Qúa trình phát triển của thẻ điểm cân bằng

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 33 - 34)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Qúa trình phát triển của thẻ điểm cân bằng

BSC được đánh giá là một hệ thống đo lường thành quả tích hợp (intergrated performance measurement system – IPMS), nó bao gồm một hệ thống các thước đo thành quả trên bốn khía cạnh về thành quả hoạt động của DN. Nó tích hợp tất cả các yếu tố thành công quan trọng cần thiết trong việc kết nối với chiến lược hoạt động. IPMS được xây dựng để giúp cho các DN xác định các mối quan hệ nhân – quả trong kinh doanh và liên tục cải thiện thành quả hoạt động tổng thể. IPMS được cấu thành từ ba lớp: Lớp thứ nhất là “mô hình kinh doanh” – mô tả mạng lưới quan hệ nhân quả giữa các yếu tố thành công quan trọng và các mục tiêu chiến lược; Lớp thứ hai bao gồm các dạng hiệu quả với các yếu tố thành công quan trọng; Lớp thứ ba bao gồm các thước đo thành quả (Vũ Thùy Dương, 2017).

Thế hệ đầu tiên của BSC: Kaplan và Norton đã giới thiệu BSC vào năm 1992 như

là một tập hợp các thước đo cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cấp cao những quan điểm nhanh và toàn diện. Ban đầu, BSC chia thành quả hoạt động theo 4 khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học tập và phát triển. Kaplan và Norton (1996) nhấn mạnh rằng: Mô hình BSC với 4 khía cạnh thành quả nên được coi như là một mô hình BSC mẫu, không bắt buộc các DN phải vận dụng y nguyên mô hình này. Để thực hiện thành công BSC, các khía cạnh thành quả và các thước đo được lựa chọn phải phù hợp với các chiến lược của DN.

Thế hệ thứ hai: Kaplan và Norton (1996) đã phát triển BSC từ một hệ thống đo

lường thành một hệ thống quản trị cốt lõi. Duy trì mục đích ban đầu của BSC là hỗ trợ cho việc quản trị thực hiện chiến lược, Kaplan và Norton tìm cách giải thích mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo ở 4 khía cạnh. Nhóm tác giả cho rằng xác định chiến lược như một tập hợp các giả thuyết về nguyên nhân và kết quả. Phiên bản này của BSC đã kết hợp được liên kết nguyên nhân và kết quả trên mỗi khía cạnh. Do đó, nó được gọi là thế hệ BSC thứ hai.

Thế hệ thứ ba: Vào cuối những năm 1990, sự phát triển về việc cải thiện chức năng

của BSC và những khái niệm liên quan đến chiến lược đã được giới thiệu (Cobbod và Lawrie, 2002). Những phát triển chủ yếu xuất từ hai vấn đề: Thiết lập mục tiêu và các nhận việc lựa chọn các mục tiêu chiến lược. Do đó, thành phần chính của BSC trong giai đoạn phát triển này là những mục tiêu xác định, mục tiêu chiến lược, mô hình liên kết chiến lược, các thước đo và sáng kiến khởi sự (Cobbod và Lawrie, 2002). Mục tiêu chiến lược rất quan trọng, để cho các tổ chức đạt được mục tiêu trong thời gian xác định, nó nên làm theo mục tiêu trung hạn được biểu diễn trên một mô hình kinh doanh. Mô hình liên kết chiến lược là một sự đơn giản hóa của BSC với khía cạnh kết quả

27

thay thế các khía cạnh tài chính và khách hàng; Các khía cạnh hành động thay thế các khía cạnh về học tập, phát triển và quy trình kinh doanh nội bộ của DN. Trong giai đoạn này, các thước đo thành quả là cần thiết để hỗ trợ khả năng quản trị, để theo dõi sự tiến bộ của DN trong việc hướng tới đạt được các mục tiêu hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)