Kết quả xử lý dữ liệu điều tra thực tế bằng phần mềm SPSS 20.0

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 52)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Kết quả xử lý dữ liệu điều tra thực tế bằng phần mềm SPSS 20.0

Mục tiêu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 là để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động trong các DN lữ hành Việt nam.

2.2.3.1. Nghiên cứu sơ bộ bằng kiểm định Cronbach’s Alpha

Sau khi tiến hành khảo sát và thu thập được 157 phiếu hợp lệ. Thực hiện việc làm sạch dữ liệu và kiểm định sơ bộ bằng kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn chấp nhận các biến:

+ Những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) từ 0.3 trở lên.

+ Các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phải từ 0.7 trở lên; giá trị dao động trong đoạn từ [0,1].

- Giải thích một số ký hiệu và ý nghĩa:

+ Cronbach's Alpha: Hệ số Cronbach's Alpha + N of Items: Số lượng biến quan sát

+ Scale Mean if Item Deleted: Trung bình thang đo nếu loại biến + Scale Variance if Item Deleted: Phương sai thang đo nếu loại biến + Corrected Item-Total Correlation: Tương quan biến tổng

+ Cronbach's Alpha if Item Deleted: Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha cho tất cả các biến trong mô hình cho thấy: Tất cả các thang đo của các biến trong mô hình đều có hệ số tương quan tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) > 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha >0.7

nên thang đo đạt tiêu chuẩn thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độtincậy của

thang đo. Do đó, có thể sử dụng mô hình trên và bản khảo sát đã lập để tiến hành khảo sát và nghiên cứu chính thức.

46

2.2.3.2. Làm sạch dữ liệu trong nghiên cứu chính thức

Sau khi khảo sát và thu thập được 157 Phiếu mẫu hợp lệ. Tiến hành đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS 20.0 và thực hiện việc làm sạch dữ liệu. Việc làm sạch dữ liệu qua phần mềm SPSS 20.0 được thực hiện cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả của quá trình làm sạch dữ liệu được thể hiện trong các Bảng từ 2.1 đến 2.7 (tương ứng từ Phụ lục số 2 đến phụ lục số 6) cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc.

Nhận xét chung:

Tất cả các biến quan sát của biến độc lập và biến phụ thuộc đều phù hợp. Các thống kê đều cho ra giá trị hợp lệ, cụ thể:

+ Valid = 157: Số quan sát hợp lệ + Missing = 0: Số quan sát bị lỗi

+ Minimum ≥ 1: Giá trị tối thiểu của biến quan sát + Maximum ≤ 5: Giá trịtối đa của biến quan sát

 Như vậy, dữ liệu đã được làm sạch.

2.2.3.3 Phân tích thống kê mô tả

a. Phân tích thống kê mô tả cho các biến độc lập

Mục đích: Mô tả đặc điểm của các biến trong mẫu khảo sát. Cách thức tiến hành: Thực hiện cho từng biến độc lập.

* Đối với biến “Quy mô doanh nghiệp”

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “QM” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Bảng thống kê mô tả cho biến “QM”

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn QM1 157 1 5 3.20 1.213 QM2 157 1 5 3.20 1.042 QM3 157 1 5 3.25 1.107 QM4 157 1 5 2.99 1.121 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

Số liệu trong Bảng kết quả cho thấy: Ở tất cả các biến con thể hiện các khía cạnh quy mô của DN đều xuất hiện giá trị thấp nhất (1- Không ảnh hưởng) và giá trị lớn nhất (5 - ảnh hưởng rất nhiều), tức là vẫn tồn tại rất nhiều các quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa quy mô DN với việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động. Có những người thì cho rằng quy mô có ảnh hưởng mạnh mẽ, quyết định đến việc sử dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động và ngược lại. Bên cạnh đó, giá trị Mean đạt mức khá cao (thấp nhất là 2,99) cho thấy phần đông người khảo sát cho rằng

47

quy mô DN càng lớn, sự phức tạp trong quản lý một lượng nhân sự lớn, doanh thu lớn, nguồn vốn lớn và số lượng các chương trình tour nhiều thì việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động càng cao.

* Đối với biến “Chiến lược kinh doanh”

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “CL” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 2.9: Bảng thống kê mô tả cho biến “Chiến lược kinh doanh”

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn CL1 157 1 5 2.96 1.085 CL2 157 1 5 3.78 1.164 CL3 157 1 5 3.43 1.002 CL4 157 1 5 3.02 1.135 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

Số liệu trong Bảng kết quả cho thấy: Ở tất cả các biến con mô tả các loại chiến lược kinh doanh khác nhau của DN đều xuất hiện giá trị thấp nhất (1- Không ảnh hưởng) và giá trị lớn nhất (5 - ảnh hưởng rất nhiều), tức là vẫn tồn tại rất nhiều các quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động. Tuy nhiên, giá trị Mean khá cao (dao động từ 2,96 đến 3,78) cho thấy phần lớn những người được khảo sát cho rằng có mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động, đặc biệt là chiến lược giới thiệu sản phẩm mới và chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.

* Đối với biến “Tính dễ sử dụng của BSC”

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “DSD” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 2.10: Bảng thống kê mô tả cho biến “Tính dễ sử dụng của BSC”

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn DSD1 157 1 4 3.11 .656 DSD2 157 1 4 3.03 .865 DSD3 157 1 4 2.76 .941 DSD4 157 1 4 3.05 .758 DSD5 157 1 4 3.01 .967 DSD6 157 1 4 3.17 .815 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

48

Số liệu trong Bảng kết quả cho thấy giá trị thấp nhất “1” đều tồn tại ở tất cả các biến con của biến “DSD” – tức là vẫn có người khảo sát cho rằng: Tính dễ sử dụng của BSC không liên quan gì đến việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động. Gía trị cao nhất xuất hiện ở tất cả các biến con chỉ là “4”, có nghĩa là họ xác định có ảnh hưởng giữa yếu tố dễ sử dụng của BSC đến việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động. Giá trị Mean dao động từ 2,76 đến 3,11 thể hiện người khảo sát vẫn còn đang lưỡng lự trước mối quan hệ này.

* Đối với biến “Chi phí vận hành BSC”

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “CP” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 2.11: Bảng thống kê mô tả cho biến “Chi phí vận hành BSC”

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn CP1 157 1 3 2.51 .526 CP2 157 1 3 2.64 .496 CP3 157 1 3 2.59 .518 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

Bảng kết quả cho thấy, giá trị “1 – Không ảnh hưởng” xuất hiện ở tất cả các biến con và giá trị lớn nhất được lựa chọn chỉ là “3 – Trung bình” và giá trị Mean dao đôngh từ 2,51 đến 2,64. Những con số này cho thấy phần lớn những người khảo sát cho rằng Chi phí vận hành BSC ít ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động trong các DN lữ hành Việt nam.

* Đối với biến “Nhận thức của nhà quản lý các cấp về tính hữu ích của BSC”

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “NT” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 2.12: Bảng thống kê mô tả cho biến “NT”

Tổng số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn NT1 157 1 4 2.50 .829 NT2 157 1 4 2.86 .916 NT3 157 1 4 2.56 .787 NT4 157 1 4 2.86 .888 NT5 157 1 4 2.92 .776 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

49

Bảng kết quả cho thấy, giá trị “1 – Không ảnh hưởng” xuất hiện ở tất cả các biến con và giá trị lớn nhất được lựa chọn đạt mức “4- Ảnh hưởng nhiều”, giá trị Mean dao động từ 2,5 đến 2,92 tương đương với các mức độ ảnh hưởng ít và ảnh hưởng trung bình. Kết quả này cho thấy tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa biến “CL” với “VD”, đã có những người điền phiếu cho rằng “CL” ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động của DN lữ hành Việt nam, nhưng cũng vẫn còn tồn tại những quan điểm cho rằng chúng không có mối quan hệ với nhau.

* Đối với biến “Yếu tố khác”

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “YTK” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

Bảng 2.13: Bảng thống kê mô tả cho biến “YTK”

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

YTK1 157 1 5 3.54 1.029 YTK2 157 1 5 3.78 .881 YTK3 157 1 5 3.68 .886 YTK4 157 1 5 3.71 .855 YTK5 157 1 5 3.78 .701 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

Số liệu trong Bảng kết quả cho thấy: Ở tất cả các biến con thể hiện các yếu tố nội bộ khác của DN đều xuất hiện giá trị thấp nhất “1- Không ảnh hưởng” và giá trị lớn nhất “5 - ảnh hưởng rất nhiều”, tức là vẫn tồn tại rất nhiều các quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa quy mô DN với việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động. Có những người thì cho rằng quy mô có ảnh hưởng rất mạnh mẽ, quyết định đến việc sử dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động và vẫn tồn tại quan điểm ngược lại là chúng không hề có mối quan hệ với nhau. Bên cạnh đó, giá trị Mean đạt mức cao, dao động từ 3,54 đến 3,78; đặc biệt là biến “Hiểu biết của nhân viên về ứng dụng BSC” và “Các quy tắc, thủ tục trong DN về cách thức thực hiện nhiệm vụ một cách chi tiết cho từng bộ phận trong DN” đều đạt mức 3,78 tức 2 yếu tố này cùng có ảnh hưởng mạnh đến việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động.

b. Phân tích thống kê mô tả cho biến phụ thuộc

Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến “VD” được thể hiện trong Bảng dưới đây:

50

Bảng 2.14: Bảng thống kê mô tả cho biến “VD”

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

VD1 157 1 5 2.87 .992 VD2 157 1 5 3.89 1.230 VD3 157 1 5 4.05 1.203 VD4 157 1 5 3.75 1.142 Valid N (listwise) 157 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm SPSS 20.0)

Bảng kết quả cho thấy: Ở tất cả các biến con thể hiện các khía cạnh mà DN sẽ sử dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động đều xuất hiện giá trị thấp nhất “1- Không ảnh hưởng” và giá trị lớn nhất “5 - ảnh hưởng rất nhiều”, giá trị Mean có biên độ dao động mạnh từ 2,87 đến 4,05. Những con số này cho thấy khá nhiều người khảo sát cho rằng DN của họ sẽ vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ, khía cạnh khách hàng và khía cạnh phát triển, và cuối cùng là khía cạnh tài chính vì tất cả các DN đều đã và đang đánh giá thành quả hoạt động trên khía cạnh tài chính.

2.2.3.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha chính thức (cho tổng mẫu điều tra thực tế) a. Kết quả kiểm định

Như trên đã phân tích, kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Dựa trên tiêu chuẩn chấp nhận các biến là phải có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) từ 0.3 trở lên và hệ số Cronbach’s Alpha phải từ

0.7 trở lên; giá trị dao động trong đoạn từ [0,1].

Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha sơ bộ cho tất cả các biến trong mô hình cho thấy: Tất cả các thang đo của các biến đều thỏa mãn tiêu chuẩn, đủ điều kiện để tiến hành khảo sát và nghiên cứu chính thức.

Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha chính thức được thể hiện trong các Bảng từ bảng 2.15 đến bảng 2.20 (Phụ lục), cụ thể:

- Độ tin cậy của nhân tố QM – Quy mô: Hệ số tin cậy tổng thể của QM là 0.895 thỏa mãn điều kiện >0.7. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát QM1,2,3,4 lần lượt là 0.718; 0.786; 0.825; và 0.753 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.895. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

51

của CL là 0.838 thỏa mãn điều kiện >0.7. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát CL1,2,3,4 lần lượt là 0.739; 0.569; 0.666; và 0.721 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.838 (ngoại trừ giá trị này của biến CL2 = 0.842 > 0.838, tuy nhiên sự chênh lệch này là rất nhỏ nên không cần loại biến con này). Do vậy, thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

- Độ tin cậy của nhân tố DSD – Tính dễ sử dụng của BSC: Hệ số tin cậy tổng thể của DSD là 0.906 thỏa mãn điều kiện >0.7. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát DSD1,2,3,4,5,6 lần lượt là 0.761; 0.767; 0.829; 0.669; 0.804 và 0.661 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.906. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

- Độ tin cậy của nhân tố CP – Chi phí vận hành BSC: Hệ số tin cậy tổng thể của QM là 0.830 thỏa mãn điều kiện >0.7. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát CP1,2,3 lần lượt là 0.728; 0.629 và 0.711 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.830. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

- Độ tin cậy của nhân tố NT – Nhận thức của nhà quản trị các cấp về tính hữu ích của BSC: Hệ số tin cậy tổng thể của NT là 0.761 thỏa mãn điều kiện >0.7. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát NT1,2,3,4,5 lần lượt là 0.527; 0.566; 0.591; 0.524 và 0.446 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.761. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

- Độ tin cậy của nhân tố YTK – Các yếu tố khác: Hệ số tin cậy tổng thể của YTK là 0.825 thỏa mãn điều kiện >0.7. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát YTK1,2,3,4,5 lần lượt là 0.687; 0.735; 0.597; 0.601 và 0.494 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.825. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

- Độ tin cậy của nhân tố VD – Vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động: Hệ số tin cậy tổng thể của CL là 0.835 thỏa mãn điều kiện >0.7. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát VD1,2,3,4 lần lượt là 0.529; 0.736; 0.731; và 0.678 đều >0.3. Các giá trị trong cột Cronbach's Alpha if Item Deleted đều < 0.835 (ngoại trừ giá trị này của biến VD1 = 0.846 > 0.835, tuy nhiên sự chênh lệch này là rất nhỏ nên không cần loại biến con này). Do vậy, thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.

b. Đánh giá

Từ các bảng kết quả kiểm định cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc như trên, ta có thể lập bảng tổng hợp kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha để đưa ra kết luận chung về độ tin cậy của các biến trong mô hình như sau:

52

Bảng 2.21:Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

STT Tên biến Số biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại

biến lớn nhất

1 Quy mô DN 4 0.895 0.718 0.886

2 Chiến lược kinh

doanh 4 0.838 0.569 0.842 3 Tính dễ sử dụng 6 0.906 0.661 0.901 4 Chi phí vận hành BSC 4 0.830 0.629 0.820 5 Nhận thức của nhà quản lý các cấp về tính hữu ích của BSC 5 0.761 0.446 0.746 6 Các yếu tố khác 5 0.825 0.494 0.823 7 Vận dụng BSC để

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)