7. Kết cấu của đề tài
1.1.2. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị
Cho đến nay, KTQT đã được nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra các định nghĩa khác nhau theo các cách tiếp cận của họ. Scapens (1991) đã phát biểu rằng không có mộ khái niệm chung về KTQT. Nên trong bài luận này, tác giả trình bày định nghĩa của
bốn tổ chức kế toán lớn: Hiệp hội KTQT Hoa kỳ (Institute of Management Accountant
- IMA), Hiệp hội KTQT công chứng Anh Quốc (Chartered Institute of Management Accountants - CIMA), Liên đoàn Kế toán quốc tế (The International Federation of
Accountants - IFAC), Hiệp hội KTQT toàn cầu (Chartered Global Management
Accountant - CGMA), như sau:
Theo Hiệp hội KTQT Hoa kỳ (IMA), có hai định nghĩa về KTQT ở hai thời điểm khác nhau, phản ánh nhu cầu thay đổi của DN về thông tin KTQT.
Các định nghĩa ban đầu của IMA tạm dịch là “KTQT là quá trình xác định, đo
lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, giải thích và cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho nhà quản trị để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát một tổ chức, đảm bảo sử dụng hợp lý và có trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức. KTQT cũng bao gồm việc chuẩn bị báo cáo tài chính cho các đối tượng bên ngoài tổ chức như cổ đông, chủ nợ,
20
kỳ này, KTQT không chỉ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong nội bộ DN mà còn tham gia vào việc chuẩn bị báo cáo tài chính cho các đối tượng bên ngoài.
Nhưng, gần đây, IMA đã đưa ra định nghĩa mới về KTQT như sau: “KTQT là
một công việc chuyên nghiệp, có liên quan đến việc tham gia vào quá trình ra quyết định, đề ra kế hoạch và hệ thống thực hiện, đồng thời cung cấp những báo cáo tài chính chuyên nghiệp, giúp các nhà quản trị kiểm soát trong việc tạo lập và thực hiện
chiến lược của tổ chức” (IMA, 2008).
Sự thay đổi trong các định nghĩa này cho thấy xu hướng thay đổi vai trò của KTQT, chuyển từ công việc mang tính tuân thủ sang hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị tổ chức quản lý hoạt động hiệu quả hơn, xây dựng kế hoạch, quy trình quản trị DN, kiểm soát nội bộ và báo cáo tài chính tại thời điểm có sự thay đổi lớn, thể hiện vai trò là chuyên gia trong các phương pháp quản trị chi phí (IMA, 2008).
Theo Hiệp hội KTQT công chứng Anh quốc (CIMA):
“KTQT là việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị cho các mục đích như: xây dựng các chính sách, lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của DN, quyết định thực hiện các hành động thay thế, cung cấp thông tin cho bên ngoài (cổ
đông và những đối tượng khác), cho nhân viên và bảo vệ tài sản” (CIMA, 1987, trang
10). Theo đó, KTQT trong giai đoạn này tập trung vào lập dự toán dài hạn để đạt được mục tiêu, lập dự toán ngắn hạn về kế hoạch lợi nhuận trong thời gian ngắn; Kiểm soát hoạt động thông qua việc ghi chép các giao dịch thực tế, đưa ra các hành động khắc phục các giao dịch đó (nếu cần thiết) nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đã lập ra; Lập báo cáo cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và bên ngoài có liên quan.
Phiên bản sửa đổi của CIMA (2005) đưa ra một định nghĩa KTQT với vai trò rộng lớn hơn: “KTQT là việc ứng dụng các nguyên tắc kế toán và quản trị tài chính để tạo ra, bảo vệ, duy trì và tăng giá trị cho các bên liên quan của các tổ chức hoạt động
vì mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận trong khu vực công và tư nhân” (CIMA, 2005,
trang 18). CIMA đã nhấn mạnh KTQT đóng vai trò rất quan trọng, là một phần không thể tách rời của quản lý; Nó phải xác định, tạo ra, trình bày, giải thích các thông tin có liên quan (như Lập kế hoạch chiến lược kinh doanh; Lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Xác định cơ cấu vốn và quỹ; Xây dựng chính sách thưởng cho người điều hành và cổ đông; Kiểm soát và đảm bảo việc sử dụng nguồn lực hiệu quả; Đo lường, cung cấp thông tin về thành quả tài chính và phi tài chính cho nhà quản trị và các đối tượng có liên quan). Như vậy, sự thay đổi này cho thấy KTQT đã tiến gần hơn đến công việc quản lý cấp cao với trọng tâm là hiệu quả, lập kế hoạch chiến lược và tạo ra giá trị cho tổ chức.
21
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC):
KTQT là quá trình xác định, đo lường, tính toán, phân tích, chuẩn bị, giải thích và cung cấp thông tin (cả tài chính và hoạt động) được nhà quản lý sử dụng để lên kế hoạch, đánh giá và kiểm soát trong một tổ chức, để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả
các nguồn lực (IFAC, 1989). Định nghĩa này thể hiện vai trò của KTQT tương tự như
định nghĩa ban đầu của IMA.
Tuy nhiên, 9 năm sau, IFAC đã đưa ra một định nghĩa với phạm vi rộng hơn:
KTQT là một hoạt động đan xen trong quá trình quản lý của tất cả các tổ chức; KTQT đề cập đến một phần của quy trình quản lý, tập trung vào việc tăng thêm giá trị cho
các tổ chức bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực (IFAC, 1998).
Theo Hiệp hội KTQT toàn cầu (CGMA) – Tổ chức CGMA là sự liên doanh của
Hiệp hội KTQT công chứng Anh quốc (CIMA) với Viện kế toán Công chứng Hoa kỳ (American Institute of Certified Public Accountants - AICPA), được thành lập năm
2012. Tổ chức này cho rằng “KTQT là việc tìm kiếm, phân tích, truyền đạt và sử dụng
thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến quyết định để tạo ra và duy trì giá trị
cho các tổ chức”. Định nghĩa này thể hiện sự phát triển của KTQT khi cho rằng thông
tin của bộ phận kế toán này không những gồm các thông tin tài chính mà còn có cả thông tin phi tài chính và còn cho thấy mục đích của KTQT là phục vụ cho việc ra quyết định cũng như duy trì giá trị của tổ chức.
Trên thế giới, KTQT đã phát triển như vậy, vai trò của nó đã thay đổi đáng kể theo thời gian và đặc điểm môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, ở Việt nam, định nghĩa
KTQT được đưa vào Luật kế toán 2003 và Luật kế toán 2015 vẫn chỉ là “việc thu thập,
xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, Điều 4, Khoản 3 (2003), Luật kế toán, Điều 3, Khoản 10, (2015)). Điều này cho thấy, định nghĩa vẫn chung chung, chỉ thể hiện được công việc của KTQT để có thể cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị, không thể hiện được vai trò của KTQT trong DN không thay đổi theo thời gian và bối cảnh kinh doanh hiện nay. Định nghĩa này mới chỉ tương đương như các định nghĩa truyền thống ở các quốc gia phát triển mà các tổ chức KTQT lớn trên thế giới đã đề cập.
Như vậy, nhìn chung các định nghĩa về KTQT đã thay đổi theo thời gian, chuyển từ quan điểm KTQT truyền thống đến KTQT hiện đại bằng cách tạo ra giá trị cho tổ chức thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, gắn KTQT với chiến lược của DN và là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Kế
thừa những định nghĩa nêu trên, theo góc nhìn của tác giả thì KTQT là một hoạt động
22
tích, truyền đạt và sử dụng thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến quyết định để tạo ra và duy trì giá trị cho các tổ chức.