UBTV Quốc hội (Bản điện tử xem tại website:
lớn nhân sự trong bộ máy quản lý của công ty con, (iii) hoặc có quyền quyết định nội dung Điều lệ công ty con20.
Từ quy định của các quốc gia trên đây, có thể thấy khoa học pháp lý nói chung có sự thống nhất trong cách nhìn nhận về quan hệ công ty mẹ - công ty con. Đó là mối quan hệ chi phối của một công ty đối với một công ty khác dựa trên cơ sở sự sở hữu về vốn hoặc trên khả năng tác động của công ty mẹ đến những quyết định quan trọng của công ty con trong lĩnh vực nhân sự hay trong vấn đề tổ chức quản lý công ty con.
Như vậy, quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con trên góc độ pháp lý là mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp, giữa chủ sở hữu và đối tượng sở hữu nhưng
ở một mức độ mật thiết và khăng khít nhất định đủ để nhà đầu tư có thể tác động đáng kể đến các hoạt động trọng yếu của công ty mà mình góp vốn. Mặc dù vậy, nếu công ty con là một pháp nhân độc lập (nghĩa là có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm về hoạt động của mình bằng chính tài sản của mình, tách bạch với tài sản của công ty mẹ) thì theo chế độ trách nhiệm hữu hạn, công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty con trong phạm vi phần vốn góp hay cổ phần của mình.
Ngoài góc độ pháp lý, trên thực tế mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con còn cần được xem xét trên góc độ kinh tế bởi lẽ chính từ nhu cầu về kinh tế mới khiến các công ty mẹ và công ty con ra đời. Như đã nêu, việc hình thành nhóm công ty xuất phát từ nhu cầu của những nhà đầu tư về mở rộng sản xuất kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận trong khi lại khoanh vùng được rủi ro. Do đó, mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con không dừng lại ở việc công ty mẹ quyết định bổ nhiệm, thay thế nhân sự quản lý hay quyết định nội dung điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty con. Đó chỉ là cơ sở hình thành và là nền tảng để công ty mẹ thực hiện quyền chi phối của mình đối với công ty con trong các hoạt động kinh tế, từ tầm vĩ mô như quyết định chiến lược phát triển của công ty con đến những hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên như việc công ty con là nguồn bảo đảm đầu ra cho sản phẩm của công ty mẹ hoặc ngược lại. Chính vì tồn tại sự liên quan về mặt lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ và công ty con như vậy nên không thể phủ nhận rằng công ty mẹ có vai trò nhất
định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con và về logic thì phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con.